Chưa thử các đặc sản này thì đừng mạnh miệng nói đã đến Hà Giang
Hà Giang hùng vĩ, khắc nghiệt là thế nhưng là nơi sinh ra rất nhiều những đặc sản hấp dẫn để khách phương tới thăm. Chỉ một lần thưởng thức thôi cũng sẽ nhớ mãi không quên được. Thắng cố, bánh cuốn trứng hay thắng dền,… là những món đặc sản mà du khách nên một lần thưởng thức khi đến với nơi đây.
Hà Giang không chỉ nổi tiếng về cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đa dạng, những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc mà nơi đây còn được nhiều du khách biết tới bằng nền ẩm thực có một không hai. Đến Hà Giang mà bạn bỏ qua những đặc sản dưới đây thì quả là lãng phí.
1. Rêu nướng
Một món ăn quen thuộc của đồng bào người dân tộc Tày ở Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Đây là một món ăn bình dị, lạ miệng mà lại bổ dưỡng.
Rêu được lấy ở những khe đá dưới suối, rêu tươi được họ đem rửa sạch, vò hết nhớt, xé tơi và tẩm gia vị, sau đó gói trong những chiếc lá dong xanh tươi, gói lại chặt bằng dây lạt tre. Gói rêu sẽ được nướng cho tới khi chín thơm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.
2. Lẩu thắng cố
Thắng cố, theo tiếng Mông nghĩa là “nồi nước” hay “canh thịt”, là món ăn truyền thống của người Mông và các dân tộc thiểu số khác ở Hà Giang. Muốn ăn thắng cố du khách có thể tới các chợ phiên ở Đồng Văn, Mèo Vạc. Chợ phiên Đồng Văn thường họp một tuần một buổi vào sáng chủ nhật, là nơi đến nay còn thường xuyên nấu thắng cố.
Nguyên liệu chính để làm thắng cố là toàn bộ phần nội tạng, xương, phần đầu và tứ chi của trâu, bò, ngựa hay dê được làm sạch, cắt miếng, ướp gia vị, hạt tiêu, ớt, thảo quả. Đem cho tất cả vào chảo xào qua lửa rồi đổ nước, ninh kĩ trong nhiều giờ, đến khi các thứ chín nhừ thì điều chỉnh nhỏ lửa hơn.
Các loại gia vị cho chảo thắng cố cũng là những sản vật tự nhiên trong vùng như thảo quả, củ sả, hạt dổi, hạt tiêu.
Thắng cố không hấp dẫn du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng khi đã ăn một tô thắng cố nóng cùng với mèn mén, nhấp vài chén rượu ngô, du khách sẽ cảm thấy bị cuốn hút lạ thường. Vị béo ngậy cộng với vị ngọt bùi của thắng cố xua tan đi cái lạnh vùng cao, tạo cho món ăn một dư vị không thể nào quên.
Nhiều người ví, lên vùng cao nguyên cực Bắc mà chưa thưởng thức món thắng cố và uống rượu ngô thì coi như vẫn chưa thấy được nét văn hóa đặc trưng của đất cao nguyên đá Đồng Văn.
3. Trâu gác bếp
Video đang HOT
Cũng giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Miếng thịt trâu to để thớ dài, xiên vào que to treo lên gác bếp. Trước đó, thịt đã được tẩm gia vị ớt, gừng và mắc khén. Ăn miếng thịt trâu khô gần giống như thịt bò khô dưới xuôi nhưng ngọt đậm đà hơn, ban đầu thấy vị hơi lạ nhưng càng ăn càng nghiền. Chính bởi thế mà khách du lịch tới Hà Giang thường mua về làm quà.
4. Rượu ngô
Ngô được ủ với men lá truyền thống. Khi uống rượu, du khách sẽ thấy vị ngọt, thơm của ngô cùng vị cay cay nóng của men.
Rượu ngô ở Hà Giang được nấu từ ngô do chính người dân tộc ở đây trồng ra.
Để có được những hạt ngô ngon to nhất để làm rượu ngô, người dân tộc Mông đã phải gùi đất đổ vào các hốc đá rồi tra từng hạt ngô vào đó để trồng. Bằng công lao vất vả để làm ra những chén rượu ngô ngọt, du khách sẽ hiểu được giá trị cuộc sống ở nơi này.
