Chùa Vạn Linh Núi Cấm, địa điểm linh thiêng ở đất An Giang
Chùa Vạn Linh Núi Cấm là điểm đến linh thiêng được người dân miền Nam ghé thăm rất nhiều trong những chuyến du lịch An Giang.
1.Tổng quan về Chùa Vạn Linh Núi Cấm
1.1 Giới thiệu sơ nét về Chùa Vạn Linh Núi Cấm
Chùa Vạn Linh Núi Cấm là một ngôi chùa theo Hệ phái Phật Giáo Bắc Tông. Đây là một ngôi chùa khá nổi tiếng nằm trong quần thể các điểm đến thuộc Khu Du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Chùa Vạn Linh hàng năm luôn được những người dân thập phương ghé thăm trong các chuyến hành hương. Đã từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm đến quen thuộc trong du lịch hành hương An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Chùa Vạn Linh là một phần trong quần thể du lịch Núi Cấm, tạo nên một tổng thể khá hữu tình, nhẹ nhàng
Chùa Vạn Linh hiện nay tọa lạc tại ấp Vỗ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (cách mực nước biển tầm 600 mét). Ban đầu, nơi này còn có tên gọi là Chùa Lá bởi không gian đơn sơ với mái tranh lợp lá cùng những vách đất vốn được dựng lên vào năm 1927. Nhờ người dân thập phương đến đây chiêm bái, tham quan, chùa ngày càng được dựng xây khang trang hơn và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng như ngày nay.
1.2 Hướng dẫn cách di chuyển đến Chùa Vạn Linh Núi Cấm
Để di chuyển đến Chùa Vạn Linh Núi Cấm từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đi các tuyến xe khách để đến với trung tâm Châu Đốc. Sau khi xuống bến, bạn có thể thuê xe máy hoặc ô tô để thuận tiện cho lịch trình của bản thân. Từ Khu du lịch Cáp treo Núi Sam, bạn đi thẳng ra Quốc lộ 91 theo hướng về Tịnh Biên. Khi đến được khu vực Chợ Nhà Bàng, hãy rẽ trái vào đường ĐT948 và di chuyển khoảng 20 km nữa sẽ thấy được Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Bạn có thể có nhiều cách để đến được Chùa Vạn Linh Núi Cấm bằng nhiều cách thức. Một là chạy ô tô lên thẳng chùa, hai là thuê xe ôm tại chỗ hoặc có thể sử dụng Cáp treo Núi Cấm với vé khứ hồi khoảng 180.000 VNĐ/vé.
Đoạn đường từ Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc đến Chùa Vạn Linh không quá xa, bạn có thể kết hợp tham quan hai điểm đến này để lịch trình của mình thêm phần phong phú và có nhiều trải nghiệm.
2. Khám phá kiến trúc độc đáo tại Chùa Vạn Linh Núi Cấm
Điểm nổi bật của Chùa Vạn Linh níu chân người lữ khách chính là kiến trúc. Sân trước của chùa được xây khá nhiều bảo tháp. Một số bảo tháp có quy mô khá rộng lớn. Trong đó có Bảo tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang với 3 tầng, hay Tháp chuông hình bát giác cao 2 tầng. Trong tháp là tượng Đức Phật A Di Đà được tôn trí ở tầng trên. Phía tầng trệt của tháp là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn được tạc nên bằng đá nguyên khối. Bên trong bảo tháp còn được treo một quả đại hồng chung với khối lượng khoảng chừng 1,2 tấn.
Chùa Vạn Linh được thiết kế và xây dựng với khá nhiều bảo tháp. Ảnh: Góc ảnh An Giang
Video đang HOT
Trong các bảo tháp được xây dựng trong khuôn viên Chùa Vạn Linh Núi Cấm, Bảo Cát Quan Âm là tòa nổi bật nhất với độ cao lên đến 40 mét. Bảo tháp này được thiết kế và lấy cảm hứng từ hình mẫu là Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ.
