Chữa tưa lưỡi cho trẻ
Em sinh con được 3 tuân, cháu bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng khoảng 3 ngay nay rêu lươi cháu co mau trăng. Nghe moi ngươi noi bi tưa lươi va mach dùng mật ong lau lươi cho cháu nhưng em chưa dam lam. Xin hỏi bac si nên chữa như thế nào? Bệnh có nguy hiểm gi?
Đặng Thị Hòa (Hà Nội)
Theo thư mô tả thì con bạn bị tưa miệng. Tưa miệng (tưa lưỡi) do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Thường gặp ở tre bú mẹ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Nấm này có thể lây từ tay người chăm sóc, chai sữa, đầu vú. Biểu hiện lúc đầu là những chấm trắng nhỏ giống như cặn sữa, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi, vòm miệng, trong má. Những mảng này dần ngả màu vàng dính vào niêm mạc miệng. Nếu nấm mọc dày có thể lan xuống họng, khí quản, thực quản, dạ dày, ruột gây viêm phổi, tiêu chảy… Tổn thương làm cho trẻ đau miệng, khó bú, trẻ nhỏ có khi bỏ bú và quấy khóc. Để điều trị tưa miệng, có thể đánh tưa miệng bằng mật ong lau vào lưỡi, khoang miệng này 3-4 lần hoặc dùng nước ép (nước cốt) rau ngót lau ngày 3-4 lần, lau liền vài ba ngày cũng có kết quả tốt. Trường hợp không khỏi, cần đưa trẻ đi khám để sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Để phòng bệnh, không nên cho trẻ bú bình, ngậm núm vú cao su, không ngậm vú mẹ khi ngủ. Trường hợp mẹ không có sữa phải cho ăn sữa ngoài thì cần vệ sinh cốc thìa sạch sẽ, sau mỗi lần ăn cần cho trẻ uống nước để sạch miệng. Như trên đã nói, nếu nấm nhiều lan xuống đường tiêu hóa và đường hô hấp sẽ gây viêm phổi và tiêu chảy, do vậy các bà mẹ không nên chủ quan.
BS. Vũ Lan Anh
Theo suckhoedoisong
Nghĩ con ngủ li bì sau khi bị cảm là bình thường, nào ngờ tiếng ho của bé đã tiết lộ sự thật đáng sợ đằng sau đấy
Hóa ra chính việc ngủ li bì và tiếng ho lạ của bé lại là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm bé đang mắc phải.
Louise Wood vô cùng lo lắng khi nghe tiếng ho lạ lùng của con gái Clara. Cô không bao giờ nghĩ, bé yêu của mình lại có thể rơi vào tình cảnh đáng sợ tới như vậy.
Bà mẹ 39 tuổi ở Merseyside, vùng Tây Bắc nước Anh, đã gọi số cấp cứu 111 để xin lời khuyên về trường hợp con gái Clara hôm 3/2. Vào ngày hôm trước, cô bé 11 tháng tuổi có biểu hiện ngủ nhiều nhưng Louise không quá lo lắng vì cho rằng đó là do con đang hồi phục sau khi bị cảm.
Nhưng việc trả lời một loạt câu hỏi từ nhân viên trực tổng đài khiến cô Wood bắt đầu hoảng sợ, nhất là khi họ thông báo, xe cứu thương sẽ tới ngay lập tức.
Chỉ trong vòng vài phút, bé Clara đã được đưa tới bệnh viện, nơi bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi và nhiễm trùng máu. Louise và chồng cô, David, 39 tuổi, chờ đợi trong hoang mang cực độ suốt một tuần liền khi con gái nhỏ của họ chống chọi với hai căn bệnh nghiêm trọng.
Video đang HOT
Cô Louis Wood đã gọi điện cho cấp cứu khi nghe thấy tiếng ho kì lạ của con gái mình
Bé Clara được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán viêm phổi và nhiễm trùng huyết
Thật may mắn, mọi chuyện ổn thoả và giờ đây, bé Clara đã hoàn toàn khoẻ mạnh. Mẹ bé mong muốn chia sẻ câu chuyện của con gái mình để giúp mọi người nâng cao nhận thức về triệu chứng của viêm phổi và nhiễm trùng máu.
