Chưa thể kiện Thủy điện Đắk Mi 4 ra tòa
Sáng nay (4/5), tại trụ sở Chi cục Thủy lợi Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam đã chủ trì cuộc họp với Chi cục Thủy lợi và Văn phòng Ban PCLB tỉnh xung quanh sự việc Thủy điện Đắk Mi 4 đặt nhà máy ở huyện Phước Sơn, tự ý phá vỡ văn bản cam kết với ngành chức năng tỉnh này là không được xả nước phát điện trong tháng 4 và tháng 5, để dành nước cho vụ hè thu sắp tới.
Tại cuộc họp, ông Quang cho biết, Sở NN-PTNT tỉnh làm việc với hai đơn vị trên là để giải quyết các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chức thủy điện trên địa bàn tỉnh về giải pháp chống hạn cho mùa khô năm 2013. Toàn tỉnh hiện có 73 hồ chứa thủy lợi, nhưng có khoảng 20 hồ chứa không đủ nước. Còn các hồ chứa thủy điện gần như cạn kiệt ở mức nước chết. Vì vậy tất cả các hồ chứa thủy điện phải tích nước, không được xả từ ngày 12/4 đến ngày 15/5.
Để quản lý, điều tiết nước chống hạn cho mùa khô, đặc biệt là vụ hè thu năm nay, ông Quang cho biết tất cả các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đã ký văn bản cam kết với ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy thủy điện chấp hành rất tốt là không xả nước. Nhưng không ngờ Thủy điện Đắk Mi 4 lại phá vỡ văn bản cam kết mà đi xả nước phát điện đến 15/23 ngày với tổng số giờ vận hành là 167.
“Thủy điện Đắk Mi 4 coi thường chính quyền Quảng Nam”, ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam nói
Về việc Thủy điện Đắk Mi 4 ngang nhiên phá vỡ văn bản cam kết về việc không được xả nước, ông Nguyễn Thanh Quang bức xúc: “Thủy điện Đắk Mi 4 đã quá coi thường, không thực hiện nghiêm túc. Thủy điện này làm theo ý người ta, cứ phát điện và hiện nay cứ xả nước phát điện. Ký xong biên bản cam kết là không xả nước phát điện, nhưng Thủy điện Đắk Mi 4 vẫn phát điện, coi thường chính quyền địa phương (ở đây là UBND tỉnh Quảng Nam), coi thường hạ du và coi thường bà con nông dân Quảng Nam quá rồi”.
Rồi ông Quang nhấn mạnh: “Sau cuộc họp này tôi sẽ ký văn bản gửi trực tiếp cho UBND tỉnh Quảng Nam để báo cáo tình hình và có biện pháp xử lý, chứ không gửi đi đâu nữa vì có gửi đi thì người ta cũng không nghe”.
Ông Quang còn cho biết: “Để xử lý Thủy điện Đắk Mi 4, Sở NN-PTNT sẽ đề nghị UBND tỉnh can thiệp kịp thời vì còn nước tưới cho vụ hè thu sắp đến nữa. Làm gì thì làm phải tôn trọng địa phương, phải tôn trọng cuộc sống của dân. Trước tình hình bức xúc như vậy còn 10 ngày nữa mà tiếp tục phát điện thì nguồn nước phía trên các hồ chứa thủy điện này sẽ không còn nữa”.
Bảng thống kê của ngành chức năng Quảng Nam cho thấy Thủy điện Đắk Mi 4 đã lén lút xả nước phát điện đến 15 ngày
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam cho biết: “Hơn 1 tháng qua tất cả các thủy điện đều chấp hành tốt văn bản cam kết là không xả nước phát điện, nhưng qua kiểm tra, giám sát thì phát hiện Thủy điện Đắk Mi 4 lại tổ chức xả nước phát điện bình thường. Như vậy là vi phạm với cơ quan quản lý cấp trên rồi”.
