Chưa thể phạt đội mũ bảo hiểm kém chất lượng
Sau nhiều tranh cãi của dư luận và “trầy trật” về thủ tục ban hành, cuối cùng Thông tư 06/2013 cũng được Bộ Khoa học, Công an và Giao thông ký ban hành.
Lãnh đạo cục QLTT hướng dẫn dân nhận biết MBH đảm bảo chất lượng
Nội dung trong Thông tư được nhiều người quan tâm là qui định về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy đối với chiếc mũ trên đầu của mình.
Thông tư qui định các đối tượng này phải đội mũ theo đúng qui định của pháp luật, tức là mũ phải có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm bảo vệ và quai đeo; đã được chứng nhận hợp quy, công bố phù hợp qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2: 2008/BKHCN; được gắn dấu hợp qui CR, ghi nhãn hàng hóa theo qui định.
Ngoài ra, mũ của người điều khiển, người ngồi trên xe còn phải cài quai mũ theo đúng qui định: “ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu”.
Video đang HOT
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trước khi đưa mũ bảo hiểm ra lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR trên vỏ mũ và ghi nhãn mũ theo qui định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy CR. Các dấu hiệu, hành vi trái với các quy định này sẽ bị xử lý hành chính.
Có thể nói, qui định hướng dẫn xử phạt các hành vi cụ thể nêu trên đã giải đáp đòi hỏi của dư luận thời gian qua về việc phải xử lý hành vi của những người sản xuất, bán mũ bảo hiểm kém chất lượng, chứ không phải xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng mà dư luận quan tâm thời gian qua chưa bị phạt sau khi thông tư có hiệu lực vào 15/5/2013 tới đây. Bởi vì, qui định đang có hiệu lực của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông (Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012) chưa hề quy định hành vi này.
Tại điểm i, khoản 3 Điều 9 Nghị định 71 mới chỉ quy định xử phạt hai hành vi: không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định. “Sẽ phải chờ sửa đổi Nghị định 71, xem có bổ sung hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng không thì mới phạt được”, một thành viên soạn thảo văn bản này giải thích.
Theo xahoi
Chỉ phạt nếu đội MBH không đủ 3 bộ phận
Trước mắt, mũ thật hay giả, cứ có đủ 3 bộ phận là không bị phạt (Hình minh họa)
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, có thể mũ bảo hiểm người đi xe máy đang đội là giả, nhưng nếu có đủ 3 bộ phận gồm "lớp vỏ, lớp xốp, quai", vẫn sẽ không bị phạt.
Chiều nay, 12/3, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã giải thích về quy định trong Dự thảo Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Trước đó, tại cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Nghị định mới này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã đưa vào nội dung xử phạt liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm của người đi xe máy.
Theo đó, Dự thảo quy định, sẽ xử phạt người điều khiển và người ngồi trên mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai mũ, mũ bảo hiểm không đầy đủ 3 bộ phận cấu thành (vỏ mũ, lớp xốp bảo vệ và quai mũ).
Theo ông Hiệp, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mũ bảo hiểm, khó phân biệt thật giả. Có nhiều mũ trông giống mũ bảo hiểm nhưng không đủ 3 bộ phận nói trên. Nhiều mũ chỉ có mỗi quai và lớp nhựa. Một số mũ bảo hiểm được ghi rõ phía trong là không dành cho người đi xe máy mà chỉ dành cho người đi bộ, chơi thể thao...
Do vậy, tới đây lực lượng chức năng chỉ xử phạt người đi xe khi kiểm tra mũ bảo hiểm mà nhận thấy không có đủ 3 bộ phận như đã đề cập.
Theo đó, trước mắt, các loại mũ dù thật hay giả, người sử dụng đều không bị xử phạt. Có thể mũ bảo hiểm người đi xe máy đang đội là giả, nhưng nếu có đủ 3 bộ phận, gọi nôm na là "lớp vỏ, lớp xốp, quai", vẫn sẽ không bị phạt.
Như vậy, việc ngăn chặn, xử lý mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng sẽ chỉ nhằm vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhiệm vụ này thuộc về các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý thị trường.
Theo Thông tư liên tịch số 06/2013 về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy của 4 bộ gồm Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ Công Thương ký kết, mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn phải có cấu tạo đủ ba bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định và đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được gắn dấu hợp quy (tem CR), ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2007 khi thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông, ý thức chấp hành của người dân tương đối tốt và đã góp phần giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, thời gian gần đây diễn ra tình trạng không đội mũ hoặc mũ không đảm bảo chất lượng.
Vì vậy, Ủy ban ATGT Quốc gia cùng các bộ ngành liên quan đã quyết định triển khai chiến dịch chấn chỉnh việc chấp hành đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe mô tô gắn máy. Từ 15/3 đến 15/4 năm nay bằng nhiều kênh thông tin báo chí, pano, áp phich... để cảnh báo người dân nhận thức được nguy cơ của việc đội mũ bảo hiểm giả. Sau đó, có thể phối hợp các lực lượng xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Theo 24h
Phạt đội mũ bảo hiểm giả: CSGT cũng kêu khó Liên quan đến dự kiến xử phạt người đội mũ bảo hiểm (MBH) giả vào tháng 4 tới, trao đổi với PV, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ - Đường sắt CA Hà Nội cho biết: Việc xử phạt người đội MBH giả sẽ rất khó khăn cho lực lượng CSGT bởi thiếu thiết bị để làm rõ mũ...