Chưa từng có: Vụ nghịch mà giá loại trái cây này giảm sâu, Trung Quốc lại có yêu cầu mới
Trong khi giá thanh long tại Bình Thuận vẫn đang giảm sâu và còn lượng lớn cần tiêu thụ thì việc thông quan xuất khẩu tại các cửa khẩu sang Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn.
Xuất khẩu sang Trung Quốc khó khăn, giá thanh long Bình Thuận vụ nghịch chạm đáy
Việc Lạng Sơn thông báo sẽ kéo dài thời hạn tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh này để xuất khẩu sang Trung Quốc đến hết ngày 5/3 đang khiến giá thanh long ở Bình Thuận giảm sâu do 90% sản lượng thanh long của tỉnh này phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc.
Dù đang là vụ nghịch nhưng hiện giá thanh long ở Bình Thuận giảm rất sâu, chỉ 1.000 – 2.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất đã xấp xỉ 10.000 đồng/kg.
Việc Lạng Sơn thông báo sẽ kéo dài thời hạn tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh này để xuất khẩu sang Trung Quốc đến hết ngày 5/3 đang khiến giá thanh long ở Bình Thuận giảm. Trong ảnh: Nông dân Bình Thuận chăm sóc thanh long. Ảnh: Báo Bình Thuận.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, hiện tại, số lượng thanh long của các doanh nghiệp trong tỉnh đang tồn ở cửa khẩu và các kho lạnh lên đến 30.000 tấn, cần phải tiêu thụ trong vòng 15 ngày.
Bước sang tháng 3/2022, Bình Thuận có thêm khoảng 100.000 tấn thanh long cần tiêu thụ.
Tìm phương án thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thanh long tại Bình Thuận kiến nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, các đơn vị liên quan đàm phán với phía Trung Quốc sớm thông quan cửa khẩu để đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tồn đọng hiện nay.
Lực lượng chức năng tại các cửa khẩu tại các địa phương phía Bắc tạo điều kiện tốt nhất cho các xe hàng chờ thông quan…
Video đang HOT
Bộ Công Thương vừa phối hợp với chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến về thông quan hàng hóa và hợp tác phòng chống dịch tại cửa khẩu giữa Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc) theo hình thức trực tuyến. Ảnh: moit.gov.vn.
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc, mới đây, Bộ Công Thương phối hợp với chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến về thông quan hàng hóa và hợp tác phòng chống dịch tại cửa khẩu giữa Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc) theo hình thức trực tuyến.
Tại Hội nghị, hai bên đã trao đổi và thống nhất được những nội dung quan trọng về: Hợp tác phòng dịch như việc nghiên cứu xây dựng quy trình xuất khẩu an toàn, phối hợp xây dựng “vùng xanh” tại khu vực cửa khẩu.
Thuận lợi hóa thông quan như tăng lực lượng làm việc tại khu vực cửa khẩu, nâng công suất hạ tầng biên giới và đầu tư xây dựng các bãi kiểm dịch để tăng số lượng các cửa khẩu được chỉ định nhập khẩu nông sản, xây dựng luồng xanh thông quan cho nông sản, thực hiện thông quan hẹn trước…
Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho việc thông quan như: Xem xét khả năng cho phép cơ quan xét nghiệm bên thứ ba tiến hành xét nghiệm RT-PCR đối với phương tiện vận tải và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
Xem xét công nhận lẫn nhau kết quả xét nghiệm RT-PCR đối với phương tiện vận tải và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
Xây dựng cơ chế phối hợp xây dựng vùng xanh an toàn tại khu vực cửa khẩu để hoạt động thông quan diễn ra an toàn;
Tiếp tục khôi phục và kéo dài thời gian thông quan tại một số cửa khẩu đường bộ đang bị tạm dừng; Nâng cấp và tăng số lượng cửa khẩu nhập khẩu nông sản, lương thực;
Thúc đẩy doanh nghiệp hai bên tăng cường khai thác tuyến vận tải đường sắt…
Phản hồi những đề nghị của phía Việt Nam tại hội nghị, phía Vân Nam cũng tiếp tục nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục phối hợp đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch vì mục tiêu an toàn sức khỏe cho người dân hai nước.
Bên cạnh đó, phía Vân Nam cũng đưa ra nhiều kiến nghị cụ thể với các địa phương Việt Nam như: đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, thủy sản triển khai công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 từ khâu nuôi trồng, thu mua, bao gói, chế biến, vận chuyển và xuất khẩu; áp dụng quy trình quản lý thông minh, tham khảo phương án “mỗi cửa khẩu thành lập một nhóm công tác chuyên môn” của Trung Quốc,…
Việt Nam vẫn có lợi thế đường bộ khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Theo ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, Việt Nam nên đa dạng phương thức xuất khẩu nông sản, bằng cả đường sắt, đường biển, nhưng vẫn nên chú trọng vào xuất khẩu đường bộ.
Việt Nam vẫn có lợi thế đường bộ khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Chia sẻ thông tin tại Diễn đàn thúc đẩy liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả do Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ cho rằng, với thị trường Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế về đường bộ hơn hẳn so với các quốc gia khác khi xuất khẩu vào đại lục.
"Việt Nam nên đa dạng phương thức xuất khẩu, bằng cả đường sắt, đường biển, nhưng vẫn nên chú trọng vào xuất khẩu đường bộ, qua cửa khẩu/lối mở biên giới" - ông Thìn nói.
Với kinh nghiệm 15 năm xử lý đóng gói xuất khẩu trái cây tươi vào EU, Mỹ, Úc,... ông Mai Xuân Thìn cho rằng, cần sớm kích hoạt gấp thực hiện "Thực hành kiểm soát mối nguy sinh học, cụ thể là Covid-19, thực hiện 5K, bao tay, test nhanh lực lượng lao động trong chuỗi giá trị, test nhanh thành phẩm, bán thành phẩm với mục tiêu là không phát hiện virus trên thành phẩm hay vỏ thùng hàng".
"Đây là hành động khẩn thể hiện thiện chí và cách kiểm soát nghiêm túc của nông dân, nhà đóng gói, vận tải và chính quyền địa phương" - ông Thìn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy mời gọi đội tàu charter lạnh/đông lạnh/(C.A), mục đích là vừa phục vụ xuất khẩu, vừa phục vụ thị trường nội địa khi cần thiết.
"Mong các Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các tỉnh quan tâm đến "tàu riêng lạnh/đông lạnh/lạnh có kiểm soát không khí" phục vụ phát triển bền vững cho nông sản Việt Nam đi thị trường tất cả các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng", ông Mai Xuân Thìn đề xuất.
Các container hàng hóa tại Cảng Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN
Ông Lê Duy Hiệp (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam chia sẻ: Việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch cần phải có thời gian vì liên quan tới rất nhiều vấn đề như thủ tục thông quan, Logistic...
Hiện nay, trong vấn đề xuất khẩu, chúng ta đang thiếu một số vấn đề so với các nước trên thế giới như: Chuyển dần sang đường biển; xây dựng trung tâm bảo quản, sơ chế tại nguồn; cải tiến công nghệ quản trị sau thu hoạch (làm lạnh, làm sạch, phân loại, đóng gói).
Về vấn đề vận tải, hiện có trên 30 hãng tàu, trong đó có 20 hãng tàu phục vụ khu vực nội vùng châu Á, còn lại là các tàu chạy tuyến xa như Mỹ, châu Âu...
Tuy nhiên, các hãng tàu này nắm tới 96-97% thị phần vận tải quốc tế, nhất là container, nên các đơn vị xuất khẩu vẫn đang phải phụ thuộc vào những hãng tàu này.
Thay đổi tư duy, giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đối với đường biển, Việt Nam xuất hàng hóa, nông thủy sản cần sử dụng container lạnh.
Ngược lại, nhập hàng khô từ Trung Quốc bằng container thường nên gây ra mất cân đối, thiếu vỏ container lạnh, bắt buộc phải nhập vỏ container lạnh rỗng từ Trung Quốc hoặc từ những nơi khác về.
Bên cạnh đó, hàng hóa vận chuyển bằng container lạnh đòi hỏi phải có ổ cắm điện trên tàu cũng như ở cảng, bãi để duy trì nhiệt độ thấp. Khi nhu cầu xuất khẩu cao, số lượng ổ cắm điện sẽ không đủ để đáp ứng. Đây là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tính toán theo hướng lâu dài.
Ông Trần Thanh Hải thông tin, tháng 11/2021, Việt Nam xuất khoảng 1.400 container lạnh từ TP.HCM đi Trung Quốc. Tháng 12/2021 tăng lên trên 4.000 container.
"Nhu cầu vận chuyển dịch chuyển đến từ việc ùn tắc đường bộ nên các doanh nghiệp chuyển sang đường biển. Đó là tín hiệu rất mừng vì các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm chuyển sang đường biển. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của vận tải biển trên toàn thế giới, các chủ tàu thường ưu tiên hàng khô hơn hàng lạnh vì hàng khô giá trị cao hơn, lại không phải bảo quản nghiêm ngặt như hàng lạnh"- ông Trần Thanh Hải cho biết.
Còn đối với xuất khẩu đường sắt đi Trung Quốc, từ tháng 2/2020, đường sắt Việt Nam đã khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế từ ga Yên Viên lên ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường. Bình quân mỗi tháng vận chuyển được 100 container, có tháng đạt 180-200 container.
Ông Hải cho biết, dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt, các mặt hàng của Việt Nam đều phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía Trung Quốc. Đó là vấn đề về: An toàn thực phẩm; kiểm dịch thực vật; truy xuất nguồn gốc (vùng trồng, cơ sở đóng gói); đóng gói, nhãn mác.
Theo đó, để có thể chuyển đổi xuất khẩu từ đường bộ sang đường biển một cách hiệu quả, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, người nông dân cũng như người tiêu dùng Việt Nam cần thay đổi tư duy, từ bỏ thói quen để tiêu thụ ổn định, giảm bớt rủi ro.
Việt Nam tham gia khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, nông sản nào được lợi nhất? Việc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu nông sản, một lĩnh vực Việt Nam đang có lợi thế. Tham gia RCEP, không gian chuỗi sản xuất nông nghiệp mở rộng hơn Theo ông Ngô Xuân...