Ông Quang rất bức xúc: “Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 đã phớt lờ mọi nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam. Làm như kiểu này thì không ai điều hành, chỉ đạo được Thủy điện Đắk Mi 4 hết, kể cả cấp trên nữa. Tôi phát biểu như vậy là tôi không có ác cảm với thủy điện đâu, tất cả vì cái chung thôi. Nếu Thủy điện Đắk Mi 4 không tuân thủ thì chắc chắn vụ mùa hè thu Quảng Nam sẽ hết sức khó khăn và khoảng 3.000ha lúa dọc sông Thu Bồn, trên 5.000ha hoa màu và các loại cây khác bị “chết khác”.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc Thủy điện Đắk Mi 4 phá vỡ văn bản cam kết là không được xả nước phát điện, để tích nước lại cho vụ hè thu Quảng Nam năm nay, nhưng thủy điện này đã xả nước phát điện đến 15 ngày. Như vậy, vụ mùa hè thu của bà con nông dân Quảng Nam sắp tới sẽ gặp vô vàn khó khăn. Sở NN-PTNT Quảng Nam có tính đến khởi kiện Thủy điện Đắk Mi 4 ra tòa án để đòi lại quyền lợi cho người nông dân tỉnh không? Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam trả lời: “Sở NN-PTNT Quảng Nam chưa đặt vấn đề khởi kiện Thủy điện Đắk Mi 4 ra tòa án. Nhưng sẽ dùng biện pháp hành chính Nhà nước đó là UBND tỉnh và các bộ ngành liên quan để xử lý Thủy điện Đắk Mi 4″.
Theo đó, ngày 26/4, Sở NN-PTNT Quảng Nam đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 về việc thủy điện này tự ý phá vỡ cam kết để xả nước phát điện. Tại cuộc họp này, ông Võ Tấn Dũng, Phó Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 cho rằng, Nhà máy được huy động vận hành theo sự điều độ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.
Thủy điện Đắk Mi 4
Tuy nhiên, đại diện Chi cục Thủy lợi Quảng Nam phản đối ngay rằng, để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu năm 2013, đề nghị Ban quản lý thực hiện đúng tinh thần cam kết tại công văn số 473 ngày 8/4.
Ngày 2/5, Sở NN-PTNT Quảng Nam đã có công văn khẩn cấp gửi cho Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ban Quản lý dự án Thủy điện Đắk Mi 4, nêu rõ: Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 dừng hoạt động trong khoảng thời gian từ ngày 12/4/2013 đến ngày 14/5/2013 để tích nước phục vụ cấp nước sản xuất cho vụ hè thu năm 2013 cho vùng hạ du sông Thu Bồn.
Tuy nhiên, vào ngày 26/4, Sở NN-PTNT Quảng Nam tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 đang vận hành phát điện bình thường. Đây là việc làm trái với quy định đã thống nhất giữa các bên, gây ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất vụ hè thu năm 2013 sắp đến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Vì vậy, Sở NN-PTNT Quảng Nam đề nghị các cơ quan trên chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thủy điện Đắk Mi 4 sớm chấm dứt hành vi vận hành xả nước phát điện của Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4.
Theo 24h
Chờ lời nói thật về Sông Tranh 2
Sau khi nghe chủ đầu tư "điều trần" về sự cố thủy điện Sông Tranh, Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội đã chỉ ra 5 vấn đề chưa được chủ đầu tư làm rõ, đe dọa an toàn tính mạng người dân.
Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội cũng đã nhất trí với chỉ đạo của Chính phủ: Chưa tích nước hồ chứa.
Hoàn thành chỉ tiêu trên sự sợ hãi của người dân
Như báo Lao Động đã đề cập trong bài viết "Lợi ích người dân phải cao hơn lợi ích nhóm" (ngày 21.10), mặc dù Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo không tích nước ở hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc tác động của lũ và động đất đến công trình. Thế nhưng vào mùa mưa lũ, vì công trình không thiết kế cửa xả đáy, thiết kế cửa xả tràn ở mực nước 161m, nên buộc hồ chứa vẫn phải tích nước đến cao trình xả tràn.
Ông Nguyễn Tài Sơn - Tổng Giám đốc Cty tư vấn xây dựng điện 1 - đơn vị tư vấn thiết kế công trình giải thích lý do không có cửa xả đáy: Cửa xả đáy phải đặt ở dưới sâu mà nước dưới sâu thì rất nguy hiểm cho đập vì áp lực nước nên dễ bị phá hủy. Do đó nếu có cửa xả đáy thì phải đặt trên mực nước chết, nếu đặt dưới thì bùn sẽ bồi lấp. Hơn nữa, nếu có cửa xả đáy thì dung tích của thủy điện Sông Tranh 2 chỉ còn lại 250m3 nước.
Câu trả lời của ông Nguyễn Tài Sơn đã bộc lộ "lợi ích nhóm", bởi cửa xả tràn của thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế ở mực nước 161m và dung tích đạt 450 triệu m3 nước, đảm bảo cho việc vận hành máy phát điện.
Người dân Bắc Trà My bức xúc vì BQL dự án thủy điện 3 vẫn cho tích nước và phát điện, đến nay BQL dự án thủy điện 3 đã hoàn thành 80% chỉ tiêu kế hoạch, kiếm hàng tỉ đồng từ việc phát điện, nhưng đền bù thiệt cho người dân thì EVN còn đắn đo.
