Chưa thể gọi là đại án tham nhũng
Người dân nghe nói đến tham nhũng là sôi máu lên, chỉ muốn nhanh chóng đưa ra xét xử và trừng trị.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Cty Vifon
Người dân nghe nói vụ án tại Cty Vifon là một trong mười vụ đại án tham nhũng nghiêm trọng được công bố, nên rất quan tâm theo dõi. Đã là tham nhũng nghiêm trọng thì dứt khoát phải ăn cướp của Nhà nước, của nhân dân hàng ngàn, hàng chục ngàn tỉ đồng. Lại một Vinashin thứ hai chứ chẳng chơi.
Nhưng chuyện không phải vậy. Càng theo dõi diễn biến tại phiên tòa, càng không thấy vụ án này là tham nhũng theo kiểu cá mập, mà cũng chưa chắc được là phận tôm tép. Theo như kết luận của tòa án, các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 18 tỉ đồng, trong đó Nhà nước bị thiệt hại hơn 14 tỉ đồng, phần còn lại là của cổ đông.
Nếu như tòa sơ thẩm đúng (bởi vì còn phúc thẩm), thì Nhà nước thiệt hại 14 tỉ đồng.
Dù một đồng của Nhà nước cũng là tham nhũng, cũng đáng bị trừng trị; nhưng ngẫm trong vụ “đại án” này có nhiều điều kỳ lạ.
Video đang HOT
Kỳ lạ ở chỗ, các đối tượng tham nhũng tại Cty Vifon gây thiệt hại cho Nhà nước, nhưng đại diện phía Nhà nước là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính không thấy mình bị thiệt hại nên từ chối nguyên đơn dân sự để đòi bồi thường tài sản. Có nghĩa là, dù là “tham ô” nhưng không biết tham ô của ai. Không có ai cho mình là bị hại, nhưng tòa vẫn buộc các bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước – đại diện là Bộ Công Thương.
Lạ ở chỗ, các đối tượng tham nhũng ở Cty Vifon làm ăn có hiệu quả. Với vốn ngân sách hơn 16 tỉ đồng (1993), đến khi cổ phần hóa (2003), vốn nhà nước lên trên 48 tỉ đồng. Sau hai lần bán cổ phần, ban giám đốc của Vifon đưa về lại cho Nhà nước hơn 65 tỉ đồng. Chưa kể các nguồn thu từ liên doanh thu lại lợi nhuận cao, Vifon đã nộp các khoản thuế, nộp tiền thu sử dụng vốn liên doanh cho Nhà nước, nộp quỹ phát triển sản xuất xác định vốn nhà nước tổng cộng hơn 75,6 tỉ đồng. So với các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước khác, các đối tượng bị kết tội tham nhũng ở đây không để lại đồng nợ nào.
Còn lạ nữa, kể cả tòa kết luận các bị cáo gây thiệt hại cho cổ đông, nhưng Công đoàn Cty Vifon có đơn đại diện cho hơn 2.000 công nhân gửi đến tòa, đề nghị xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị cáo. Trong 2.000 công nhân này, có nhiều người là cổ đông.
Cho nên, câu hỏi đặt ra sau phiên tòa là vụ án này có phải là “đại án” tham nhũng hay không?
Tội phạm dứt khoát phải bị trừng trị; nhưng phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì dân mới phục.
Theo Lê Thanh Phong
Lao động
Xử "đại án" tham nhũng tại Vifon: Khai lòng vòng, 2 sếp vẫn đổ tội lẫn nhau!
Sáng nay (22.11), phiên tòa xử "đại án" tham nhũng xảy ra tại Cty Vifon tiếp tục diễn ra, bước vào ngày thứ 2, phần xét hỏi đối với các bị cáo. Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó Tổng giám đốc Vifon) về các khoản tiền lớn của Nhà nước bị rút ruột.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Phùng Bắc
Bị cáo Huyền vẫn khăng khăng tất cả các "phi vụ" đều do Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vifon Nguyễn Bi chỉ đạo. Bị cáo này khẳng định như ngày xét xử đầu tiên (hôm qua 21.11), mình chỉ là người thừa hành mà thôi.
