Chưa từng được chồng cho dù chỉ 10.000 đồng
Vậy mà, anh còn tính cả chuyện đi ngoại tình, lại còn có con riêng ở bên ngoài và bế về, bắt tôi nuôi con anh.
Từ khi quen nhau đến khi chúng tôi cưới nhau cũng không phải là quãng thời gian ngắn ngủ. Thấm thoát đã 4 năm trời. Cho đến giờ phút này, tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại chọn anh làm chồng. Trước đây, anh vốn là một người con trai rất tự lập, tự biết lo cho bản thân, cuộc sống của mình, không làm phiền đến gia đình. Tôi cứ ngỡ lấy anh là sẽ hạnh phúc lắm, vì mơ ước của tôi là tìm được một người chồng biết lo cho gia đình.
Ai ngờ đâu, từ lúc cưới đến khi chia tay, con trai tôi được 7 tuổi, anh chưa hề cầm đồng tiền cho tôi, hay đưa cho con dù chỉ 10.000 đồng. Một mình tôi phải bươn trải cuộc sống, nuôi con và nuôi cả anh. Thích thì anh đi làm, không thích thì ở nhà nằm xem phim, đi uống cà phê với bạn bè. Đồng lương của một giáo viên tiểu học dạy vùng nông thôn làm sao sống nổi với chốn thị thành.
Tôi phải mượn tiền cha mẹ, bạn bè…, tìm đủ mọi thứ để tạo cho anh một công việc ổn định. Bao nhiêu công sức, tiền của lo cho anh cuối cùng cũng chỉ là một con số 0. Đã vậy, anh còn có vợ bé, con riêng nữa chứ. Anh nghĩ sao mà đòi bế đứa con riêng về cho người vợ như tôi nuôi. Tôi đâu phải là người không biết đẻ, tôi đâu có cao thượng đến nỗi phải nuôi con người ta chứ.
Video đang HOT
Tôi phải mượn tiền cha mẹ, bạn bè…, tìm đủ mọi thứ để tạo cho anh một công việc ổn định. (ảnh minh họa)
Sao trên đời này là có một người đàn ông tàn nhẫn như vậy? Dám lấy vàng của vợ tráo vào đó là vàng giả. Khi tôi mang vàng ra tiệm để bán lúc cần tiền thì mới biết là bị tráo. Tôi vô cùng sụp đổ, không biết làm sao nữa. Cứ chịu đựng một mình, không dám thổ lộ cùng ai vì sợ ba mẹ tôi buồn. Bạn bè cũng không dám tâm sự. Thế là “anh cứ làm bẩn, tôi cứ dọn đường”, hết lần này đến lần khác, anh cứ tạo ra nhiều phiền toái cho tôi. Tôi đâu phải thiên thần mà chịu đựng được mãi. Cuối cùng, tôi cũng đã giải thoát được người đàn ông vô trách nhiệm như anh.
Sau khi chia tay đến nay hơn ba năm, anh chẳng hề điện thoại, qua thăm hay trợ cấp cho con. Cuối cùng quyết định của tôi là đúng nhất phải không các bạn? Cảm ơn ông trời đã giải thoát được cho tôi. Giờ đây, tôi và con sống rất hạnh phúc, được ông bà ngoại bao bọc. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều, nếu không có ba mẹ, giờ đây hai mẹ con của con chắc không thể vững bước trên đường đời. Cảm ơn anh, người đàn ông bây giờ của tôi là người luôn chia sẻ vui buồn cùng tôi, đã yêu thương tôi và con. Cảm ơn con trai luôn sát cánh bên mẹ. Cảm ơn ông trời đã cho tôi có ba mẹ, anh và con trai.
Còn người đàn ông trong quá khứ vĩnh viễn tôi không bao giờ muốn nhớ tới. Chỉ cầu xin, anh đừng bao giờ vác mặt về mà nhận con. Thật tàn nhẫn và thiếu trách nhiệm. Đúng là, ở đời chẳng thể đoán trước được tương lai.
Theo VNE
Cấp dưỡng con rơi của chồng: Ngậm... bồ hòn!
Phải chấp nhận để chồng nhìn nhận đứa con rơi từ cuộc tình vụng trộm của ông là điều mà người vợ đau đớn nhất.
Nhưng mọi việc không dừng lại ở đó, sự tồn tại của đứa bé, trách nhiệm của người cha và nỗi giằng xé của người vợ trong việc chia sẻ tình, tiền cho con riêng của chồng còn dẫn đến nhiều bi kịch khác.
"Bồ hòn" biết bỏ cho ai?
Bước vào văn phòng luật sư, người phụ nữ tên Lê Thị D.H. (48 tuổi, ở Q. Bình Thạnh, TP.HCM) không giấu được vẻ giận dữ. Bà muốn luật sư giúp thảo lá đơn kiện chồng vì ông nhiều lần lén lút lấy tiền của gia đình để nuôi con rơi. Lúc trước, bà tình nghi người giúp việc ăn cắp. Sau thời gian rình rập lập thế, bà bắt tận tay... ông chủ.