Giải thích lý do không thiết kế cửa xả đáy của ông Nguyễn Tài Sơn không thuyết phục, bởi thủy điện Hòa Bình thiết kế 8 cửa xả đáy, chẳng lẽ công trình này không an toàn vì áp lực nước dễ phá hủy thân đập?
Trong khi động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vẫn liên tục xảy ra, người dân Bắc Trà My sống trong sợ hãi thì BQL thủy điện 3 đã hoàn thành chỉ tiêu phát điện. Họ không lỗ, chỉ có người dân mất quá nhiều cho công trình này: Nhường đất, nhường nhà và kể cả nhà hư hỏng do động đất cũng vẫn phải chờ đợi mòm mỏi để được...hỗ trợ.
Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội khảo sát thủy điện Sông Tranh 2 .Ảnh: Chinhphu.vn
Chờ đợi lời nói... thật từ EVN
Chỉ đến khi báo chí lật tẩy việc sao chép tài liệu thành nghiên cứu đánh giá động đất kích thích ở Sông Tranh 2 thì ông Nguyễn Tài Sơn mới thú nhận sai sót: "Bây giờ chúng tôi thừa nhận sai sót khi kết luận hồ khi tích nước không gây động đất kích thích, cái này là do trình độ. Chưa có kinh nghiệm thì phải mượn thế giới về dùng..."
Xã hội và các nhà khoa học lo ngại về sự cố nước chảy qua thân đập, thì cả chủ đầu tư (EVN) và Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương đều khẳng định độ an toàn của thân đập. Ông Nguyễn Tài Sơn còn mạnh"miệng" tuyên bố công trình chịu được động đất cấp 9.
Trong khi đó, các nhà khoa học (Hội Khoa học kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam) thực hiện đề án tư vấn phản biện lo ngại: Ngay khi đi vào tích nước, đập đã có hiện tượng thấm quá mức cho phép. Hiện nay được xử lý ở bề mặt bằng cách dán màng keo ngăn nước ở thượng lưu. Còn các lỗ hổng trong thân đập do thấm gây ra cần được đánh giá một cách nghiêm túc. Do vậy, việc lấy mẫu thân đập vừa qua ở lúc chưa tích nước để kiểm tra về cường độ là chưa đủ đảm bảo thân đập đã ổn định.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ - Môi trường Quốc hội đồng quan điểm với các nhà khoa học vì chủ đầu tư khắc phục sự cố khi ở mực nước chết (140m), nhưng việc thân đập &'thử sức" ở áp lực nước (cao trình 161m) chưa đủ khẳng định độ an toàn của thân đập sau khi khắc phục sự cố, chưa rõ khả năng chống thấm của đập. Báo cáo của Ủy ban cũng đề cập: Việc cam kết, bảo hành cũng như tuổi thọ phương án chống thấm này chưa thấy đề cập đến.
Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 do kích thích, kiến tạo hay do có sự cộng hưởng của cả 2 cũng được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng Quốc hội đặt câu hỏi.
Cho đến nay, về độ an toàn của công trình thủy điện Sông Tranh 2 vẫn có nhiều ý kiến trái ngược giữa chủ đầu tư, bộ ngành liên quan về trách nhiệm với các nhà khoa học. Trả lời phỏng vấn của báo chí bên lề Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nghiêm Vũ Khải đã có đánh giá đồng thuận với các nhà khoa học về công trình này: Biểu hiện ở thủy điện Sông Tranh 2 là bất thường. Sự khác thường thì khoa học phải làm rõ.
Thứ trưởng Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh đến trách nhiệm trước sinh mệnh người dân: Dù chỉ đe dọa một mạng người cũng là trách nhiệm chúng ta phải làm.
Dư luận chờ đợi lời nói thật về chất lượng công trình. Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My nói rằng: An toàn của thủy điện Sông Tranh 2 cần được đánh giá một cách căn cơ, cần thiết phải tổ chức phản biện của các nhà khoa học trên tinh thần tích cực, không thể nói an toàn theo lý thuyết, người dân họ không tin.
Theo laodong
Sẽ thiếu điện nếu lãng phí Từ tháng 4 tới hết tháng 6 sẽ là thời gian cao điểm về tiêu thụ điện trong năm. Dự kiến, sản lượng điện trên toàn hệ thống sẽ vào khoảng 34,35 tỷ kWh, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2012. Trái ngược với tình hình thủy văn thuận lợi trong năm 2012, ngay từ đầu năm 2013 này, nguồn thủy điện...