Chưa thống nhất cao trình hạ mặt đê sông Hồng
Đồng ý với Hà Nội điều chỉnh kết cấu đê sông Hồng phục vụ xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường An Dương – Thanh Niên, nhưng đại diện Bộ Nông nghiệp đề nghị cân nhắc việc hạ cao trình mặt đê xuống dương 12,4 m.
Ngày 13/2, đại diện Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp), UBND TP Hà Nội và các nhà khoa học đã họp bàn về đề xuất hạ mặt đê sông Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, nhằm phục vụ dân sinh và giao thông.
Hà Nội đưa ra phương án hạ cao trình mặt đê xuống dương 12,4 m, nhưng Bộ Nông nghiệp chưa thống nhất với đề xuất này, mà cho rằng phải đảm bảo không được thấp hơn mực nước lũ thiết kế 13,5 m.
“Nếu hạ cao trình 12,4 m thì Hà Nội sẽ làm được 4 làn xe, hai cơ giới và hai thô sơ. Nhưng phía Bộ Nông nghiệp tính toán đến nguy cơ khi mùa mưa lũ, nếu hạ thấp cao trình hơn mực nước thì sẽ gây nhiều hệ quả nghiêm trọng”, một nhà khoa học tham gia hội nghị nói và thông tin đại diện Hà Nội vẫn chưa trả lời được câu hỏi của Bộ Nông nghiệp là: “Độ cao 12,4 m liệu có an toàn”.
Hà Nội chủ trương xây dựng đê bê tông thay cho đê đất, nhưng vẫn giữ độ cao đỉnh đê là 15,4 mét. Ảnh: CTV.
Theo một nhà khoa học khác, xét về kỹ thuật hầu hết ý kiến của chuyên gia đều ủng hộ đề xuất của Hà Nội. Cụ thể là điều chỉnh kết cấu đoạn đê hữu sông Hồng từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, chiều dài khoảng 1.100 m. Trong đó thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L, đảm bảo an toàn chống lũ, kết hợp giao thông, cải tạo cảnh quan đô thị.
Video đang HOT
Với bức tường bê tông này, chiều ngang mỏng đi, còn chiều cao vẫn giữ như hiện tại là 15,4 m. Khi có bức tường này rồi mới hạ độ cao xuống dương 12,5 m để làm nền đường.
“Tôi và nhiều nhà khoa học khác cho rằng đây là ý tưởng tốt và hoàn toàn đồng tình. Tuy nhiên Bộ Nông nghiệp vẫn đang cân nhắc nên chưa đưa ra kết luận”, ông này nói.
Trong văn bản gửi Hà Nội tháng 12/2016, Bộ Nông nghiệp cũng khẳng định đê hữu Hồng là tuyến đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn chống lũ cho khu vực trung tâm Hà Nội. Bộ đã đề nghị Hà Nội lựa chọn phương án thiết kế đảm bảo cao trình mặt đê đất sau khi hạ không thấp hơn 13,5 m.
Ngày 24/1/2017 Hà Nội lần thứ hai có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp cho hạ cao trình mặt đê đoạn từ khách sạn Thắng lợi đến cửa khẩu An Dương xuống cao độ dương 12,4 m.
Với cao độ nay mặt đường Nghi Tàm sau khi cải tạo sẽ tương ứng với cao độ đường gom dân sinh và hai bên nhà dân, thuận lợi cho người dân dọc tuyến đường tiếp cận ra vào an toàn. Phương án còn tạo điều kiện mở rộng mặt cắt ngang đường Nghi Tàm thêm một làn xe…, tạo cảnh quan đô thị cho tuyến phố.
Lần đầu tiên Hà Nội đưa đề xuất với Bộ Nông nghiệp về vấn đề trên là vào tháng 10/2016.
Theo Phạm Hương (VNE)
Bắt đầu xây 2 cầu vượt giảm kẹt xe ở Tân Sơn Nhất
Tổng đầu tư gần 750 tỷ đồng, 2 cầu vượt được khởi công sáng nay được kỳ vọng "giải cứu" tình trạng kẹt xe tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cùng lãnh đạo UBND TP HCM thực hiện nghi thức khởi công công trình. Ảnh: M.Q.
Sáng 8/2, Sở Giao thông Vận tải TP HCM khởi công 2 cầu vượt theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng (được phép chỉ định thầu) để giảm ùn tắc khẩn cấp ở khu vực Tân Sơn Nhất, tổng mức đầu tư gần 750 tỷ đồng.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa đánh giá 2 công trình có vai trò quan trọng nhằm giảm ùn tắc, kẹt xe ở khu vực sân bay. "Nhà thầu thi công phải đảm bảo chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công và quan tâm đến công tác an toàn lao động", ông Khoa đề nghị.
Phối cảnh cầu vượt thép hình chữ Y.
Cầu vượt tại giao lộ Trường Sơn và nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được xây hình chữ Y, gồm: một nhánh dẫn vào nhà ga quốc tế dài hơn 300 m, một nhánh dẫn vào nhà ga quốc nội dài hơn 150 m. Dự án có tổng mức đầu tư 242 tỷ đồng và sẽ hoàn thành sau 6 tháng.
Khi có cầu vượt, các xe vào sân bay và đi từ đường Trường Sơn ra đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi sẽ được phân luồng đi trên cầu, phía dưới nên không còn gặp nhau tại nút giao Trường Sơn. Vì thế, tình trạng ùn tắc như hiện nay sẽ không còn.
Phối cảnh cầu vượt thép hình N.
Cầu vượt tại vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn được xây bằng thép, hình chữ N, gồm nhánh hướng Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn; nhánh cầu vượt hướng Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám, còn lại là nhánh từ đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn. Cả 3 đều dài gần 370 m.
Cùng với động thái này, Sở Giao thông sẽ cải tạo, mở rộng đường ra vào các nút giao để đảm bảo cho xe thoát nhanh qua giao lộ, giảm ùn tắc khu vực Tân Sơn Nhất. Dự án được đầu tư 504 tỷ đồng, hoàn thành sau 10 tháng.
Hữu Công
Theo VNE
Bí thư Thăng: Công trường trọng điểm mà lèo tèo lao động... Kiểm tra công trường thi công cầu vượt, hầm chui tại nút giao Mỹ Thủy (đường vào cảng Cát Lái), Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nói: "Cả công trường trọng điểm mà lèo tèo 195 người, riêng lãnh đạo đã hết một phần tư rồi... Phải tăng gấp đôi công nhân, tổ chức lại thi công đảm bảo khoa học,...