Bà H. kết hôn với ông T. năm 2001, hiện có hai con nhỏ. Ông bà mở hiệu tạp hóa tại nhà, thu nhập đủ sống. Sau đó, ông T. lén lút quan hệ với một phụ nữ chưa chồng và sinh con vào cuối năm 2012. Người phụ nữ này thúc ép ông T. ly hôn rồi đăng ký kết hôn với mình để làm giấy khai sinh cho con. Ông còn đang chần chừ thì bà H. phát giác sự việc. Để giữ gia đình khỏi đổ vỡ, bà H. nhượng bộ cho ông T. nhìn nhận, đứng tên trong giấy khai sinh của con.
Tuy nhiên, bà H. chỉ cho cậu bé danh phận, chứ không cho phép có bất cứ liên hệ gì về sau, cấm ông T. qua lại thăm nom, đồng thời làm áp lực buộc hai mẹ con họ dọn đi nhưng không thành. Mới đây, bà theo dõi và biết được ông T. nhiều lần cho vợ bé tiền nên muốn kiện chồng tội... trộm cắp tiền. Dù ông T. giải thích: "Đưa tiền cô ấy để mua sữa cho con, một mình cổ nuôi sao nổi", nhưng bà H. vẫn không chấp nhận. Mặc cho chồng năn nỉ hay tổ dân phố đến hòa giải, bà H. nhất quyết không chia sẻ nguồn sống của gia đình bà cho... người dưng.
Cùng phận đàn bà, lại cũng là mẹ, chị Đ. thương cảm và đáp ứng yêu cầu của cô ta dù phải thắt lưng buộc bụng. (ảnh minh họa)
Theo bà, cho cha nhìn con đã là may phước, ông không có quyền thăm nom hay tự ý lấy thu nhập chung để cấp dưỡng con riêng khi chưa có sự đồng ý của vợ chính thức là bà. Hơn nữa, cậu bé là kết quả của hành vi lén lút, vi phạm nên không có quyền như đứa trẻ khác. Phải lo tiền nuôi con chồng, bà thấy bất công, nghĩ rằng pháp luật không bảo vệ quyền lợi của người vợ hợp pháp như bà. Chẳng khác nào bao biện, khuyến khích ông chồng tiếp tục quan hệ nhăng nhít, tiếp tục rơi rớt những "cục nợ".
Lòng tốt bị chà đạp
Biết điều, hiểu chuyện và nhân hậu là tấm lòng hiếm thấy của "má lớn" Nguyễn Thị Đ. (ở Q.8). Chị Đ. thuộc týp phụ nữ luôn chịu đựng, nhẫn nhịn, toàn tâm toàn ý lo cho nhà chồng. Về làm dâu, chị bắt đầu là trụ cột kinh tế gia đình khi tiếp quản xưởng giày da của cha mẹ chồng già yếu. Dù trọn đạo vợ hiền, dâu thảo nhưng chị luôn thiếu tự tin vì lớn tuổi hơn chồng, dung mạo không được đẹp và nhất là chỉ sinh được hai con gái. Khi chồng có được hai con trai với cô gái bán cà phê, chị không phản đối hay làm dữ, bởi chị mặc cảm và luôn tự trách mình không biết đẻ con trai.
Dù chị Đ. bao dung, tha thứ và gánh vác trách nhiệm chăm sóc con rơi của chồng, nhưng chồng chị và vợ bé vẫn phối hợp nhau "đào mỏ" chị với chiếc cần câu cấp dưỡng con riêng - cặp bé trai song sinh chào đời năm 2008. Ngay từ đầu, chị Đ. đã chủ động hứa trích mỗi tháng sáu triệu đồng và luôn giao tiền đúng hẹn, nhưng người vợ bé vẫn tìm cách vòi vĩnh, nâng giá. Cô ta viện cớ các cháu đẻ non, nhẹ cân nên phải đi khám bệnh như cơm bữa; hiện việc bán cà phê ế ẩm... không đủ tiền trang trải.
Cùng phận đàn bà, lại cũng là mẹ, chị Đ. thương cảm và đáp ứng yêu cầu của cô ta dù phải thắt lưng buộc bụng. Nhưng chị càng mở rộng lòng mình, hai người kia càng tăng yêu sách. Về sau, chị Đ. tìm hiểu và biết được cái gọi là "trang trải" của cô vợ bé chính là hóa đơn bạc triệu ở shop thời trang, mỹ viện. Chồng chị Đ. cũng không chịu quay đầu, thường lấy tiền cấp dưỡng con để chơi bời. Nhiều lần chị Đ. phải trả "nhồi" khi cô vợ bé đến xưởng giày lớn tiếng đòi tiền. Cũng mượn lý do cấp dưỡng, chồng chị còn "cuỗm" tiền bỏ mối giày, gây thất thu cho việc kinh doanh.
5 năm từ khi chồng có thêm con, chị Đ. không tích lũy được gì, vốn liếng thất thoát. Chị chịu thiệt đã đành, điều bức xúc nhất là chất lượng sống của hai con gái giảm sút hẳn từ khi có em. Chị Đ. chẳng biết xử sao trước nạn... "con ngang hông" này.
Theo Eva
Sai lầm khi nuôi con rơi của chồng Minh bảo, chị nhận nuôi giọt máu rơi của chồng vì lòng bao dung với anh, cũng vì thương đứa bé. Nhưng sau 6 năm, chị nhận thấy đó là một sai lầm. Con rơi và những lời xúi bẩy Khi người nhà cô gái đó đưa đứa bé còn đỏ hỏn đến nhà Hùng "trao trả", anh đã 40 tuổi, có hai...