Bảo tháp có 7 tầng (không bao gồm tầng trệt và tầng nóc). Nơi đây tôn trí nhiều vị Phật và Bồ tát được tạc tượng bằng các loại đá quý. Tầng trên cùng của Bảo tháp thờ Xá lợi Phật Thích Ca. Các tầng còn lại là nơi tôn thờ các vị Bồ Tát. Tại tầng 6 là nơi thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, đại diện cho đại bi. Tầng 5 là nơi tôn trí Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho đại lực. Tầng 4 là nơi tôn thờ Đức Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho đại trí. Tầng 3 là khu vực thờ phụng Bồ Tát Phổ Hiền đại diện cho đại hạnh. Tầng 2 là nơi tượng trưng cho đại nguyện với Bồ Tát Địa Tạng và tầng 1 là nơi thờ Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho đại từ. Ở tầng trệt còn có một bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đến những người dân hành hương có thể chiêm bái tại đây.
Nơi đẹp nhất trong Vạn Linh Tự chính là chánh điện chùa. Đây là nơi an vị của các tượng Phật được sơn son thếp vàng vô cùng lộng lẫy. Giữa một khung cảnh có phần nghiêm trang và trầm mặc, tất cả ánh vàng của những pho tượng tạo nên một không gian vô cùng thẩm mỹ trong chánh điện chùa.
Bên trong chính điện, các pho tượng được bày trí vô cùng tôn nghiêm. Tượng Đức Phật Thích Ca thiền định được tôn trí ở giữa chánh điện. Được biết, đây là một pho tượng được tạc bằng đá nguyên khối và có khối lượng lên đến 2 tấn. Pho tượng này được thực hiện bởi điêu khắc gia Hoàng Hữu vào năm 1997. Hai bên tượng Phật là hai bức phù điêu bằng đá tạc hình Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát do một quý phật tử ở Úc cúng dường. Trước điện Phật là hai phù điêu Hộ Pháp và Tiêu Diện được làm bằng đá. Ngoài ra, phía hậu điện cũng có một bức phù điêu Tổ sư Đạt Ma được chế tác khá tinh xảo và đẹp mắt.
Chánh Điện chùa được bày trí vô cùng tôn nghiêm và đẹp mắt
Ngoài ra, trong khuôn viên cảnh chùa còn có một vài hạng mục công trình đẹp đến ngỡ ngàng như Vườn Lâm Tỳ Ni, tượng sáp Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Bên cạnh đó, chùa còn có một số công trình phục vụ cho việc tu tập như Niệm Phật đường, giảng đường, nhà khách hay trai đường…Tất cả hạng mục kể trên đã họa nên một phong cảnh vô cùng uy nghi nơi Chùa Vạn Linh Núi Cấm.
3Vẻ đẹp uy nghi của Chùa Vạn Linh Núi Cấm qua những bức ảnh
Chùa Vạn Linh Núi Cấm không chỉ mang một vẻ đẹp linh thiêng của các điểm đến tôn giáo mà còn mang một nét hữu tình của cảnh sắc trời cho. Hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá vẻ đẹp uy nghi của địa danh này qua những bức ảnh được cộng đồng đam mê du lịch ghi lại nhé!
Chùa Vạn Linh Núi Cấm có địa thế vô cùng đẹp, phía sau tựa đồi Bồ Hong, trước mặt là Hồ Thủy Liêm. Tất cả những điều ấy đã khắc họa một không gian cảnh quan đẹp mắt nếu bạn có dịp nhìn từ trên cao xuống
Trong khuôn viên chùa có nhiều bảo tháp được xây dựng vô cùng uy nghi và lộng lẫy. Trong ảnh là Bảo cát Quan Âm với 7 tầng tháp thờ 7 vị Bồ Tát khác nhau
Vườn Lâm Tỳ Ni được thiết kế như một không gian cổ tích nơi sân chùa. Những mảnh đá dài ngắn được sắp xếp ngẫu nhiên như tạo ra một không gian đầy cổ xưa nhưng cũng thật thanh bình
Về đêm, Chùa Vạn Linh mang một vẻ đẹp rực rỡ với hệ thống đèn được thiết kế vô cùng chi tiết quanh các tòa tháp. Ảnh: Thuy Dao Nguyen
Nếu bạn chọn đến với Chùa Vạn Linh bằng Cáp treo Núi Cấm, bạn sẽ được ngắm nhìn những khung cảnh thiên nhiên thu nhỏ lại trong tầm mắt
Chùa Vạn Linh là một phần không thể thiếu trong quần thể Lâm Viên Núi Cấm, tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình giữa núi rừng Tịnh Biên.