Cô Louis Wood kể: "Mắt con nửa mở nửa nhắm. Clara còn phát ra tiếng ho nghe rất kỳ lạ. Sau đó, nhân viên cứu thương đã mô tả đó là âm thanh như thể bạn phải thở hắt ra do làm việc gì nặng nhọc. Con ngủ những giấc rất dài trong ngày hôm trước, tỏ ra rất yên lặng và người cứ lịm dần đi. Nhưng tôi chỉ nghĩ chắc là do chút bệnh cảm mà con vừa mắc phải.
Tôi đã vô cùng sốc. Bạn đang ở nhà vào một sáng chủ nhật và tới hôm sau, bạn thấy mình đang trong phòng cấp cứu.
Sau khi trả lời một loạt câu hỏi trên điện thoại, bà Wood bắt đầu hoảng loạn khi nhân viên trực điện thoại cho biết các nhân viên y tế đang vội vã trên đường đến.
Bé Clara đang được bố cho uống sữa
Khi chúng tôi tới phòng cấp cứu, đã có sẵn một đội ngũ bác sĩ, y tá đứng đợi ở đó. Chúng tôi lập tức đi thẳng vào phòng hồi sức.
Bác sĩ đưa ống thông vào để truyền dịch cho con. Clara cũng được cho thở oxy bởi độ bão hoà oxy trong máu con rất thấp".
Vị trưởng cố vấn xuất hiện khoảng 5 phút sau và xác nhận Clara bị viêm phổi, nhiễm trùng máu. Thông tin này khiến bố mẹ bé thực sự hoảng sợ.
"Đó là khi bác sĩ cố vấn thông báo rất chân thực cho chúng tôi về bệnh tình của con. Bởi viêm phổi và nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhanh. Chúng tôi phải đợi để xem biện pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định cho con có thực sự hiệu quả không?".
Gia đình đã tổ chức lễ rửa tội cho Clara vài ngày sau khi bé đã có thể về nhà
Thật may, Clara đã nỗ lực chống chọi với hai căn bệnh nguy hiểm và hồi phục trong vòng một tuần trước sự thở phào nhẹ nhõm của bố mẹ cũng như chị gái Evelyn, 4 tuổi.
Mẹ bé Clara bày tỏ: "Chỉ một tuần sau sự việc, tôi mới dám oà khóc cho nhẹ lòng. Tôi đã bị một cú sốc rất nặng và mọi chuyện có thể đã diễn biến theo chiều hướng rất khác. Không ai muốn nghe bác sĩ nói: 'Thật tốt vì chị đã gọi cứu thương' bởi đó là lúc bạn nhận ra tình hình nghiêm trọng tới mức nào. Nhưng nó cũng cho thấy việc gọi điện để tìm kiếm lời khuyên có ý nghĩa nhiều đếm như nào".
Nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm trùng máu xảy ra khi cơ thể phản ứng với một bệnh nhiễm trùng bằng cách tấn công chính mô và các cơ quan của mình.
Khoảng 44.000 người thiệt mạng vì nhiễm trùng máu hàng năm ở Anh. Trên toàn thế giới, cứ 3,5 giây, lại có một người tử vong vì nhiễm trùng máu.
Nhiễm trùng máu có các triệu chứng giống bệnh cúm, viêm dạ dày - ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng) và nhiễm trùng ngực.
Các triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ em:
- Thở gấp
- Ngất xỉu hoặc co giật
- Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc có đốm
- Phát ban không mờ đi khi ấn vào
- Lịm dần đi
- Cảm thấy lạnh bất thường
Trẻ dưới 5 tuổi có thể nôn liên tục, bỏ ăn hoặc không tiểu tiện trong 12 giờ. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng máu nhưng phổ biến nhất ở những người mới phẫu thuật, dùng ống thông đường tiểu hoặc phải nằm viện một thời gian dài.
Những người có nguy cơ nhiễm trùng máu khác bao gồm người có hệ miễn dịch yếu, bệnh nhân hoá trị, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Nguồn: Dailymail
Chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển. Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện, làm 90,000 người tử vong và tiêu tốn thêm 4,5 tỉ đô la viện phí. Riêng ở Việt Nam, lây nhiễm...