HĐXX hỏi bị cáo Bi về khoản tiền gần 2,3 tỉ đồng là tiền từ hoàn thuế nhập khẩu năm 2005 của Vifon. Nguồn tiền này thuộc sở hữu của Vifon 100% vốn cổ đông. Nhưng số tiền này bị cáo Huyền chỉ đạo phòng kế toán thực hiện chuyển tiền cho Bi bằng tài khoản của Mai Long Thanh Tùng (con rể của Bi).
HĐXX hỏi về khoản tiền này thì bị cáo Bi lại chối, là bị cáo chuẩn bị nghỉ hưu, bị cáo không biết mình có bao nhiêu tiền đã gửi huy động vốn.
Trong khi đó, bị cáo Huyền khai rõ là số tiền gần 2,3 tỉ đồng đã chuyển khoản vào tài khoản cho con rể của ông Bi cũng theo sự chỉ đạo của ông Bi.
Bị cáo Huyền còn khẳng định: "Anh Bi lúc đó rất cần tiền, nên chỉ đạo bị cáo chuyển khoản". HĐXX hỏi: "Tại sao những lần trước Bi không yêu cầu chuyển khoản để rút tiền, mà lần này lại rút tiền theo kiểu đi lòng vòng như vậy, mà không đưa tiền mặt như những lần rút tiền trước?", bị cáo Huyền: "Dạ anh Bi chỉ đạo vậy, nên bị cáo làm theo".
HĐXX hỏi: "Bị cáo trả lời rất là bình thường, vì sao vậy? Tại sao không rút tiền mặt như những lần trước mà chuyển khoản đi lòng vòng để lại dấu vết, dễ bị phát hiện?". Chủ tọa phiên tòa còn nhấn mạnh: "Đây là vụ rút tiền cuối cùng và bị phát hiện, liệu đây là vụ cố ý để lại dấu vết đổ tội cho ông Bi?".
Bị cáo Huyền: "Vì ông Bi là Tổng Giám đốc chỉ đạo cho tôi làm như vậy, tôi chỉ thừa hành". Bị cáo Huyền vẫn tiếp tục khai nhận là làm theo chỉ đạo chủa cấp trên, cho rằng ông Bi chỉ đạo, bị cáo này chỉ thừa hành.
Khi HĐXX hỏi số tiền này là tiền hoàn thuế, tại sao bị cáo lại thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của con rể ông Bi? - bị cáo Ka Thị Thu Hồng (nguyên thủ quỹ) khai: "Bị cáo làm vậy là sai".
Đại diện Cty Vifon xin nhận lại những khoản tiền là bị các bị cáo chiếm đoạt, như khoản tiền 49% với khoản tiền 200.000USD của Vifon vì lúc đó Nhà nước quản lý 51%, cũng như khoản tiền 2,3 tỉ đồng và 1,3 tỉ đồng về cho Vifon...
HĐXX xét hỏi một số người liên quan đến Vifon về số tiền hơn 43 tỉ đồng nằm tại Vifon (tịch thu sung công quỹ nhà nước), tại sao khoản tiền lớn đến như vậy mà lãnh đạo Vifon không biết, cho đến khi Cơ quan điều tra phát hiện thì khoản tiền này có từ thời vốn của Nhà nước, do vậy đã tịch thu sung công quỹ nhà nước...
Phiên tòa tiếp tục diễn ra vào sáng nay (22.11).
Theo Laodong
"Tử hình Tổng GĐ ALC II và Chủ tịch HĐTV Cty Quang Vinh là đúng pháp luật!" Chiều 12.11, phiên tòa xử "đại án" tham nhũng xảy ra tại Cty Cho thuê Tài chính II (ALC II) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank, bước vào phần tranh luận của VKSND với phần bào chữa của các luật sư. 9 bị cáo được VKSND đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem...