Chưa tìm được hướng đi sau dịch bệnh
Tôi 31 tuổi, đang có những rắc rối làm bản thân quẫn trí, không nghĩ thông thoáng được.
Tôi còn độc thân, sự nghiệp trước vụ dịch Covid-19 rất vững vàng, từ lúc xảy ra dịch bệnh đến giờ gặp rắc rối rất nhiều. Tôi làm song song hai việc: hướng về nghệ thuật và hùn vốn kinh doanh mở quán cà phê (làm ăn khấm khá nên làm 2 việc rất an toàn), trong đó có một phần mượn vốn ba mẹ để làm ăn.
Giờ tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng cả hai việc, doanh thu ít, lĩnh vực nghệ thuật điêu đứng. Giờ tôi chỉ còn trông vào quán cà phê nhỏ, có đồng ra đồng vào ăn uống từng ngày. Tôi chưa tìm ra hướng giải quyết, có nên tìm việc khác không? Giờ tôi có còn xin được việc như trước không khi tôi có đủ bằng cao đẳng, chứng chỉ…? Tôi phải làm sao đây?
Thịt gà nhập khẩu tăng 150%, giá rẻ như rau
Với chỉ 20.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được 1 kg thịt gà công nghiệp, rẻ như giá rau thường ngoài chợ
Giữa lúc người nuôi gà điêu đứng vì giá gà ở mức thấp kéo dài thì gà nhập khẩu vẫn tiếp tục về nhiều, đẩy ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam vào cảnh thua lỗ do khủng hoảng thừa.
Ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho hay từ đầu năm đến nay, giá gà công nghiệp (gà lông trắng) luôn ở mức thấp, đa phần dưới giá thành khiến người chăn nuôi điêu đứng. Theo đó, có lúc giá gà chỉ 8.000 - 9.000 đồng/kg (gà lông tại trại), gần đây tăng lên ở mức 19.000 - 22.000 đồng/kg trong khi giá thành chăn nuôi loại gà này từ 24.500 - 25.500 đồng/kg.
Giá gà công nghiệp không chỉ rẻ tại trại chăn nuôi mà sản phẩm sau mổ, nhiều điểm bán lẻ cũng giảm giá thịt gà pha lóc cho người tiêu dùng với giá rẻ như rau muống, rau dền ở chợ.
Khảo sát của phóng viên trong dịp lễ 30-4, 1-5 này, khu vực chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), thịt gà công nghiệp các loại chính phẩm như: má đùi, đùi góc tư giá chỉ 20.000 - 30.000 đồng/kg; các loại phụ phẩm giá còn thấp hơn, như: đầu, gan 10.000 đồng/kg, xương 12.000 đồng/kg. Theo giới kinh doanh, đối với gà công nghiệp, chỉ một số mặt hàng: cánh gà, đùi tỏi, mề gà là còn có giá do được nhiều người tiêu dùng chọn mua. Ghi nhận của phóng viên, giá cánh gà đang ở mức từ 73.000 - 86.000 đồng/kg, đùi tỏi 50.000 - 70.000 đồng/kg, mề gà 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Người tiêu dùng chọn mua thịt gà tại một cửa hàng thực phẩm
Giữa lúc nguồn cung gia cầm trong nước dư thừa, gà nhập khẩu lại tiếp tục đổ bộ, gây áp lực lên ngành chăn nuôi trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây vừa công bố, tính đến giữa tháng 4-2020, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 78.376 tấn thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn cung thịt gia cầm cho Việt Nam chủ yếu đến từ: Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Ba Lan, Hà Lan và Nga. Trước đó, cả năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 144.330 tấn sản phẩm gia cầm (tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2018).
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Quyết rất bất ngờ trước số lượng thịt gà nhập khẩu về Việt Nam từ đầu năm đến nay. "Năm 2019, khi dịch tả heo châu Phi xảy ra, chúng tôi được ngành nông nghiệp khuyến khích tăng đàn để bù vào lượng thịt heo thiếu hụt do dịch bệnh. Khi gia cầm tăng đàn, các cơ quan chức năng bỏ mặc cho giá gia cầm ở dưới giá thành rồi tiếp tục mở cửa cho gà nhập khẩu tràn về. Đáng ra lúc này nhà nước cần tăng cường nhập khẩu thịt heo và kêu gọi người dân tăng ăn gia cầm để hạ giá thịt heo. Nếu nhập khẩu thịt gà tiếp tục tăng thế này thì người chăn nuôi gia cầm không chết mới lạ?"- ông Quyết đặt vấn đề.
Giải cứu hàng tấn ngan vịt giá rẻ mùa dịch Covid-19 Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá gia cầm xuống thấp chưa từng có khiến cho nhiều hộ nông dân điêu đứng vì không có nơi tiêu thụ. Nhiều bạn trẻ đã tận dụng thời gian nghỉ dịch kéo dài để thành "dân buôn bất đắc dĩ" giải cứu hàng nghìn con gà, vịt giúp bố mẹ. Từng là vận động viên môn...