Chưa thay thế vaccine Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng
Trong vòng nửa tháng qua, trên cả nước đã xảy ra 2 trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng có liên quan đến vaccine Quinvaxem, khiến người dân thêm lo ngại về tính an toàn của loại vaccine “5 trong 1″ này. Thông tin đến báo chí ngày 6-11, Bộ Y tế khẳng định vẫn tiếp tục sử dụng vaccine Quinvaxem và sẽ xem xét giải pháp thay thế vaccine khi có đủ các bằng chứng khoa học và có nguồn cung ứng đủ vaccine thế hệ mới.
*Hết năm 2016 vẫn khan hiếm vaccine dịch vụ
Bộ Y tế đã tính đến phương án thay thế vaccine Quinvaxem
Không có vaccine nào an toàn 100%
Tính chung trên cả nước đến thời điểm này đã ghi nhận 16 ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine “5 trong 1″ Quinvaxem, trong đó có 8 ca tử vong. Trước thực trạng đáng lo ngại đó, thời gian gần đây rất nhiều ý kiến cho rằng vaccine Quinvaxem sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia là không an toàn và đề nghị phải thay thế loại vaccine này. Mặt khác, nhiều phụ huynh có tâm lý không đưa con đi TCMR mà chờ đợi để tiêm vaccine dịch vụ Infanrix Hexa (6 trong 1) hoặc Pentaxim (5 trong 1) vì tin tưởng các loại vaccine có thành phần ho gà vô bào này là tuyệt đối an toàn, dù tình trạng khan hiếm 2 loại vaccine này đã kéo dài cả năm nay và vẫn chưa biết bao giờ mới có.
Video đang HOT
Trao đổi thông tin đến báo chí ngày 6-11, Bộ Y tế nhấn mạnh, không có loại vaccine nào là an toàn 100% cả. “Quan điểm Bộ Y tế là trẻ em Việt Nam được tiêm nhiều loại vaccine thế hệ mới, an toàn và hiệu quả. Tuy vậy việc thay thế vaccine cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học, không thể cứ xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng là thay thế ngay loại vaccine đang sử dụng mà phải tìm hiểu rõ vấn đề an toàn tiêm chủng, tính sinh miễn dịch của loại vaccine dự kiến thay thế.
Tiếp đó là nguồn cung ứng vaccine, nguồn tài chính bảo đảm. Tuy nhiên, bất kỳ loại vaccine nào cũng có tỷ lệ phản ứng nhất định và không ai dám khẳng định là loại vaccine mới thay thế khi được triển khai sẽ không xảy ra tử vong” – thông cáo của Bộ Y tế nêu rõ.
Quinvaxem là loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiền thẩm định về chất lượng. Trên thế giới, vaccine Quinvaxem đã được sử dụng tại hơn 90 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Tại Việt Nam, vaccine Quinvaxem đã sử dụng từ năm 2010 và đến nay đã có khoảng 24,9 triệu liều được sử dụng. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay đã sử dụng 3.489.295 liều Quinvaxem trong tiêm chủng.
Bộ Y tế khẳng định, về nguyên tắc các vaccine đều phải đảm bảo được tính an toàn, hiệu lực và kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng song không thể tránh khỏi tỷ lệ tai biến nhất định. Việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vaccine chứ không phải chỉ có Quinvaxem và không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm Quinvaxem là do nguyên nhân từ phía vaccine mà còn có nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng.
Thay thế vaccine phải có bằng chứng khoa học
Cũng theo Bộ Y tế, việc thay thế vaccine Quinvaxem bằng vaccine phối hợp chứa thành phần ho gà vô bào cũng đã được đặt ra, tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái chiều. Hiện nay nguồn cung ứng các vaccine này (Infanrix Hexa, Pentaxim) trên thế giới và tại Việt Nam rất khó khăn, không có để sử dụng ngay cả trong tiêm dịch vụ.
Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà sản xuất không có khả năng cung ứng đầy đủ vì thay đổi quy trình công nghệ, địa điểm và kế hoạch sản xuất… do vậy cần nhiều thời gian hơn trước mới có thể đưa được sản phẩm ra thị trường kể từ lúc được đặt hàng, khiến các nhà sản xuất không ưu tiên cung ứng cho các nước chưa đưa vaccine này vào TCMR mà chỉ cung cấp cho các nước đã đặt hàng với số lượng lớn từ vài năm trước.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, từ nay đến cuối năm 2015, thậm chí hết năm 2016, tình trạng khan hiếm 2 loại vaccine “5 trong 1″, “6 trong 1″ dịch vụ vẫn sẽ tiếp diễn. Do vậy, nếu tiếp tục chờ đợi để được tiêm vaccine này, trẻ có thể sẽ bị mắc bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B…
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, trẻ em Việt Nam được tiêm chủng nhiều loại vaccine an toàn và hiệu quả, Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp, đồng thời xem xét các giải pháp thay thế khi có đủ các bằng chứng khoa học và có nguồn cung ứng đủ vaccine thế hệ mới, đảm bảo nguồn tài chính, trong đó sử dụng vaccine an toàn, hiệu quả đặt lên hàng đầu. Bộ Y tế cũng nghiêm cấm tất cả việc lợi dụng việc khan hiếm vaccine để trục lợi, đồng thời khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn hàng trôi nổi (nếu có) sẽ không bảo đảm chất lượng, giá thành cao.
Theo_An ninh thủ đô
Triển khai tiêm chủng mở rộng tại cơ sở tiêm chủng dịch vụ
Các cơ sở y tế của Nhà nước có tổ chức hoạt động tiêm chủng dịch vụ phải tổ chức tiêm chủng các vaccine thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Hiện nay, một số thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ đang tạm thời thiếu vaccine 6 trong 1 và vaccine 5 trong 1. Để đảm bảo trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, chiều 9/3, Bộ Y tế đã gửi văn bản khẩn, chỉ đạo các đơn vị liên quan:
Thư nhât, tăng cường truyền thông, tư vấn về lợi ích tiêm chủng, các loại vaccine, chất lượng vaccine trong tiêm chủng mở rộng.
Thư hai, chỉ đạo các cơ sở y tế của Nhà nước có tổ chức hoạt động tiêm chủng dịch vụ phải tổ chức tiêm chủng các vaccine thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Thư ba, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ tiêm chủng dịch vụ.
Bộ Y tế cung yêu cầu Cục Quản lý Dược phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đảm bảo nguồn vaccine thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Các đơn vị phải khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 31/3 tới đây.
Theo_VTV
Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có chỗ để mua vắc xin dịch vụ! Trao đổi nhanh với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội sáng nay 2/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sẽ tổ chức trả lời trực tuyến tất cả những vấn đề liên quan đến vắc xin Quinvaxem đồng thời cho biết muốn mua vắc xin dịch vụ mà người ta không bán. Bộ trưởng Bộ Y tế...