Chùa Tam Chúc: Đất đá ngổn ngang không kìm được chân du khách!
Dù đất đá ngổn ngang, trời nắng gay gắt cũng không thể ngăn bước chân của du khách khắp mọi miền đất nước đến với khu tâm linh Tam Chúc – Ba Sao trên mảnh đất Hà Nam anh hùng.
Ẩn mình trong quần thể núi đá vôi độc đáo, dù còn đang trong quá trình thi công với đất đá ngổn ngang, Chùa Tam Chúc (Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam) hiện ra với phong cảnh nước non hùng vĩ, giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên như hòa mình vào chốn bồng lai tiên cảnh. Ngôi chùa không chỉ là hiện thân của những câu chuyện truyền thuyết, mà còn là nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử của triều đại Đinh cách đây hơn 1.000 năm.
Tam Chúc đẹp như một bức tranh thủy mặc với những đường nét tự nhiên do tạo hóa sắp đặt: Lưng tựa núi, mặt hướng ra hồ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi hình tay ngai.
Xuất hiện bề thế, Cổng Tam Quan là nơi khởi đầu của cuộc hành trình tâm linh mà du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh thiêng của quần thể tâm linh Tam Chúc – Ba Sao.
Cổng Tam Quan – Khởi đầu cuộc hành trình tâm linh.
Điện Quan Âm là nơi dừng chân thứ hai của khách thập phương với một pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn. Điểm nhấn của Điện Quan Âm là 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích 4 bức tường, gắn liền với những sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát gần gũi người dân Việt Nam. Trung tâm của các bức tranh là tượng khắc nổi của Phật Quan Âm với hình ảnh quen thuộc trong các ngôi chùa cổ như Chùa Phật Tích, Chùa Hương.
Nơi đây chính là một kho tàng với những câu chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của Bồ Tát, cứu độ chúng sinh, thể hiện qua các ứng thân của Đức Phật khi Ngài đã trải qua vô số kiếp luân hồi. Những câu chuyện trên các bức phù điêu đá trong điện Quan Âm như chuyển tải thông điệp về vẻ đẹp chân – thiện – mỹ, về đạo lý tốt đẹp của con người. Bồ Tát khi thì hiện thân thành chú voi, hi sinh thân mình nhảy xuống vách núi để làm thức ăn cứu dân làng lúc đang đói khát; có khi lại hiện thân thành chú thỏ sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu người Bà-la-môn khỏi chết đói trong rừng; khi thì lại là một vị vua từ bi sẵn sàng xẻ thịt cánh tay của mình cho quạ ăn thịt để cứu chim sẻ.
Điện Quan Âm – Vẻ đẹp từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Điện Giáo Chủ hiện ra bên trên Điện Quan Âm với một pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do chính các nghệ nhân Việt Nam chế tác.
Chính nơi đây, du khách sẽ thấy một vị Phật lịch sử, điều mà chắc hẳn không phải ai trong chúng ta cũng am tường. Điểm nhấn đặc biệt trong Điện Giáo Chủ là 4 bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ 4 bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn, bước ngoặt trong cuộc đời của Đức Phật: Phật Sinh, Phật Thành Đạo, Phật Thuyết Pháp và Phật Niết Bàn. Ngắm nhìn những bức phù điêu du khách sẽ cảm nhận như Đức Phật lịch sử đã thực sự hiển linh, hòa quyện với cảnh sắc nơi đây, gắn liền với hồn thiêng sông núi của vùng đất này.
Video đang HOT
Điện Giáo Chủ – Vị Đức Phật lịch sử.
Theo dấu chân linh thiêng, Điện Tam Thế hiện ra với 3 pho Tam Thế Phật ngay chính giữa, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Nét tinh tế với kiến trúc tại Điện Tam Thế là 12.000 bức tranh đá được chạm khắc tinh xảo. Mỗi bức là sự gửi gắm một câu chuyện vô cùng nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật, đó là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn – chốn bồng lai tiên cảnh – nơi ẩn chứa tất cả những vẻ đẹp chân – thiện – mỹ mà con người hằng mong ước.
Mỗi bức tượng thể hiện một chủ điểm, các chủ điểm được sắp đặt trình tự theo chiều kim đồng hồ từ trái qua phải, đồng thời, logic câu chuyện về Tam Thế Phật cũng được sắp đặt theo chiều quay đó như một quy luật của tự nhiên.
Điện Tam Thế – Tam Thế Phật hiển linh.
Ngay bên ngoài Điện Tam Thế là cây Bồ Đề được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka. Cây Bồ Đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay (2.250 tuổi) và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía Nam của cây Bồ Đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.