Cùng với Chùa Tà Pạ hay Rừng tràm Trà Sư, Chùa Vạn Linh Núi Cấm đã trở thành một địa điểm du lịch nhận được sự chú ý của cộng đồng đam mê du lịch.
Khám phá huyền bí Thiên Cấm Sơn
Nói đến Thất sơn hùng vĩ nhiều du khách nghĩ đến Thiên Cấm Sơn - Núi Cấm, huyền bí. Nơi đó, có chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn và đặc biệt là tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, kỷ lục Guinness Việt Nam, là nơi có nhiều động, điện huyền bí.
Khu du lịch Núi Cấm đã được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bình chọn 'Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long'. Hàng năm, có khoảng 1 triệu du khách đến tham quan, khám phá Khu du lịch Núi Cấm.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh với tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Núi Cấm.
Thiên Cấm Sơn có tên gọi dân dã là Núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn-Bảy Núi mà người dân nơi đây còn gọi vui là "nóc nhà" Đồng bằng sông Cửu Long, vì nơi đây cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi Thiên Cấm Sơn có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có người cho rằng do Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, trốn lên đây và ra lệnh cấm không cho bất cứ người là nào lên núi. Tuy nhiên, xa xưa hơn nữa tên Núi Cấm đã xuất hiện, vì nơi đây ít ai dám đến núi non hiểm trở, âm u, nhiều thú dữ cùng với những câu chuyện về các nhân vật siêu hình ngự trị trên các chóp núi...
Chuyện hư thực Núi Cấm xưa kia không biết thế nào nhưng ngày nay mọi người biết Núi Cấm cao 716m, dài khoảng 7.500m, ngang độ 6.800m, trải dài trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Từ vồ Bồ Hong, đỉnh cao nhất của Núi Cấm nhìn xuống khu vực chùa Phật Lớn như một lòng chảo khổng lồ được bao quanh bởi các núi chập chùng gọi là vồ Đầu, vồ Pháo Binh, vồ Bà, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Sân Tiên, vồ Thiên Tuế...
Chùa Vạn Linh trên Núi Cấm.
Núi Cấm bây giờ không còn hoang vu như kia nữa mà đã được đầu tư mở đường cho du khách lên đỉnh hành hương, tham quan chiêm bái các chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh và chụp ảnh lưu niệm với tượng Phật Di Lặc to lớn vui cười, hay khám phá hồ Thủy Liêm... Du khách có thể trải nghiệm khám phá các động, điện, tắm suối, leo núi. Núi Cấm vừa có danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và là nơi tín ngưỡng tâm linh, sinh thái, cùng những đặc sản rừng núi như: bánh xèo như: Măng tre núi ăn cùng rau rừng, cua, ốc núi là món ăn dân dã của Núi Cấm nhưng hương vị đậm đà khó nơi nào có được đã thu hút nhiều du khách.
Ông Guillaume Van Grinsyen - chuyên gia cao cấp của Tổ chức hỗ trợ quốc tế Hà Lan-PUM đã có nhiều nghiên cứu về du lịch An Giang cho rằng, có 4 sản phẩm cốt lõi tiềm năng mang tầm quốc gia hoặc quốc tế để phát triển du lịch An Giang, là: Châu Đốc với quần thể chùa ở Núi Sam; giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời của Núi Cấm; Khu di tích văn hóa Óc Eo; và cuối cùng là rừng tràm Trà Sư.
