Chữa trị bệnh vẩy nến
Gần đây, da tay tôi xuất hiện những mảng sần sùi màu trắng, rất ngứa. Có phải tôi đã bị bệnh vẩy nến, bệnh có khỏi được không thưa bác sĩ?
Tranthanh40@yahoo.com.
Ảnh minh họa
Vẩy nến là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Bệnh được đánh giá là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, vẩy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.
Video đang HOT
Khi bị vẩy nến, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến họ mất tự tin trong giao tiếp. Đó là các đám mảng đỏ, hơi gồ cao, nền cứng cộm có vẩy trắng, nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bị bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều. Việc điều trị vẩy nến rất phức tạp, tuy bệnh không gây chết người nhưng lại kéo dài và điều trị chỉ khỏi nhất thời, sau đó lại xuất hiện. Người mắc bệnh vẩy nến trong chế độ ăn hằng ngày ưu tiên ăn cá, rau củ tươi, hạn chế ăn thịt, trứng, sữa, các đồ uống có chất kích thích. Bên cạnh đó, phải tắm mỗi ngày để loại bỏ vảy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Sau đó, thoa kem dưỡng da, thuốc lên vùng da có vẩy nến.
Trường hợp của bạn, để xác định được bệnh, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị cụ thể.
Theo SK&ĐS
'Tiền mất, tật mang' vì chữa bệnh vảy nến theo truyền miệng
Vảy nến là bệnh không thể khỏi hoàn toàn nên nhiều người bệnh đã tin theo những lời quảng cáo trên mạng và bỏ tiền mua sản phẩm. Kết quả, tiền thì mất mà bệnh nặng thêm.
Mới đây, các bác sỹ BV Da liễu Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân bị ung thư da do tự ý sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để chữa vảy nến. Bệnh nhân 35 tuổi có tiền sử vảy nến 10 năm nhưng tự điều trị bằng thuốc Đông y dạng viên hoàn. Bác sỹ chẩn đoán có thể bệnh nhân bị ngộ độc arsen mãn tính có trong thuốc Đông y.
Arsen là 1 kim loại nặng đã được sử dụng trong điều trị vảy nến từ rất lâu nhưng vì các nghiên cứu cho thấy tính độc hại của nó, nên hiện không được sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hiện vẫn có sử dụng arsen trong thành phần, do đó có thể gây độc cho bệnh nhân.
Đây không phải trường hợp cá biệt gặp biến chứng do sử dụng thuốc trôi nổi chữa bệnh vảy nến. ThS-BS Hoàng Thị Phượng, Phó khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Phụ trách phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến, BV Da liễu Trung ương cho biết: Chúng tôi đã gặp những trường hợp bệnh nhân bị đỏ da toàn thân do một số thuốc sử dụng corticoid toàn thân. Nặng hơn là những bệnh nhân bị suy thượng thận, thậm chí một số trường hợp nhiễm trùng huyết do đắp sản phẩm dân gian Đông y để chữa vảy nến.
Trong số nhiều quảng cáo trên mạng về các bài thuốc dân gian chữa vảy nến, có nhiều quảng cáo khẳng định dùng gel lô hội, bột nghệ, lá trầu không, thậm chí cả sữa non sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bác sỹ Phượng cho biết: "Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn-kể cả thuốc đắt nhất 300 đến 400 triệu đồng/năm cũng không thể chữa được mà chỉ cải thiện, giảm sự xuất hiện nhanh của bệnh. Khi có bệnh, người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn điều trị trực tiếp, bác sỹ sẽ cho phác đồ và đồng hành với bệnh nhân tìm ra phương thuốc có hiệu quả tốt nhất chứ không nên tin những truyền miệng bên ngoài, quảng cáo".
Còn đối với những bài thuốc Đông y, tại BV Da liễu Trung ương hiện không áp dụng nữa nhưng các chuyên khoa ở các BV khác vẫn áp dụng. Để đảm bảo an toàn điều trị, người dân phải đến cơ sở có uy tín, được bác sỹ chuyên khoa chỉ định chứ không theo truyền miệng, không sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.
"Chúng tôi không khuyến cáo sử dụng các bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc vì khi điều trị không đúng bệnh sẽ nặng lên, từ thể vảy nến thông thường chuyển sang đỏ da toàn thân vảy nến hoặc vảy nến thể chảy mủ khó có thể trở lại thể bình thường, gây tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân", bác sỹ Phượng cảnh báo.
Phong Châu
Theo ngaynay
Người đàn ông bị ung thư da do dùng thuốc viên hoàn chữa vảy nến Suốt nhiều năm nay, anh H., 35 tuổi thường xuyên sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để điều trị vảy nến. Gần đây, khi xuất hiện các sẩn nâu dày sừng khắp người thì anh H. mới đi khám, bác sỹ đã nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư da. Mới đây, bác sỹ Bệnh viện Da liễu Trung ương...