Rượu ngô không chỉ là thức uống bình thường. Nó được sinh ra từ cuộc sống lao động vất vả, mang trong mình giá trị tinh thần và từ lâu đã trở thành cấu nối tình người trên Cao nguyên đá Hà Giang.
5. Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn trứng Hà Giang là một món ăn độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang. Không giống như bánh cuốn ở dưới xuôi, bánh cuốn trứng Hà Giang có hương vị rất độc đáo.
Bánh ở đây khi được tráng trên bếp được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong.
Nhiều hàng, quán ở Hà Nội hay các tỉnh phía Bắc dù cố làm bánh cuốn Hà Giang, nhưng không nơi nào tạo được nét độc đáo hay có hương vị vẹn tròn như nơi đây.
6. Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu ở Hà Giang được làm từ nguyên liệu là củ ấu tẩu (còn có tên gọi ô đầu, phụ tử), một loại củ có chất độc thường mọc trên đá vùng đồi núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong, song lại là một vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Qua cách chế biến tài tình của đồng bào dân tộc, củ ấu tẩu trở thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Bản chất ấu tẩu rất độc, muốn khử hết chất độc và chế biến thành món ăn ngon phải có bí quyết riêng. Củ ấu được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm rồi đem hầm ít nhất trong vòng 4 tiếng cho tới khi mềm, bở tơi thành thứ bột đặc sền sệt. Gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm, nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu, thêm chút thịt nạc băm nhỏ, chút gia vị vừa đủ. Cuối cùng khi bắc ra đập trứng gà, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi, tía tô mới thành một bát cháo hoàn hảo.
7. Chè Shan Tuyết cổ thụ
Chè Shan Tuyết là loại cây thân gỗ cổ thụ, thân to và lá chè mọc theo từng chùm trên cành. Không giống như loại chè khác ở Thái Nguyên hay Tuyên Quang chỉ là cây nhỏ thấp vừa tâm với, còn người dân làm chè Shan Tuyết đều phải trèo lên thân cây cao hoặc với lên những cây cao quá người để thu hoạch. Loại chè này còn có cây cổ thụ đến 100 tuổi, vài trăm tuổi.
Trà Shan Tuyết còn là bài thuốc tự nhiên để phòng trách một số bệnh nan y. Uống trà này thường xuyên sẽ tốt cho sức khoẻ của bạn, chống những căn bệnh khó chữa như ung thư, giải độc nhẹ, giúp cho tuổi thọ cao hơn và làm đẹp da.
8. Cam sành Bắc Quang
Cam Bắc Quang là loại trái cây ngọt lành bổ dưỡng, ở Hà Giang được trồng chủ yếu tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên nhưng nhiều nhất vẫn là ở huyện Bắc Quang.
Cam sành Bắc Quang quả to, tròn, vỏ sần sùi, màu xanh, cho vị ngọt thanh, mọng nước, có mùi đặc trưng của cam sành. Vì có cùi dày nên loại cam này có thể để được đến 20 ngày mà không bị hỏng. Đã từ lâu, cam sành đã trở thành thứ đặc sản nức tiếng, là thứ quà quý mà mỗi người đi xa muốn nhớ về quê hương. Có được hương vị đặc trưng, thơm ngon này cũng là nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào.
9. Mật ong bạc hà
Mật ong bạc hà Đồng Văn có vị ngọt đậm đà khác hẳn mật ong của vùng khác. Chúng êm dịu, thơm ngon, bổ dưỡng và nhất là có mùi hương đặc biệt. Sản phẩm do chính tay người nông dân cất công chăm sóc ong rồi thu hoạch lấy mật, làm lên những giọt mật ong tinh tuý đặc trưng của vùng núi đá
Mật ong hoa bạc hà có mùi thơm rất riêng, màu vàng ánh xanh, ngọt lịm, hương thơm man mát đặc biệt dễ chịu.