Tại Hội nghi xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang, ông Guillaume Van Grinsyen đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phát triển Núi Cấm thành "Công viên tôn giáo quốc tế" để hình thành một điểm đến quốc tế của An Giang. "Chánh niệm (Mindfulness) - sự an yên về tâm trí, là một khái niệm đang rất phố biến toàn cầu. Đó là một khái niệm Phật giáo nhưng rất ít người biết được điều này bắt nguồn từ Việt Nam. Hàng năm, hàng trăm ngàn khách Tây "ba-lô" và khách du lịch khắp Đông Nam Á, tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí và xem Chánh niệm là một phương pháp rèn luyện quan trọng. Hiện nay, khách dành phần lớn thời gian ở Ấn Độ hoặc Thái Lan, Campuchia là điểm đến của cộng đồng tôn giáo, thiền viện. Họ di chuyển từ hành Campuchia đến Thành phố Hồ Chí Minh, ngang qua An Giang mà không dừng lại. Đây là cơ hội để kết hợp truyền thống với những giá trị tôn giáo từ hàng thế kỷ nay cùng khái niệm bình yên của người Việt: Chánh niệm".
Chuyện Núi Cấm trở thành "Công viên tôn giáo quốc tế" không biết khi nào nhưng bây giờ Núi Cấm đã là điểm đến trọng điểm của du lịch An Giang. Nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng đầu tư: các khu vui chơi giải trí cáp treo, hồ tạo sóng, công viên nước, nhà hàng, khách sạn... Du khách có thể đi cáp treo trên đỉnh Núi Cấm để tận mắt cảm nhận được rừng núi Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí như thế nào? Hay muốn tìm cảm giác leo núi bằng "xe ôm" len lỏi qua núi rừng lên đỉnh Núi Cấm để ngắm nhìn Phật Di Lặc vui cười thì sẽ quên những mệt nhọc hành trình leo núi. Từ trên đỉnh núi đưa tầm mắt nhìn xuống những cánh đồng lúa chín như bức tranh đồng quê tuyệt đẹp.
Du khách thích đi cáp treo để được tận mắt nhìn được Núi Cấm hùng vĩ.
Theo chân Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Ngô Hồng Phúc - Phó giám đốc Ban quản lý Khu du lịch Núi Cấm phấn khởi báo cáo cho biết: "Hiện nay, có 02 doanh nghiệp đầu tư khai thác Khu du lịch Núi Cấm là Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang và Công ty Cổ phần du lịch An Giang. Hàng ngày, cáp treo Núi Cấm đón 1000-2000 lượt khách đi cáp treo tham quan Núi Cấm. Trong 6 tháng đấu năm 2022, Khu du lịch Núi Cấm đón trên 550.000 lượt khách tham quan, du lịch, cao hơn gấp đôi năm 2021 (xảy ra dịch bệnh Covid-19). Khu du lịch Núi Cấm đã khoác "chiếc áo mới" đường giao thông rộng mở, các khu vui chơi đã đầu tư bài bản, cảnh quan được chăm chút hơn".
Ông Ngô Hồng Phúc cho biết tương lai Khu du lịch Núi Cấm sẽ tiếp tục được đầu tư để phát triển Khu du lịch Núi Cấm thành những sản phẩm du lịch độc đáo như: du lịch tâm linh, khám phá, nghỉ dưỡng là điểm du lịch trọng tâm của du lịch tỉnh An Giang.
Công viên nước Núi Cấm.
Sau khi khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Trần Việt Phường - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: "Khu du lịch Núi Cấm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả dịch vụ du lịch. Xây dựng sản phẩm mới và làm mới sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu du khách. Tăng cường hợp tác với các đơn trong và ngoài nước và tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch để Khu du lịch Núi Cấm được nhiều du khách biết đến và đến tham quan, khám phá, trải nghiệm".
Những Kinh nghiệm du lịch An Giang hữu ích dành cho du khách Đến với An Giang, chắc chắn không ai là không biết đến chùa Tà Pạ, Miếu Bà, núi Cấm hay lễ hội đua bò đặc sắc nơi đây. Du lịch An Giang có rất nhiều điều mới mẻ đang chờ bạn khám phá. Tuy An Giang không có quá nhiều nơi để vui chơi, giải trí, không đông đúc như chốn phồn hoa...