Chưa thể khẳng định chiếc sừng lạ người dân tìm thấy là sừng cheo
Liên quan đến việc một người dân tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tìm thấy chiếc sừng động vật lạ ở trong rừng, được cho là sừng con cheo, cơ quan chức năng cho biết, cần phải lấy mẫu gửi ra Viện Khoa học lâm nghiệp kiểm tra mới xác định được cụ thể đó là loại sừng gì, có giá trị hay không.
Nhiều ngày qua, nghe tin anh H.V.M. (SN 1993, trú tại xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phát hiện chiếc sừng động vật, được cho là sừng con cheo rất quý, nhiều người dân tại địa phương đã kéo đến để “mục sở thị” cặp sừng này.
Anh M., chủ nhân chiếc sừng, cho hay, cách đây nửa tháng, anh vào rừng tìm củi thì phát hiện một bộ xương động vật nhỏ nằm bên gốc cây. Khi lại gần quan sát, anh M. thấy đôi sừng nhỏ còn dính ở vỏ não đã khô, trông khá đẹp mắt nên đã nhặt về.
Khi anh M. đem về nhà, nhiều người cho rằng, đây là sừng cheo, thuộc loại quý. Chiếc sừng nặng khoảng 0,1 kg, có 2 cặp sừng dài khoảng 6 cm, giữa mỗi sừng có vòng tròn nổi lên. Sừng màu nâu vàng, đính chặt trên vỏ não có đường kính khoảng 4 cm.
Chiếc sừng người dân tìm thấy trong rừng, được cho là sừng cheo, có thể chữa bệnh vô sinh, yếu sinh lý.
Nhiều thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng, sừng cheo có thể chữa vô sinh, yếu sinh lý rất hiệu quả. Chính vì vậy, sừng cheo được nhiều người lùng mua.
Anh M. cho biết: “Vài hôm trước có một người đàn ông ở ngoài Bắc vào xem khẳng định là sừng cheo rồi trả giá hơn 200 triệu cho cái sừng này nhưng tôi chưa đồng ý bán”.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, ông Võ Văn Sử, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, đã nắm được thông tin trên nhưng ông cho rằng cần phải kiểm chứng mới biết đó có phải sừng cheo hay không.
“Chúng tôi đã yêu cầu kiểm lâm địa bàn phối hợp với địa phương và lực lượng biên phòng xác minh cụ thể có hay không, có hình ảnh cụ thể. Sau đó phải gửi mẫu ra Viện Khoa học lâm nghiệp kiểm tra, xét nghiệm mới có kết luận chính xác”, ông Sử nói.
“Nếu kết luận của Viện Khoa học lâm nghiệp khẳng định đó là sừng cheo, biết giá trị cụ thể mới đề xuất huyện hoặc tỉnh có giải pháp xử lý”, ông Sử thông tin thêm.
Về việc chiếc sừng được chào giá 200 triệu đồng và công dụng của nó, ông Sử nói đó mới chỉ là tin đồn.
Đ. Đức
Theo Dantri
Gần 300 người không quốc tịch, sống ngụ cư trên chính quê mẹ
Gần 300 người Vân Kiều ở xã A Dơi (Hướng Hoá, Quảng Trị) 17 năm nay sống trong cảnh không quốc tịch, dẫn đến không hộ khẩu, khai sinh, chứng minh thư...
Số ít người ở A Dơi Đớ vì lấy người Việt Nam nên mới có giấy kết hôn, con cái được khai sinh. Ảnh: Hoàng Táo
A Dơi Đớ là thôn biên giới thuộc xã A Dơi, hiện có hàng trăm người không quốc tịch, hộ khẩu. Bà con sống tập trung ở một góc quả đồi, gọi là xóm ngụ cư, nghề nghiệp chính là làm nương rẫy, trồng sắn và lúa nương.
Bà Hồ Thị Hiêng (67 tuổi) kể, sau hiệp định phân chia biên giới giữa Việt Nam và Lào, ngôi làng A Dơi Đớ bị chia làm hai. Ban đầu bà chọn ở lại đất Lào, nhưng năm 2000 "nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn ở Việt Nam, bà con thân thuộc bên này cũng nhiều hơn nên tôi cùng chồng con trở về Việt Nam".