Thứ mật này có giá trị bồi dưỡng sức khỏe – một thứ thuốc bổ rất cần thiết cho người già và trẻ nhỏ, bên cạnh đó còn có tác dụng chữa bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, làm cho da dẻ hồng hào. Chính vì những đặc tính dược liệu quý cùng với hương thơm, vị ngọt đặc biệt, mật ong hoa bạc hà có giá thành cao nhất trong các loại mật ong.
Mật ong hoa bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có riêng ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có loài hoa bạc hà tím biếc tỏa hương thơm dịu nhẹ. Sản phẩm ấy như món quà quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho mảnh đất địa đầu Tổ quốc, cho đồng bào sinh sống ở đây.
Theo Danviet
Được mùa dưa rẫy quả to, đặc ruột, giòn sần sật, bản Mông lãi to
Dưa rẫy quả to, cùi dày, đặc ruột, ăn giòn ngọt là đặc sản của người dân các bản người Mông ở huyện Quế Phong. Mùa dưa rẫy năm nay, bà con phấn khởi vì dưa được mùa, được giá.
Dưa rẫy được đồng bào Mông ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) trồng xen với lúa, ngô trên nương rẫy. Ảnh: Bá Chài
Thời điểm này, bà con ở các bản người Mông ở xã Tri Lễ đang vào mùa thu hoạch dưa rẫy. Gia đình anh Thò Bá Hờ ở bản Pà Khốm là một trong những hộ trồng dưa rẫy nhiều nhất trong bản. Trên diện tích 1ha, đến thời điểm này, gia đình anh Hờ đã thu hoạch được gần 5 tấn dưa. Với giá thu mua tận bản là 7 nghìn đồng/kg, gia đình đã thu về trên 30 triệu đồng.
Theo anh Hờ, giống dưa bản địa này bà con người Mông tự bảo quản giống. Dưa rẫy rất dễ trồng, được người Mông gieo hạt, trồng xen canh với lúa từ tháng 3, tháng 4 hàng năm. 3 tháng sau, dưa bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 3 tháng.
Anh Thò Bá Hờ cho biết: "Dưa rẫy dễ trồng và dễ bán. Đến mùa dưa, thương lái ở các huyện lên tận bản để thu mua. Nhờ trồng dưa mà gia đình tôi có thêm một khoản thu nhập khá, có điều kiện nuôi con cái ăn học".
Giống dưa rẫy quả to, đặc ruột, ăn giòn, được trồng hoàn toàn tự nhiên, bán chạy nên được thương lái thu mua tận rẫy. Ảnh: Ngọc Tăng
Quả dưa rẫy quả to, đặc ruột, cùi dày, ăn ngon, giòn, có vị ngọt mát. Dưa rẫy được nhiều người ưa chuộng là bởi giống cây này được người Mông trồng tự nhiên, xen canh với lúa rẫy, không bón phân, không phun thuốc, không tưới nước...
Dưa được bán với giá trung bình 15 nghìn đồng/kg, thời điểm đầu vụ, dưa được bán với giá 20 nghìn đồng/kg.
Hiện nay, cả bản Pà Khốm có hơn 15 hộ trồng dưa rẫy với hơn 5ha; mang lại nguồn thu nhập khá.
Dưa rẫy giá bán trên thị trường giá trung bình 15.000 đồng/kg, thời điểm đầu vụ lên đến 20.000 đồng/kg. Ảnh: Bá Chài
Ông Lữ văn Cương - Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết: "Hiện nay, toàn xã có 7ha trồng cây dưa rẫy xen trồng lúa, ngô, năng suất trung bình đạt 5 tấn/ ha. Hiện thu nhập trung bình mỗi hộ mỗi năm từ 25 - 30 triệu đồng. Xã đang chủ trương hỗ trợ, khuyến khích người dân bảo tồn, trồng, phát huy giống dưa bản địa này".
Theo Ngọc Tăng - Bá Chài (Báo Nghệ An)
Hai thiếu niên 15 tuổi sát hại ông lão 76 tuổi Vờ mua rượu uống, lợi dụng lúc ông K. cúi xuống rót rượu, Th. và T. dùng dao tấn công vào phía sau gáy nạn nhân, khiến ông K. tử vong sau đó. Công an huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) đang điều tra, làm rõ vụ án mạng khiến cụ ông 76 tuổi tử vong tối 19/7 tại địa bàn xã Yên...