Chưa thể đánh giá an toàn đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Việc đánh giá an toàn hệ thống chưa được thực hiện do các chuyên gia của Tổng thầu Trung Quốc và Tư vấn giám sát (TVGS) của Pháp chưa thể sang Việt Nam.
Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến nay các nhân sự của Tổng thầu Trung Quốc, TVGS, Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (Tư vấn ACT – Pháp) vẫn chưa thể sang Việt Nam tiếp tục thực hiện dự án do khó khăn trong các thủ tục cấp visa, vận chuyển đưa đón nhân sự, cách ly phòng chống dịch bệnh liên quan đến chính sách của các quốc gia khác nhau.
Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương cho phép nhập cảnh đối với người nước ngoài làm việc tại dự án.
Sau khi UBND TP Hà Nội có văn bản chấp thuận danh sách nhân sự của Tổng thầu, TVGS sang Việt Nam, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện thủ tục cấp visa cho các nhân sự này. Dự kiến thủ tục này sẽ hoàn thành vào cuối tháng 5.
Do chưa biết thời gian cụ thể mở lại đường bay Việt Nam – Trung Quốc nên Ban quản lý dự án đã yêu cầu các chuyên gia tổng thầu phải đi bằng đường bộ sang Việt Nam để đảm bảo tiến độ công việc, phục vụ dự án.
13 đoàn tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông được cấp tạm chứng nhận đăng kiểm để chạy thử
Đối với nhân sự của tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (Tư vấn ACT), do hạn chế chuyến bay từ Pháp sang Việt Nam cũng như yêu cầu giãn cách xã hội tại Pháp, Tư vấn chưa xác định được chính xác thời điểm sang Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác đánh giá an toàn hệ thống.
Đánh giá an toàn trong 3 tháng
Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt thông tin thêm, dự án hiện đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Các công việc còn lại chủ yếu là hoàn thiện hiện trường, mỹ quan, chỉnh sửa một số thiết bị để chuẩn bị cho vận hành thử toàn hệ thống; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ hoàn công để phục vụ công tác nghiệm thu, bàn giao dự án.
Sau khi các nhân sự của Tổng thầu, TVGS sang Việt Nam và thực hiện cách ly theo quy định, các bên sẽ tiến hành công tác nghiệm thu các chuyên ngành, vận hành thử toàn hệ thống, diễn tập các tình huống an toàn.
Cùng với đó, Tư vấn ACT sẽ tiến hành công tác đánh giá an toàn hệ thống, dự kiến thực hiện trong 3 tháng.
“Trên cơ sở kết quả vận hành thử, báo cáo đánh giá an toàn hệ thống, các bên sẽ xem xét, tiến hành công tác nghiệm thu để bàn giao dự án”, đại diện Ban quản lý dự án đường sắt cho biết.
Đường sắt Ấn Độ vận hành trở lại từ ngày 12/5
Công ty Đường sắt Ấn Độ sẽ khởi động lại các tuyến tàu khách trên toàn quốc từ ngày 12/5, 2 tháng sau khi dừng mọi hoạt động vì Covid-19.
Trong giai đoạn đầu, Đường sắt Ấn Độ sẽ cho chạy 15 đôi tàu và hành khách có thể đặt vé từ ngày 11/5. Những đoàn tàu này sẽ khởi hành từ New Delhi và tỏa đi các thành phố khác trên cả nước. Tàu sẽ chỉ dừng ở một số ga trong suốt hành trình. Tùy tình hình dịch bệnh và số lượng toa xe, các tuyến đường sắt khác sẽ được mở cửa trở lại.
Đường sắt Ấn Độ đang chạy nhiều đoàn tàu đưa người lao động nhập cư bị mắc kẹt về quê. Ảnh: ANI
Đường Sắt Ấn Độ đang huy động 20.000 toa xe để làm nơi cách ly phục vụ điều trị Covid-19. Ngoài ra còn một số lượng toa xe đầu máy khác phục vụ chiến dịch đặc biệt đưa người lao động nhập cư bị mắc kẹt về quê.
Hiện tại, hành khách chỉ có thể mua vé qua qua hình thức đặt vé trực tuyến. Các quầy vé vẫn chưa được mở cửa trở lại. Công ty đường sắt Ấn Độ cho biết: hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và đo thân nhiệt khi lên tàu.
Việc khởi động lại các đoàn tàu khách tại Ấn Độ nhằm chuẩn bị cho quá trình nới lỏng dần phong tỏa trên toàn quốc, khôi phục lại các hoạt động kinh tế, xã hội. Theo kế hoạch của Chính phủ Ấn Độ, đợt phong tỏa lần thứ 3 sẽ kết thúc vào ngày 17/5.
Đường sắt Trung Quốc có công nghệ phát hiện hành khách nghi nhiễm COVID-19 Các nhà chức trách đường sắt Trung Quốc đang áp dụng công nghệ dữ liệu lớn vào kiểm soát dòng hành khách khổng lồ và hỗ trợ phòng chống dịch. Ảnh minh họa Nền tảng đặt vé đường sắt trực tuyến 12306 của Trung Quốc đã khai thác những lợi thế của công nghệ dữ liệu lớn và bán vé cho hành khách...