Chưa tết, nhiều người đã thấy áp lực với “khoản lì xì”
Một bài đăng trên mạng xã hội thu hút gần 4 ngàn bình luận. Trong đó phần lớn than thở về mặt trái của tục lì xì thời hiện đại.Một bài đăng trên mạng xã hội thu hút gần 4 ngàn bình luận.
Trong đó phần lớn than thở về mặt trái của tục lì xì thời hiện đại.
Phát ngôn gây ra cả sự đồng cảm lẫn tranh cãi của đạo diễn Lê Hoàng
Mùa tết năm nào, chuyện tiền lì xì cũng “ nóng”. Mới đây, một fanpage đăng tải phát ngôn của đạo diễn Lê Hoàng, thu hút hàng ngàn người quan tâm. Nam đạo diễn cho rằng phong tục lì xì ngày tết đã trở thành “món nợ” khiến nhiều người không dám đi thăm bạn bè, công nhân nặng trĩu tâm tư khi về quê đón tết.
Trong gần 4 ngàn bình luận, nhiều người bày tỏ nỗi lòng về chuyện lì xì: Lì xì đầu năm là nhận lộc, để xin vía may mắn, cả năm hưởng lộc, nhưng nhiều người đặt nặng chuyện này, làm tâm lý người lì xì căng thẳng theo. Mỗi khi nhét tờ polime vào bao, phải đắn đo, suy nghĩ bao nhiêu thì đúng, bao nhiêu thì đủ, ít quá không được mà tài chính thì có hạn. Họ hàng, gia đình nào đông con cháu là tốn bộn. Nhà có con nít thì còn “thu hồi vốn” được phần nào, không thì cũng phải ráng chi.
Những bình luận nhận nhiều like nói nên bỏ tục lì xì, vì đây cũng là một khoản chi rất áp lực ngày tết: “Lì xì vốn dĩ mang ý nghĩa phát lộc, nhận may mắn, còn bây giờ đa số chỉ quan tâm là tiền ít hay nhiều”, “Thời chưa lấy chồng tôi không quan tâm lắm. Nhưng sau khi kết hôn, có cuộc sống riêng thì ngày tết cũng bị áp lực vì tiền lì xì. Lì xì thì không tiếc nhưng sợ lì xì ít quá thì không được. Có người chỉ lì xì thôi bay luôn cả tháng lương ấy chứ”…
Có người kể lại trải nghiệm “khó quên” với chuyện lì xì trong năm mới: “Hồi nhỏ được lì xì 10 ngàn, 20 ngàn là vui lắm, nhưng bây giờ là bọn nhỏ chê. Tôi chứng kiến một đám nhỏ kéo nhau ra góc mở bao lì xì, rồi nói: “Chỉ có 10 ngàn này”, “Con nít bây giờ bóc bao lì xì trước mặt mình luôn. Tiền ít, nó biết là chê luôn. Nhiều khi nó quay sang nói với cha mẹ khiến mình ngại ghê: “Có 50 ngàn mẹ ơi”, “Mỗi đứa nhỏ bây giờ cho ít nhất 100 ngàn đồng. Thậm chí có đứa còn chê 100 ngàn là ít”…
Chị đồng nghiệp của tôi kể chuyện lì xì này khiến chị mệt mỏi mỗi mùa Tết. Bởi chị đông bạn bè, khi gặp nhau phải lì xì cho con họ. Mỗi bao lì xì, chị để từ 200 đến 500 ngàn đồng và bạn bè sẽ lì xì lại cho con chị. Với chị, việc này giống trao qua đổi lại hơn là phong tục. Sau mỗi mùa tết, chị lại phải năn nỉ con để được “giữ” phần tiền lì xì đó, như cách “thu hồi vốn”.
Câu chuyện lì xì nhận được sự quan tâm của nhiều người trên mạng xã hội
MC Phan Anh chia sẻ trên trang cá nhân rằng, anh từng có cảm giác việc lì xì như trả nợ, vì phong tục này bị biến tướng. Năm ngoái, để giải quyết vấn đề này, anh quyết định để một mức tiền giống nhau cho tất cả bao lì xì. Năm nay cũng như thế. Đồng thời, anh luôn chú trọng dạy con về phép lịch sự khi nhận lì xì.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với Phan Anh, nhiều người cũng cho rằng chỉ vì sự biến tướng mà bỏ phong tục lì xì thì không nên, bởi đây là nét văn hoá đẹp. Họ chia sẻ: “Cảm giác được cầm trên tay phong bao đỏ thắm rất vui và hạnh phúc. Tôi luôn tin có nhiều tình cảm, lời cầu mong may mắn được trao gửi bên trong đó”, “Cảnh cả nhà quây quần, chúc tục nhau và nhận lì xì đáng được giữ gìn”, “Phải có tục lì xì thì mới là cái tết trọn vẹn. Điều quan trọng nhất là cách chúng ta nhìn nhận và ứng xử với chúng ra sao”…
Ở gia đình tôi, các anh, chị và tôi từ nhỏ được cha mẹ dạy dỗ rất kỹ về chuyện nhận lì xì. Khi nhận lì xì phải biết cảm ơn, gửi lại những lời chúc tốt đẹp. Bao lì xì phải cất vào túi, về đến nhà mới được mở. Điều này tiếp tục được truyền dạy sang các cháu của tôi. Tôi vẫn có thói quen giữ lại các phong bao lì xì khi tết qua đã lâu, bất kể số tiền bên trong ít hay nhiều. Bởi tôi tin rằng giá trị của chúng là gửi gắm năng lượng tích cực, sự may mắn.
Mùa tết năm nào chuyện lì xì cũng “nóng”
Bản chất của tục lì xì không xấu, vì thế, thay vì đòi xoá bỏ, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh, định hướng; trước nhất là từ suy nghĩ của mình, rồi dạy bảo con trẻ.
3 rủi ro cần vượt qua khi ngoài 40 tuổi
Sau 40 tuổi là giai đoạn vàng son của cuộc đời nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu vượt qua được những rủi ro này bạn sẽ làm nên nghiệp lớn.
1. Bệnh tật
Lưu Quốc Ân, giáo sư Đại học Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong hơn 20 năm và phát hiện ra rằng yếu tố then chốt quyết định khả năng tích lũy tài sản của một người là sức khoẻ thể chất.
Một người đến tuổi trung niên tay trái gánh vác sự nghiệp, tay phải lo toan chuyện gia đình, không có sức khoẻ bạn khó có thể hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ lớn này.
Trong một chương trình truyền hình thực tế "Longing for life", Huỳnh Lỗi đã chia sẻ về một biến cố trong cuộc đời đã khiến anh phải trân trọng sức khoẻ của mình hơn bao giờ hết.
Huỳnh Lỗi cho biết có thời điểm anh đã bị ốm, sốt trong một thời gian dài "Là cha, tôi chắc chắn muốn dành nhiều thời gian để bên con nhưng trong khoảng thời gian đó tôi lại không thể dẫu đã gắng sức", anh nói.
Để sức khoẻ không sa sút và che chở được cho con, Huỳnh Lỗi bắt đầu chạy bộ để cải thiện sức khỏe. Khi ghi hình chương trình, mặc dù các thành viên khác đang ngủ say nhưng anh vẫn duy trì thói quen dậy sớm chạy bộ. Kiên trì tập thể dục, anh đã cải thiện được tình trạng sức khoẻ và giảm được hơn 10kg.
Trong bài báo có tiêu đề "Bao nhiêu người đã không qua khỏi giai đoạn 45-55 tuổi", tác giả đã viết: "45-55 tuổi là một trong những thời kỳ vàng son của cuộc đời nhưng cũng là thời kỳ rủi ro cao. Bởi đây là giai đoạn bệnh tật dễ kéo đến".
Khi còn trẻ, bạn sẽ luôn cảm thấy tiền bạc và địa vị là những thứ quan trọng nhất. Tuy nhiên đến độ tuổi trung niên, bạn cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên và phải đặt sức khoẻ lên hàng đầu.
Tập thể dục hàng ngày, áp dụng chế độ ăn khoa học và ngủ đủ giấc... là một trong những cách giúp bạn bảo vệ được bản thân và thành quả đã làm được trong suốt những năm tháng tuổi trẻ.
2. Thất nghiệp
Khủng hoảng việc làm của người trung niên thường không phải về vấn đề tuổi tác mà là thiếu kỹ năng. Khi bị rơi vào tình cảnh khó khăn nhất, kỹ năng chính là chiếc phao cứu sinh của bạn.
Chồng của Lý Hoà đột ngột qua đời khi cô đang mang thai 8 tháng và có một cô con gái 6 tuổi. Một mình vượt cạn, nuôi thêm người con lại không có việc làm, nhiều người cho rằng cô như đang ở tận cùng của khó khăn.
Tuy nhiên sau khi sinh con, cô được giới thiệu đến một công ty giúp việc để làm bảo mẫu. Khi những người khác nghỉ ngơi, cô tận dụng mọi thời gian rảnh để học cách chăm sóc người già và trẻ em cùng các kỹ thuật xoa bóp và nấu ăn.