Trở về quê hương, vợ chồng bà cùng 6 đứa con đều không có quốc tịch. Những năm sau, bà sinh thêm 3 đứa con cũng không làm được khai sinh, kèm nhiều giấy tờ liên quan khác. Sau này, 2 đứa cháu vì bố mẹ không có khai sinh nên sống cảnh giống ông bà, cha mẹ. "Một số đứa con của tôi lấy người ở nơi khác, có quốc tịch nên các cháu mới được khai sinh đầy đủ giấy tờ", bà Hiêng nói.
Bà Hồ Thị Hiêng bảo vợ chồng không có quốc tịch Việt khiến con cháu cũng trở thành "người lậu". Ảnh: Hoàng Táo
Tương tự, anh Hồ A Dỗi, nay 37 tuổi, có 6 đứa con đều không được khai sinh. "Trở về từ Lào hơn 15 năm trước, tôi không có giấy tờ nên không nhập tịch trở lại được", anh Dỗi nói. Hai con anh học đến lớp 8, phần vì gia cảnh khốn khó, phần vì không nhận được hỗ trợ hộ nghèo nên nghỉ học.
Cùng cảnh ngộ, anh Hồ Văn Hà (27 tuổi) theo bố mẹ trở về Việt Nam được 10 năm. "May lấy vợ người Việt nên con mới được khai sinh đầy đủ, còn tôi vẫn không có bất cứ giấy tờ", anh Hà nói. Nhà chỉ có 4 sào sắn, làm không đủ ăn, anh Hà muốn vay tiền để thả mấy con bò nhưng "không có ngân hàng nào cho vay".
Theo thầy Hoàng Đình Tuấn, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS A Dơi, khối cấp 2 có 12 học sinh "không quốc tịch". "Vì không có khai sinh nên các em học nhưng không có học bạ, không bảng điểm. Năm tới có 11 em lên lớp 9, nhưng không có hồ sơ nên chắc chắn không xét tốt nghiệp cấp 2 được. Các em vì thế không thể học lên tiếp", thầy Tuấn nói.
Nhiều thanh niên ở A Dơi Đớ mong muốn có quốc tịch để có thể vay vốn, phát triển sản xuất. Ảnh: Hoàng Táo
Ông Hồ Văn Thăng, Phó chủ tịch xã A Dơi thông tin, toàn xã có 67 hộ với 278 khẩu là người Việt Nam, di cư tự do từ Lào về nước trong 10-18 năm qua. Tất cả đều chưa được cấp quốc tịch Việt Nam trở lại, do đó không có sổ hộ khẩu, không chứng minh thư, kết hôn không giấy tờ khiến con cái không được khai sinh.
"Bà con không quốc tịch khiến xã khó khăn trong quản lý hành chính, còn bà con thiệt thòi trong nhiều chế độ, như không thể vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất hay ổn định cuộc sống, không có thẻ bảo hiểm y tế...", ông Thăng nói.
Chính quyền tỉnh Quảng Trị và phía bạn Lào đã có nhiều cuộc làm việc song phương để xác minh những người không quốc tịch trở về Việt Nam. Tuy nhiên, Ban dân tộc tỉnh Quảng Trị cho hay phải đến tháng 8/2018, hai bên Việt - Lào mới trao trả và tiếp nhận những người di cư tự do từ Lào về Việt Nam, từ đó mới có cơ sở để cấp quốc tịch, cùng các chế độ khác cho những hộ dân này.
Hoàng Táo
Theo VNE
Bom nặng 270 kg dưới mặt đường Thi công đường vào công trình điện gió ở huyện Hướng Hoá (Quảng Trị), các công nhân phát hiện quả bom nặng khoảng 270 kg, nguyên ngòi nổ ở độ sâu 2 m. Quả bom dài 1,7m được tìm thấy khi san ủi đất để mở đường. Ảnh: Uyên Nhi Khoảng 7h ngày 11/1, tại công trình đường dẫn vào dự án điện...