Chưa từng có: Gạo thơm xuất khẩu sang EU có giá hơn 1.000 USD/tấn
Do tác động tích cực của việc giảm thuế cùng với việc thị trường đang sôi động nên giá gạo ST20 xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) trên 1.000 đô la Mỹ/tấn, gạo Jasmine cũng có giá trên 600 đô la Mỹ/tấn.
Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An có trụ sở tại TP.Cần Thơ cho biết, công ty này đã ký hợp đồng bán 3.000 tấn gạo cho ba khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức.
Người dân ĐBSCL thu hoạch lúa
Theo đó, trong đợt giao lô hàng lần đầu tiên, Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An sẽ giao 6 container với khoảng 150 tấn gạo.
Ông Phạm Thái Bình – Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho hay, công ty của ông sẽ giao cho các khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức 2 loại gạo thơm gạo ST20 và Jasmine.
Trong đó, gạo ST20 được bán với giá trên 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá trên 600 USD Mỹ/tấn.
Video đang HOT
Theo ông Bình, doanh nghiệp này đã khai thác khá tốt thị trường EU, tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, được giảm thuế cùng với việc thị trường gạo đang sôi động hơn đã đẩy giá gạo tăng lên đáng kể.
“Trước khi EVFTA có hiệu lực, gạo ST20 có gia khoảng 800 USD/tấn, còn gạo Jasmine chỉ có giá khoảng 520 USD/tấn” – ông Bình nói.
Ông Bình cho biết thêm, để xuất khẩu sang thị trường EU, gạo phải có vùng trồng rõ ràng, truy xuất nguồn gốc và đạt tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc tương đương, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cùng có chất lượng thơm ngon.
“Việc gạo Việt Nam chinh phục được thị trường EU sẽ giúp dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường khác do được giá ngày càng tốt hơn về chất lượng. Theo đó, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khởi sắc hơn” – ông Bình dự báo.
Tự sự từ khu cách ly
Trước khi trở về nhà đoàn tụ gia đình, Thi đã viết những lời mộc mạc, chân thành cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế và những chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch để bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc.
Mai Hà Thi (1992), nguyên là học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành công nghệ thông tin tại Trường Đại học Khoa học ứng dụng Kiel, nay là lập trình viên tại một công ty địa ốc của thành phố Munich, Cộng hòa Liên bang Đức vừa hoàn tất 14 ngày cách ly tại Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng (số 86 đường Nguyễn Chánh, P. Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu).
Trước khi trở về nhà đoàn tụ gia đình, Thi đã viết những lời mộc mạc, chân thành cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế và những chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch để bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc. Báo Công an TP Đà Nẵng trích đăng những dòng tâm tình này:
Mai Hà Thi và đại đội trưởng Võ Văn Nam.
12 giờ trưa ngày 15-3- 2020, tôi về đến sân bay quốc tế Đà Nẵng sau một hành trình dài từ thành phố Munich - Cộng hòa Liên bang Đức và quá cảnh tại Singapore. Đây cũng là ngày đầu tiên thực hiện đồng loạt chủ trương tất cả hành khách đi về từ châu Âu phải thực hiện cách ly 14 ngày. Sau các thủ tục khai báo y tế, đo thân nhiệt, chiếc Ambulance đưa tôi về một nơi mà sau này tôi được biết là Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là một trong những nơi cách ly tập trung người Việt Nam khi nhập cảnh tại thành phố.
Nhớ lại, hôm ấy sau khi hơn một ngày đêm đằng đẵng trên các chuyến bay và giờ đến khu cách ly, với không ít những suy tư, bỡ ngỡ, lo sợ không biết bản thân mình có bị lây nhiễm, rồi lo sợ sinh hoạt ăn, uống, ngủ, nghỉ sắp đến không biết sẽ ra sao... Thế rồi, mọi lo âu nhanh chóng tan biến. Các cô, chú ở Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh thành phố ngay từ đầu đã thân thiện, nhiệt tình đón tiếp mọi người như người thân ở xa mới về. Và rồi, 14 ngày, chúng tôi được ở trong doanh trại bộ đội mà chưa có dịp nào đến, với đong đầy những kỷ niệm không thể nào quên...
Bọn chúng tôi đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau, tôi thì nhà ở Đà Nẵng, đứa Quảng Trị, có đứa ở tận Hà Nội.
Với tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, chúng tôi được biết trước khi tiếp nhận người cách ly, các cô, chú ở đây đã tổng dọn dẹp vệ sinh, tổ chức giặt giũ và phun thuốc khử trùng toàn bộ chăn, mền, chiếu, gối. Ngoài chuyện ở, các cô chú còn phân công các bộ phận hậu cần lo ăn uống sáng, trưa, tối hằng ngày rất khó nhọc, kỳ công khi mà con số bà con mình về nước mỗi ngày một tăng.
Nhớ những ngày đầu mấy chú phải đón bà con mình về, nhưng do về lắt nhắt, có khi chỉ một vài người, có khi vào doanh trại lúc 1-2 giờ sáng. Tôi có cảm tưởng như chẳng có một sự nề hà nào, dẫu đang đêm khuya, vẫn mặc bộ đồ bảo hộ rình ràng và gần như chú nào cũng sẵn sàng với một tinh thần chiến đấu cao như thân thiện tiếp đón, giải thích, phun thuốc khử trùng, hướng dẫn sắp xếp phòng ở. Nhiều bạn trẻ không cầm được cái đói phải nhờ các chú cung cấp đồ ăn, dẫu đồng hồ đã điểm qua 1- 2 giờ sáng.