Hai năm sau, cô đạt được được các chứng chỉ liên quan trong nghề. Đối với mỗi khách hàng phục vụ cô đều ghi lại chi tiết khoảng thời ăn của bé, sự thay đổi trong quá trong tăng trưởng, sở thích ăn uống...
Sự chuyên nghiệp không chỉ giúp cô thu hút được một lượng lớn khách hàng mà còn nhận được tiền lương cao gấp đôi.
Vì vậy nên dẫu đang làm công việc gì, khó khăn ra sao, mức lương như thế nào, điều quan trọng là bạn phải trở thành một người không thể thay thế ở vị trí đó.
Khi đến tuổi trung niên, điều đáng sợ nhất là không có kỹ năng và ngừng học hỏi. Sau khi tốt nghiệp đại học, Lao Ly đến Bắc Kinh và tìm một công việc được trả mức lương cao và ổn định. Nhưng trong suốt 10 năm đó, kỹ năng làm việc của anh hầu như không được cải thiện. Dưới làn sòng của thế hệ trẻ giàu năng lượng và nhiệt huyết, anh đã bị đào thải khỏi công ty do không cập nhật và bắt kịp được những thông tin và kiến thức mới.
Nếu không ngừng học hỏi, bạn sẽ bị bủa vây ở mọi hướng khi bước đến tuổi trung niên. Học thêm một kỹ năng bạn sẽ mở cho mình thêm một lối thoát. Biết thêm một kỹ năng bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống.
Bắt đầu từ hôm nay, nếu bạn có thời gian để nạp thêm kiến thức, bạn có nhiều cơ hội hơn ở nơi làm việc sau tuổi trung niên.
3. Ly hôn
Một thanh niên đến cửa hàng mua bát, anh ta cầm một chiếc bát và đập nhẹ lần lượt vào những chiếc bát còn lại. Âm thanh phát ra khá đục. Anh nói rằng đây không phải là những chiếc bát tốt vì âm thanh không trong.
Ông chủ đã mỉm cười và bưng một chiếc bát lên cho cậu thử. Thật bất ngờ, âm thanh do chiếc bát này với mọi chiếc khác đều rất vui tai.
"Bản thân chiếc bát ban đầu đã là một sản phẩm lỗi thì khi thử nó với những chiếc bát khác chắc chắn sẽ không thể có được kết quả tốt. Nếu muốn tìm một chiếc bát tốt, trước hết, hãy chắc chắn rằng chiếc bát của bạn là tốt nhất", ông chủ nói.
Khi đến tuổi trung niên, nhiều người ly hôn vì người bạn đời không như anh ta mong muốn. Song thực tế người gây ra vấn đề lại chính là bản thân bạn.
Giang Linh, một nhà tư vấn vấn tâm lý thường xuyên cãi nhau với vợ. Trong những năm qua anh cảm thấy tính cách của vợ mình đã thay đổi rất nhiều khiến bản thân không thể chịu nổi. Vợ chồng anh không thể kiên nhẫn nói chuyện với nhau quá dài.
Một đêm, trong lúc trằn trọc, anh suy nghĩ mình đã bận rộn với công việc mà ít quan tâm đến gia đình. Khi bố ốm, vợ anh vừa phải chăm sóc ông lại dạy cả con làm bài. Lúc này anh chợt hiểu, không phải tính cách của vợ thay đổi mà là do cô ấy đã quá mệt mỏi.
Từ khi hiểu được nỗi vất vả của vợ, sau tan ca, anh Tường đi làm về sớm và chủ động giúp đỡ vợ công việc nhà. Dần dần, anh thấy vợ mình đã kiềm chế được tính nóng nảy. Quan hệ của 2 người dần tốt lên.
Thực tế không có người bạn đời hoàn hảo, một cuộc hôn nhân hạnh phúc là khi 2 người dành cho nhau sự bao dung.
Khi đến tuổi trung niên bạn cần dịu dàng trong tính khí, bình tĩnh trong mọi tình huống và bao dung trong tình cảm. Như vậy bạn mới có thể duy trì mối quan hệ hôn nhân dài lâu.
Ngạc nhiên khi biết giá trị món quà mà chị đồng nghiệp cũ tặng Tôi lên mạng, tra giá món quà của chị đồng nghiệp cũ tặng cho con trai mình. Biết giá rồi thì sững sờ, ngơ ngẩn. Tôi và chị Mi có mối quan hệ rất tốt. Trước đây, chị Mi làm cùng công ty và là người hướng dẫn tôi thực tập. Sau đó, chị ấy chuyển đi nơi khác theo chồng. Dù không...