Cây Bồ Đề – Báu vật thánh tích Mahamegha.
Cùng với đó là Vạc Phổ Minh được đặt chính giữa lối vào Điện Tam Thế với ý nghĩa răn dạy con người về nhân quả “ở hiền gặp lành, làm việc xấu phải chịu quả báo”, những tội đồ, những việc làm xấu nếu thoát được ở dương gian thì “lưới trời thưa mà khó lọt”.
Vạc phổ minh – ‘lưới trời thưa mà khó lọt’.
Trạm dừng chân cuối cùng của du khách là Chùa Ngọc, ngôi chùa độc đáo tọa lạc trên đỉnh núi cao. Từ nơi đây, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh sơn thủy, hữu tình của núi non hùng vĩ.
Phật Ngọc – Vẻ đẹp toàn mỹ chốn bồng lai.
Tượng Phật bằng ngọc được chạm khắc tinh tế, thể hiện vẻ đẹp bí ẩn và toàn mỹ. Tương truyền, nếu các phật tử có thể chạm tay vào tượng Phật, thật tâm mong cầu thì mọi ước nguyện sẽ được linh nghiệm…
Trạm dừng chân cuối cùng – Nét bình yên tại Chùa Ngọc.
Trải qua chặng đường dài khép lại cuộc hành trình, du khách sẽ cảm nhận được lòng mình bỗng trở nên thanh tịnh, hi vọng về một năm mới mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc!
Theo vietq.vn
Chùa Tam Chúc, bồng lai tiên cảnh giữa trần gian
Quần thể chùa Tam Chúc tại Ba Sao, Kim Bảng (Hà Nam) toạ lạc trên diện tích 5.100ha, với nhiều báu vật nổi tiếng như 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa, 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn... được ví như tiên cảnh trần gian và vịnh Hạ Long trên cạn.
Bảo Tháp tại quần thể chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Theo tìm hiểu của phóng viên, chùa Tam Chúc được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi "Thất Tinh" và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa "Thất Tinh".
Giáo sư Vũ Minh Giang cùng viên thiên thạch Mặt Trăng trị giá 600.000 USD tại Chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Sau có người đến núi Thất Tinh phá đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa "Thất Tinh" sau này được đổi thành chùa "Ba Sao" và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.
Điều đặc biệt nữa, Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Ngoài ra, Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Cột kinh cột cao 12m, nặng 200 tấn. Ảnh: M.Đ
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.
Đáng chú ý, Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo có thiết kế hết sức công phu. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m, giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.
Toàn cảnh chùa Tam Chúc, nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức
Không những thế, Chùa Tam Chúc còn đang trồng cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam. Cây bồ đề này được chiết ra từ "Cây Bồ ề Vĩ ại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.
Cảnh chùa Tam Chúc nhìn từ điện Tam Thế: Ảnh: M.Đ
Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la.
Trước đó, ngày 11/10, tại buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Đại lễ sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Vạc dầu phác hoạ khu du lịch tâm linh Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam) và chùa Hương (Hà Nội).
Đại lễ dự kiến sẽ đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo cũng như các Phật tử thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 90-100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. 10.000 phật tử, người dân Việt Nam cũng sẽ tham gia Đại lễ.
Đình tam chúc nằm trên 1 hòn đảo nổi giữa hồ Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Đây là lần thứ 3 Việt Nam tổ chức Đại lễ trên. Trước đó, sự kiện được tổ chức ở Hà Nội và Ninh Bình vào năm 2008 và 2014 đều để lại ấn tượng tốt trong lòng bạn bè thế giới.
Hiện đã hình thành con đường tâm linh từ Bái Đính - Tam Chúc và chùa Hương. Điều đáng nói, những ngày trời quang mây tạnh, du khách đứng ở khu vực Bảo Tháp quan sát được cảnh chàu Hương. Ngoài giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương được kết nối bởi con đường dài 5km rộng 20m, du khách sẽ bị hút hồn bởi cảnh vật chim kêu vượn hót hai bên đường.
Theo tienphong.vn
Chiêm ngắm những cổng tam quan có "1 không 2" ở Ninh Bình Phương Đình nhà thờ đá Phát Diệm, cổng vào Quần thể danh thắng Tràng An, cổng vào di tích cố đô Hoa Lư... đều là những công trình cổng tam quan "khủng" có kiến trúc độc đáo, xây dựng bằng đá xanh khối lớn có "1 không 2" ở Ninh Bình hiện nay. Nhà thờ đá Phát Diệm là công trình kiến trúc...