Chưa thể thống nhất xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Á
Kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Á đã được đưa ra từ lâu, nhưng đến nay các nước ASEAN vẫn chưa thể đi đến thống nhất vì những lí do đặc thù tại mỗi quốc gia.
Việc kết nối hệ thống đường sắt xuyên Á đã được bàn thảo nhiều nhưng chưa thể thống nhất
Đó là vấn đề được đề cập bên lề Hội nghị Tổng Giám đốc đường sắt ASEAN lần thứ 36 vừa khai mạc sáng nay (18/11) tại Hà Nội.
Nói về kết nối hệ thống đường sắt xuyên Á, Ngô Cao Vân – Phó Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) – cho biết: “Ý tưởng về kết nối đường sắt xuyên Á đã đưa ra từ lâu và được bàn thảo ở cấp Bộ Giao thông Vận tải các nước, nhưng hiện vẫn có nhiều ý kiến vẫn chưa thể thống nhất về hướng chạy, thời gian… Vì thế sẽ khó để nói về tham vọng kết nối đường sắt xuyên Á và cũng chưa thể nói khi nào thì hệ thống này được hoàn thành”.
Dẫu vậy, Phó Tổng Giám đốc ĐSVN cho rằng, trong tương lai nếu hệ thống kết nối đường sắt xuyên Á được triển khai thành công thì đó sẽ là một lợi thế để khai thác tiềm năng vận tải của mỗi nước, giảm tải cho giao thông vận tải đường bộ và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Trong khi đó, việc xếp hạng đường sắt trong khu vực ASEAN, theo ông Ngô Cao Vân, hiện chưa có tiêu chí cụ thể để xếp hạng đường sắt trong khu vực, bởi mỗi nước có một kết cấu đường sắt khác nhau nên không cùng một mặt bằng để đánh giá.
“Cũng tùy cách tiếp cận về đường sắt của mỗi nước, như có nước nhấn mạnh đến chiều dài hệ thống đường sắt quốc gia (Thái Lan 4.400km); có nước thì chú trọng đến vận hành, chú trọng đến sự tác động công nghiệp hay có cách tiếp cận chỉ là đếm số lượng đầu máy toa xe. Hay như ở Lào chỉ có tuyến đường sắt ngắn kết nối với Thái Lan và được vận hành bởi phía Thái Lan nên xét về mặt bằng thì rất khó để đánh giá…” – ông Ngô Cao Vân lý giải.
Ông Vân cũng khẳng định, xếp hạng, đánh giá chưa có nhưng các nước trong khối ASEAN đều có mong muốn trao đổi, hợp tác với nhau để phát triển.
Hội nghị Tổng Giám đốc đường sắt ASEAN lần thứ 36 với chủ đề “Hướng tới kết nối chặt chẽ hơn trong ASEAN” sẽ diễn ra trong 3 ngày 18-20/11. Hội nghị có sự tham gia của 206 đại biểu và quan sát viên đến từ 7 đường sắt ASEAN là: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Mianmar, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hợp quốc, Hiệp hội đường sắt quốc tế, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, Công ty Đường sắt Trung Nhật Bản cũng tham dự Hội nghị này.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Tổng Giám đốc, các nhà quản lý, điều hành đường sắt ASEAN sẽ thảo luận, trao đổi kinh nghiệm phát triển và khai thác hiệu quả đường sắt trong khu vực.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ GTVT thay 'tướng' đường sắt
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc BQL Dự án Thăng Long, Bộ GTVT chính thức làm Giám đốc BQL các dự án đường sắt thay ông Đoàn Tăng Ong.
Quyết định được Cục Đường sắt Việt Nam đưa ra và bắt đầu có hiệu lực sáng 2/7. Đây được xem là một quyết định nhanh chóng của Cục Đường sắt Việt Nam trong việc thay thế và bổ nhiệm nhân sự cấp cao của đơn vị trực thuộc.
Bộ Giao thông Vận tải đã tìm ra người lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt
Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án Thăng Long (BQL) sẽ làm Giám đốc BQL các dự án đường sắt của Cục Đường sắt Việt Nam và điều hành, quản lý công việc của Ban này, thay ông Đoàn Tăng Ong.
Việc thay đổi lãnh đạo BQL các dự án đường sắt được thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), sau khi xem xét đến năng lực công tác, tình hình công việc và sự vô trách nhiệm của lãnh đạo BQL này tại BQL các dự án đường sắt.
Cụ thể là trong quá trình điều hành tại BQL các dự án đường sắt, lãnh đạo Ban đã đùn đẩy nhau và không ai chịu quyết định xử lý các vấn đề công việc liên quan.
Thậm chí, khi báo cáo tình hình công việc bị tồn đọng, lãnh đạo Bộ GTVT đặt câu hỏi tại sao làm Giám đốc mà không đưa ra các quyết định để sớm giải quyết công việc thì người đứng đầu BQL Dự án đường sắt - ông Đoàn Tăng Ong đáp lại rằng ông không muốn làm Giám đốc nhưng bị đưa lên thì phải làm thôi!?
Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam thay Giám đốc và toàn bộ lãnh đạo BQL các dự án đường sắt theo thẩm quyền, đồng thời bổ nhiệm những người có năng lực và trách nhiệm lên thay thế tại các vị trí chủ chốt của BQL.
Trước đó, Giám đốc BQL các dự án đường sắt do ông Trần Văn Lục đảm nhiệm, tuy nhiên hồi đầu tháng 5 vừa qua ông này đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra về những liên quan đến nghi án Tập đoàn JTC của Nhật Bản hối lộ 16 tỷ đồng nhằm "chạy" dự án Đường sắt đô thị số 1 Hà Nội.
Đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã quyết định cho thôi chức vụ Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Đạt Tường. Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, bản thân ông Tường là người có đạo đức trong sáng, nhưng trong công việc ông này làm không tốt nên phải thay.
Theo Đất Việt
Tổng Cty Đường sắt VN: Phòng 20 người, có 7 lãnh đạo Đặt mục tiêu tinh giản bộ máy, nhưng tại các đơn vị trực thuộc Tổng Cty Đường sắt VN, phòng ban 20 người lại có đến 7 lãnh đạo. Đặt mục tiêu tinh giản bộ máy, nhưng tại các đơn vị trực thuộc Tổng Cty Đường sắt VN, phòng ban 20 người lại có đến 7 lãnh đạo. "Lạm phát" phó phòng Cách...