Tôi có may mắn là những người về nước trong đợt đầu nên được xếp phòng ở có vệ sinh riêng. Còn lại mọi người hơn 20 phòng khác phải dùng vệ sinh chung với nhau. Nhớ có một tối vào tận 10 giờ đêm, các chú dùng loa gọi bà con xuống tập trung dưới sân, còn mấy chú - mười mấy con người, mặc bộ đồ bảo hộ nóng nực, đeo kính bảo hộ 2 lớp, miệng đeo khẩu trang để đi khai cống, lau chùi nhà vệ sinh, nhà tắm (mặc dù mấy chú chẳng phải là người sử dụng). Công việc kết thúc lúc 11 giờ đêm, khi cởi đồ bảo hộ ra mọi người ai cũng vã mồ hôi như tắm và ai nấy cũng thấy mệt nhoài. Còn nữa, ở đây, khu vực cách ly luôn được giữ vệ sinh nghiêm ngặt. Lực lượng làm nhiệm vụ túc trực 100% quân số, theo dõi tình hình sức khỏe hằng ngày và sẵn sàng hỗ trợ các nhu cầu sinh hoạt cho công dân ở khu cách ly. Để bảo vệ mình và người khác chung quanh, các chiến sĩ luôn tuân thủ việc đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc. Thương các chú đến làm sao...
Ở khu cách ly, có cảm tưởng như những ngày vô lo, không phải nghĩ đau đáu, hôm nay ăn gì, đi chợ những gì. Bởi ở đây, những ngày trong khu cách ly cứ đến các mốc thời gian như 6 giờ 30, 10 giờ 20 và 17 giờ là có cơm ngon, đủ 5 món để ăn. Ngay cả khay ăn cá nhân của từng người cũng đều được vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo, bảo đảm vô trùng an toàn trước khi mang vào bếp ăn.
14 ngày trong khu cách ly, tôi nhớ làm sao, những ngày mọi người trong khu gọi nhau dậy sớm để tập thể dục, cố gắng nhắn nhủ, phải cùng nhau đi bộ cho được 12.000 bước. Mọi người ở khu cách ly thật sự thoải mái vì những sinh hoạt ngoài trời như thế này và hầu hết đều hài lòng với công tác cách ly tại đây. Đây cũng xem như là cùng nhau nâng cao sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật.
Câu nói, "chống dịch như chống giặc" quả là đúng trong thời điểm này. Ở Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh thành phố Đà Nẵng tôi thấy nhiều cô, chú túc trực 7 ngày trong tuần và 24/24 giờ trong ngày, chăm sóc, tận tụy với bất kể người nào và bất kể công việc gì. Nhìn những công việc của các cô, chú làm; bọn chúng tôi cũng chỉ thầm biết ơn những hy sinh thầm lặng, cao quý ấy.
Nhớ hai từ "bà con", hay "đồng bào" mà mấy chú hay gọi mọi người, nghe sao mà quá đỗi thân thương. Chú Võ Văn Nam, đại đội trưởng hay nói rằng: "Xin lỗi bà con vì cơ sở vật chất của chúng tôi có hạn, nhưng chúng tôi sẽ cố hết sức để phục vụ mọi người một cách tốt nhất. Nước mình còn khó khăn nhưng mọi người yên tâm vì với sự lãnh đạo chung và đường lối chống dịch như hiện nay, mọi người đều tin rằng Việt Nam ta sẽ thắng dịch".
14 ngày ở khu cách ly, tôi có cảm tưởng như da các cô, các chú đã đen hơn, giọng đã khàn đi nhiều. 14 ngày, khoảng thời gian ngắn, rất ngắn trong cuộc đời nhưng cũng giúp cho những người trẻ như chúng tôi nhận thức thêm về ý thức công dân, trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng và ở đó có biết bao nhiêu người đã lặng thầm hy sinh lợi ích riêng của mình để đổi lại sự bình yên cho nhiều người.
Mãi đến khi chuẩn bị rời khu cách ly, tôi vẫn nhớ lời chú Đại đội trưởng dặn dò thân tình: Bây giờ được hòa nhập cộng đồng, nhưng vì tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp nên các em không được tụ tập nơi đông người, đi đâu cũng phải đeo khẩu trang, luôn chú ý rửa tay bằng nước sát khuẩn. 15 ngày tới, tốt nhất nên ở nhà, không di chuyển đi đâu.
Rời xa nơi này mà tự nhiên trong lòng lại có một cảm xúc khó tả, với đong đầy biết bao kỷ niệm.
MAI HÀ THI
Hòa Bình tiếp tục đón và cách ly 80 công dân từ Đức về nước Ngày 25/3, Trường Quân sự tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và cách ly 80 công dân từ Cộng hòa Liên bang Đức trở về nước. Tại địa điểm cách ly tập trung Trường Quân sự tỉnh Hòa Bình (phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình), lực lượng chức năng của tỉnh đã cấp phát khẩu trang, nước rửa tay, tờ rơi hướng dẫn...