Chưa triển khai Quỹ Hưu trí bổ sung
Vấn đề triển khai thí điểm Quỹ Hưu trí bổ sung chưa thể triển khai vào thời điểm 1/6 mà dự kiến sẽ trình Chính phủ vào tháng 11 năm nay. Chương trình không chỉ dừng ở mức thí điểm.
Trước thông tin từ 1/6/2013, những người lao động thuộc tập đoàn, doanh nghiệp lớn muốn tham gia bảo hiểm hưu trí sẽ bắt đầu đóng góp gây quỹ. Số tiền người lao động đóng góp sẽ được chuyển vào tài khoản cá nhân của họ tại ngân hàng và tích lũy cho đến tuổi nghỉ hưu. Mức đóng là 5-10% thu nhập thực tế hàng tháng nhưng không quá 10 triệu đồng… Ông Phạm Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thời điểm 1/6 chưa thể triển khai chương trình này.
Theo ông Giang, hiện Bộ vẫn đang hoàn thiện dự thảo đề án Quỹ Hưu trí bổ sung, dự kiến sẽ trình Chính phủ vào tháng 11 năm nay. Việc thí điểm cũng không chỉ dừng lại ở các tập đoàn và doanh nghiệp lớn mà mở rộng tại tất cả 4 loại hình doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phẩn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Thời gian thực hiện thí điểm và thí điểm trong bao lâu sẽ do Thủ tướng quyết định.
Mức lương hưu bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng hiện nay không đảm bảo được nhu cầu sống của người dân, khi hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) của nước ta vẫn chưa được thực hiện theo nguyên tắc đóng hưởng. Nhiều người mong muốn được đóng góp cao hơn để được nhận lương hưu cao khi về hưu nhưng không được. Bởi theo quy định của BHXH, người lao động chỉ được đóng BHXH cao gấp 20 lần so với lương tối thiểu.
Chưa triển khai Quỹ Hưu trí bổ sung thời điểm 1/6.
Video đang HOT
Theo dự thảo đề án, Quỹ sẽ hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động. Ngoài tiền BHXH bắt buộc, các doanh nghiệp hoặc NLĐ tự nguyện đóng dưới hình thức mở các tài khoản cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính thực hiện bởi các định chế tài chính trung gian, dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng một khoản lương hàng tháng trích ra từ quỹ này cho đến cuối đời bên cạnh chế độ hưu trí cơ bản đã được nhà nước chi trả. Mức đóng góp có thể từ 5% đến 10% mức thu nhập thực tế hàng tháng của NLĐ và quy định mức đóng tối thiểu cũng như mức trần đóng tối đa. Vụ BHXH tính toán, sau 15 năm đóng góp, ngoài lương hưu cơ bản, số tiền NLĐ nhận được hàng tháng từ nguồn hưu trí bổ sung bình quân là 5,56 triệu đồng/tháng trong 15 năm.
Bên cạnh đó, khi tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung, NLĐ sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm tương ứng với mức tham gia. Cụ thể: tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do mọi nguyên nhân được thanh toán 1 lần (24 tháng) Quyền lợi được tăng lên trong trường hợp tử vong do tai nạn lao động (12 tháng) Thương tật bộ phận vĩnh viễn do tại nạn lao động (theo tỷ lệ thương tật, khoảng 35,5 tháng) Mất khả năng lao động tạm thời (tối đa 3 tháng).
Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc triển khai Quỹ Hưu trí bổ sung là cần thiết, bởi những năm gần đây, tuổi thọ của người Việt Nam tuy tăng lên, nhưng do điều kiện làm việc độc hại nên khi đến tuổi nghỉ hưu, sức khỏe thường suy giảm và hay ốm đau. Do vậy, chỉ với chế độ hưu trí cơ bản sẽ khó đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Đây là chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc bắt buộc có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.
Về lộ trình, Quỹ Hưu trí bổ sung sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2012-2015): hình thành khung pháp lý, tổ chức thí điểm đối với một số doanh nghiệp. Giai đoạn 2 (2015-2020) sẽ hoàn thiện khung pháp lý và mở rộng đối tượng tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí bổ sung. Giai đoạn 3 (sau 2020) sẽ nghiên cứu chuyển đổi mô hình Quỹ Hưu trí bổ sung từ hình thức tự nguyện sang hình thức bắt buộc.
Theo Dantri
Phải làm Trung Quốc chùn bước, chấm dứt hành động thô bạo trên biển Đông
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao cho rằng, Trung Quốc đang leo thang trên biển Đông, sử dụng vũ lực để trực tiếp xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển này.
Luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao là Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
Việc tàu Trung Quốc (TQ) cản trở, xua đuổi ngư dân Việt Nam (VN) trên biển Đông đã diễn ra nhiều lần và VN cũng nhiều lần kiên quyết phản đối. Mới đây theo phản ánh của một số ngư dân Quảng Ngãi, tàu của họ đã bị tàu tuần tra TQ bắn và làm nóc cabin tàu bị cháy. Ông nhận định thế nào về hành vi này?
Trước đây TQ chỉ đe dọa bằng lời nói và thực hiện các hành động mang tính chất hành chính, ít nhiều còn giữ kiềm chế ở mức dân sự, nhưng hành động gần đây nhất thể hiện sự leo thang hết sức nguy hiểm, đó là đẩy lên mức độ bắt đầu dùng vũ lực trực tiếp xâm phạm các quyền, chủ quyền hợp pháp của VN trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Đây không còn là sự đe dọa vũ lực nữa mà là sử dụng vũ lực trực tiếp rồi. Xét trên tất cả các hành vi của TQ, ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng TQ đang vi phạm một cách thô bạo pháp luật quốc tế.
TQ tuyên bố tăng cường tuần tra ở biển Đông trong năm 2013 với hàng loạt tàu ngư chính để thực hiện cái gọi là "nghiên cứu khoa học" và đưa hàng nghìn nhân viên hoạt động phi pháp ở biển Đông trong năm nay. Đây là hành động xuất phát từ "cơn khát" thủy sản, hay hành động uy hiếp và lấn tới?
TQ thực hiện chính sách bành trướng một cách đồng bộ và tinh vi. Họ không ngượng gì khi sẵn sàng nói dối một cách trắng trợn rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. TQ dã tâm lấn biển bằng những biện pháp cụ thể như đưa tàu thuyền ngư dân áp chế, tàu ngư chính xuống phía nam giám sát, tuyên bố những thời vụ cấm đánh bắt hải sản. Bước tiếp theo là đưa tàu quân sự xuống tập trận.
Từ thực tế, lời nói, trên phương diện ngoại giao cũng như thông tin tuyên truyền đã thể hiện rõ dã tâm của TQ là bằng bất kỳ mọi giá phải xuống phía nam, độc chiếm biển Đông, mặc dù họ luôn nói là sẵn sàng giải quyết bằng hòa bình, đàm phán. Nhưng sợ dư luận quốc tế nên TQ không dám đàm phán đa phương, chỉ đàm phán song phương. Ngay cả đàm phán song phương, nếu giải quyết bằng cơ chế thứ 3 tức là cơ chế tài phán quốc tế như Philippines đã đề xuất, thì TQ lại từ chối.
VN cần làm gì để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của ngư dân để ngư dân bám biển?
VN cần mềm dẻo nhưng cũng cần bản lĩnh và kiên quyết. Trước hết nhà nước phải có phương thức bảo vệ ngư dân, tăng cường các tàu kiểm ngư hiện đại ra biển, sát cánh để bảo vệ ngư dân. Ta không đối đầu, đụng độ với tàu TQ, nhưng ít nhất sự hiện diện của các lực lượng thực thi pháp luật một mặt làm cho họ chùn tay, mặt khác để ngư dân an lòng.
Thứ hai, nhà nước cần có chế độ chính sách bảo hiểm cụ thể với ngư dân trong trường hợp họ bị cướp hết, tàu bị đâm chìm, thậm chí nếu cần phải lấy tiền ngân sách để đền bù thiệt hại, đóng tàu mới. Ngư dân không chỉ đánh bắt hải sản, họ còn đang làm nhiệm vụ tiền tiêu, bảo vệ chủ quyền.
Ngoài ra, ngư dân cũng có thể đi biển theo một hội nhiều thuyền, trang bị bộ đàm hiện đại để hỗ trợ lẫn nhau, báo cho tàu cảnh sát biển hoặc lực lượng hải quân. Cần ghi nhận những hình ảnh xâm phạm từ phía TQ để vạch trần những hành vi này với quốc tế.
VN có thể tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế như thế nào?
Đối với biển Đông, dường như TQ đã bất chấp, giả vờ nói là giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, vờ đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử. Nếu TQ có trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, biết ý thức cần phải xây dựng quan hệ quốc tế trên nền tảng những quy tắc chứ không phải nền tảng bạo lực và lớn tiếng thì chắc đã khác. Tuy nhiên, VN cũng cần tranh thủ diễn đàn ASEAN, các nước bên ngoài như Châu Âu, Mỹ để họ nhận thức đúng đắn vấn đề cốt lõi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Cần thời gian cho dân sang tên chính chủ xe Bộ Công an đã ban hành thông tư 11; theo đó, từ ngày 15/4, cảnh sát giao thông sẽ phạt các chủ xe chưa sang tên chính chủ (trong trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông). Chiến sĩ đội CSGT số 1- CA TP.Hà Nội kiểm tra phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trên đường Lê...