Chữa trào ngược a xít không cần thuốc
Trào ngược a xít không được chữa trị có thể trở thành bệnh mạn tính. Các chuyên gia Ấn Độ chỉ ra cách điều trị chứng bệnh này như sau, theo trang tin boldsky.com.
Ăn chuối giúp giảm sản sinh a xít trong . ạ dày,ẢNH: SHUTTERSTOCK
Gừng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng có chứa một số enzyme giúp trung hòa lượng a xít trong dạ dày nên giúp đẩy lùi chứng trào ngược a xít.
Chuối là một loại trái cây mềm, có tác dụng làm dịu dạ dày vì nó có độ cân bằng pH cao hơn, qua đó làm giảm sản sinh a xít trong dạ dày.
Sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotic giúp tạo lớp vi khuẩn lành mạnh bảo vệ thành ruột và dạ dày, qua đó giúp giảm trào ngược a xít.
Dưa lưới là trái cây tốt cho dạ dày ruột khi giảm sản sinh chất dịch tiêu hóa dư thừa trong dạ dày, qua đó điều trị viêm dạ dày và trào ngược a xít.
Rau xanh lá có độ kiềm cao. Điều này có nghĩa là chúng có thể vô hiệu hóa việc sản xuất a xít trong dạ dày một cách hiệu quả.
Video đang HOT
Bột yến mạch là một loại ngũ cốc có lợi cho sức khỏe vì có kết cấu gelatin, giúp tạo thành lá chắn bảo vệ dạ dày khỏi các hoạt động có tính a xít, do đó làm giảm trào ngược a xít.
Huỳnh Thiềm
Theo Thanhnien
Ho - không chỉ do viêm họng
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của hen suyễn, ợ nóng, bệnh phổi... chứ không chỉ đơn thuần là do viêm họng. Dưới đây là 7 bệnh gây ho ít người biết đến, theo Mirror.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Hen suyễn
Ho khan mạn tính nặng hơn vào ban đêm, làm rối loạn giấc ngủ, và đôi khi kèm thở khò khè và khó thở. Cơn ho này có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em, nhưng bệnh cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó cũng là một dấu hiệu bệnh hen suyễn đang xấu đi hoặc không kiểm soát tốt. Vì vậy, với triệu chứng hen suyễn, bạn nên đến bệnh viện để điều trị.
Axit trào ngược dạ dày
Ho sau bữa ăn, hoặc vào ban đêm, thường có vị chua khó chịu trong miệng là cơn ho do axit trào ngược dạ dày. Axit trào ngược xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược lên thực quản, gây kích thích cổ họng và gây ra ho. Ăn no hoặc ăn muộn vào ban đêm sẽ gây ra ho do axit trào ngược dạ dày.
Để giảm tình trạng axit trào ngược gây ho, hãy ngủ với gối cao để giảm chảy ngược axit. Nếu cơn ho thường xuyên, hãy đến bệnh viện để được điều trị.
Nhiễm trùng ngực
Nhiễm trùng ngực, hoặc viêm phế quản cấp tính ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Nó thường do virus tương tự như virus cảm lạnh. Nhiễm trùng ngực thường gây ra ho, nhưng ít người biết và chỉ dùng thuốc trị ho thông thường.
Bệnh ho gà
Bệnh rất dễ lây lan khi người bệnh ho và người khác hít vi khuẩn từ người ho. Trẻ có nguy cơ cao nhất mắc biến chứng nặng và tử vong và cần được giám sát chặt chẽ. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, bệnh ho gà thường gây khó chịu, nhưng không nghiêm trọng, kéo dài lên đến sáu tuần. Uống nhiều nước và dùng ibuprofen để giảm đau họng.
Ho do hút thuốc
Hút thuốc gây kích thích đường hô hấp gây ho, về lâu dài cơn ho này có thể là dấu hiệu của bệnh COPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính.
Nếu bạn là người hút thuốc hay từng hút thuốc và bị ho dai dẳng, hãy từ bỏ ngay để giảm nguy cơ mắc COPD.
Ung thư phổi
Ho kéo dài hơn ba tuần, ho lâu và nặng hơn, ho ra máu, khó thở không rõ nguyên nhân, sụt cân, mệt mỏi hoặc đau ngực. Tất cả là biểu hiện của bệnh ung thư phổi.
Vấn đề tim mạch
Ho dai dẳng hoặc khò khè, kèm mệt mỏi, khó thở... Những triệu chứng này có thể là do suy tim, nên chất lỏng có thể tích tụ ở phổi và gây ra ho kéo dài.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
4 sai lầm khiến ly cà phê thơm ngon trở thành có hại Khi bị uống sai cách, ly cà phê thường dùng sẽ trở nên có hại khôn lường. 1. Uống quá nóng Khi pha xong cà phê, bạn nên để nguội trước khi uống. Lý do là cà phê trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế...