Chùa Tà Pạ Kiến trúc Khmer giữa núi rừng xứ ‘Thất Sơn’ An Giang
Kiến trúc chùa Tà Pạ (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) có điểm nhấn là phần mái với tháp nhọn vút lên trời, bao quanh có những đỉnh hình tam giác nổi bật. Đến những chiếc kèo, cột hay cánh cửa của chùa cũng được trang trí với những hình ảnh lấy cảm hứng từ cuộc đời của Đức Phật, hình ảnh sinh hoạt văn hóa của bà con Khmer với đời sống bình dị.
Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn – Num (theo cách gọi của người Khmer), tọa lạc trên núi Tà Pạ.
Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer, mọi góc đều được chính tay các nghệ nhân người Khmer chạm trổ và điêu khắc.
Chùa Tà Pạ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang, chùa theo phái Nam tông hệ của Phật giáo tiểu thừa mang đậm chất Khmer. Nhìn từ xa, du khách sẽ thấy ngôi chùa này được xây dựng trên những cột bê tông chống đỡ cao đến 45m.
Xung quanh không gian vắng lặng được cây cối xanh mướt bao bọc. Do đó, nhiều người ví chùa Tà Pạ như đang bay lơ lửng trên không, có thể nhìn thấy được từ tất cả mọi phía. Cộng thêm lối kiến trúc Khmer có màu đỏ, cam đặc trưng, ngôi chùa càng thêm nổi bật.
Chùa Tà Pạ đã được khởi công xây dựng vào thời điểm 1999, theo thời gian được trùng tu ngày càng khang trang và được biết đến nhiều hơn từ khoảng cuối 2019. Ảnh: Trúc Nhã
Những tháp cốt trong khuôn viên chùa. Ảnh:Trúc Nhã
Một số kiến trúc của chùa Tà Pạ còn chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Trúc Nhã
Ngôi chùa nằm giữa bốn bề rừng núi, tầm nhìn hướng thẳng xuống cánh đồng Tà Pạ. Ảnh: Trúc Nhã
Chùa Tà Pạ mang lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer với tông màu đỏ cam chủ đạo. Ảnh: Trúc Nhã
Video đang HOT
Kiến trúc chùa có điểm nhấn là phần mái với tháp nhọn vút lên trời, bao quanh có những đỉnh hình tam giác nổi bật. Ảnh: Trúc Nhã
Mái chùa có ngọn tháp cao vút giữa trời xanh. Ảnh:Trúc Nhã
Chùa mới được xây dựng gần chùa cũ, một mặt muốn giữ nguyên những kiến trúc ban đầu, mặt khác tạo thêm nhiều nét hấp dẫn để không chỉ người dân mà còn tạo thêm địa chỉ tham quan, chiêm bái cho khách du lịch khi đến với Tri Tôn. Ảnh: Trúc Nhã
Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa. Ảnh: Trúc Nhã
Người ta sử dụng đá granit để xây dựng các hạng mục trong chùa, tạo nên điểm nhấn khác biệt trong kiến trúc và vẻ đẹp của chùa Núi. Ảnh: Trúc Nhã
Các khu vực trong chùa được kết nối với nhau bằng lối đi dài, hai bên có lan can để đảm bảo an toàn trong điều kiện địa hình đồi núi. Ảnh: Trúc Nhã
Chùa Tà Pạ là một ngôi chùa theo phật giáo Khmer Nam Tông, được xây dựng theo kiến trúc Khmer, tương tự như những ngôi chùa đẹp ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Tuy nhiên, ở đây có một điều đặc biệt là khung cảnh cây cối, núi rừng, làm tăng vẻ đẹp thiền tịnh cho ngôi chùa. Ảnh: Trúc Nhã
Đến với Biển Hồ - hồ nước tự nhiên đẹp nhất ở khu vực Tây Nguyên
Được ví như 'Đôi mắt Pleiku,' 'viên ngọc bích' giữa núi rừng Tây Nguyên, Biển Hồ gồm 2 hồ chứa nước thông nhau, rộng gần 300ha, có làn nước trong xanh với phong cảnh đẹp hoang sơ, thơ mộng.
Biển Hồ. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam )
"Em đẹp thế Pleiku ơi!
Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi!
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy!"
Lời bài hát "Đôi mắt Pleiku" của nhạc sỹ Nguyễn Cường khiến ai một lần đến với phố núi Gia Lai đều mong muốn được đặt chân tới Biển Hồ để được chiêm ngưỡng, khám phá.
Biển Hồ còn được người bản địa gọi là Ia Nueng hoặc hồ T'nưng là một hồ nước ngọt nằm cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 7km về phía Tây Bắc, có độ cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Biển Hồ Pleiku (Biển Hồ T'nưng) trong tiếng Ê Đê có nghĩa là biển ở trên núi.
Biển Hồ thuôc quần thể "Khu Du lịch Sinh thái lâm viên Biển Hồ-Chư Đăng Ya" nằm trong danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2030.
Nguồn nước Biển Hồ được gìn giữ vệ sinh nghiêm ngặt, vì đây là hồ nước ngọt cung cấp nước cho thành phố Pleiku.
Được ví như viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên, Biển Hồ gồm 2 hồ chứa nước thông nhau, rộng gần 300ha, nước trong xanh màu ngọc bích, nằm giữa một vùng núi cao, có một dải đất chạy dài ra giữa lòng hồ, giúp khách tham quan có thể nhìn được toàn cảnh.
Con đường xuống Biển Hồ uốn lượn đẹp như tranh vẽ, hai bên ngút ngàn thông xanh mát mắt. Nơi cuối đường là các bậc tam cấp bằng đá dẫn khách tham quan chiêm ngưỡng sự thơ mộng của Biển Hồ. Nơi đây trước kia là đài vọng để du khách ngắm Biển Hồ.
Con đường xuống Biển Hồ uốn lượn đẹp như tranh vẽ, hai bên ngút ngàn thông xanh mát mắt. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam )
Biển Hồ là hồ tự nhiên, hoang sơ và thơ mộng, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, được đánh giá là hồ tự nhiên đẹp nhất ở Tây Nguyên.
Theo các nghiên cứu khoa học, Biển Hồ chính là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm nay. Còn đối với người dân tộc thiểu số nơi đây, Biển Hồ gắn với nhiều truyền thuyết thú vị.
Theo truyền thuyết, xưa có hai chị em sinh ra trong một gia đình nhưng lấy chồng ở hai làng gần nhau. Làng người chị (Yă Chao) ở có một hồ nước lớn và gia đình người em (Yă Num) ở ngôi làng có hồ nước nhỏ. Vào một hôm, hai chị em đang cùng hái măng rừng, bỗng nghe trong bụi rậm có tiếng kêu la của lợn rừng. Do tò mò, hai chị em lại xem và phát hiện cả đàn lợn rừng con.
Sau một hồi đuổi bắt, hai chị em cũng bắt được một chú lợn rừng con mang về nuôi. Chú lợn được nuôi ở nhà người chị, nó không ăn rau mà chỉ ăn đất cát. Người chị lấy làm lạ và đưa thử chú lợn sang nhà người em để xem nó có ăn thức ăn khác không và vì chuyện lạ như thế nên người chị thề độc rằng cả nhà chị sẽ không ăn thịt chú lợn nếu ăn sẽ bị thần linh trừng phạt.
Chú lợn con cứ lớn dần ở nhà người em, cho đến ngày người em tổ chức lễ trả ơn cho chị, trong nhà chẳng có gì quý đành giết thịt chú lợn đó để làm lễ tạ ơn.
Người em sau đó đã chia thịt cho nhà người chị, tuy nhiên vì lời thề năm xưa nên người chị đã không ăn nhưng đứa con của người chị khóc lóc đòi ăn. Trước cảnh ăn uống thiếu thốn, nhìn con ốm o, than khóc vì đói, người chị đành nướng một miếng thịt lợn rừng cho cháu ăn.
Đứa bé vừa ăn xong miếng thịt, xung quanh trời đất bỗng rung chuyển, nhà cửa bốc cháy, đất bị sụt lún, nước dâng lên bao phủ cả hai ngôi làng. Trong chốc lát hai ngôi làng chìm trong biển nước, tạo thành hai hồ nước lớn, nhỏ thông nhau. Vì diện tích hồ lớn nên vào mùa mưa, sóng lớn đánh như biển nên người dân thường gọi là Biển Hồ.
Cho dù là miệng núi lửa ngưng hoạt động hay truyền thuyết của các dân tộc thiểu số tương truyền thì Biển Hồ vẫn lung linh, thơ mộng trong mắt các văn nghệ sỹ từng đến đây. Đã có khá nhiều tác phẩm văn, thơ, nhạc ra đời từ cảnh đẹp của Biển Hồ. Chính vì thế, nơi đây là điểm đến đầu tiên của du khách khi đến với phố núi Gia Lai.
Mỗi mùa Biển Hồ lại có một điểm thú vị khác nhau. Mùa khô nước vơi, để lộ những dải đất bazan màu mỡ, nơi nhiều loài chim quý đến kiếm ăn. Mùa mưa nước dâng cao, tạo sóng lớn vỗ bờ như sóng biển.
Dịp Tết Nguyên Đán là thời điểm đẹp nhất trong năm để ngắm Biển Hồ. Thời tiết chuyển mình sang Xuân se lạnh, mặt nước hồ trong xanh, cây hoa đâm chồi nẩy lộc gợi cảm giác yên bình. Thời điểm bình minh ở Biển Hồ, sương giăng kín mặt hồ mờ ảo đủ để du khách cảm nhận được cái lạnh vùng đất đỏ bazan.
Vẻ đẹp thơ mộng của Biển Hồ. (Ảnh: Hồng Hạnh/Vietnam )
Chiều xuống, hoàng hôn trên Biển Hồ cũng là điểm níu chân du khách bởi ánh Mặt Trời xuyên qua các tán thông tạo khung cảnh lãng mạn, khó quên của núi rừng Tây Nguyên.
Du khách có thể đi dạo bộ vãn cảnh bên bờ hồ và tận hưởng bầu không khí trong lành, hoặc cũng có thể thuê xe đạp để đạp xe quanh hồ và chiêm ngưỡng cảnh sắc đại ngàn, ghé thăm buôn làng của người dân tộc gần đó.
Biển Hồ Pleiku (Biển Hồ T'nưng) còn là điểm hẹn hò lý tưởng cho những tín đồ "sống ảo." Nơi đây sở hữu khung cảnh hoang sơ tựa tranh vẽ nên khi ghé thăm địa điểm này du khách sẽ có vô số ảnh đẹp mang về khoe bạn bè.
Một số background chụp hình ấn tượng mà du khách không thể bỏ qua như cung đường thông xanh mát, cảnh biển hồ và bầu trời... Tất cả đều hứa hẹn giúp bạn bắt được nhiều khoảnh khắc đáng nhớ./.
(Vietnam )
Lạc vào chốn 'tiên cảnh' giữa núi rừng Tây Bắc Từ cầu kính Rồng Mây có thể ngắm đèo Ô Quy Hồ. (Ảnh: TA) Cầu kính Rồng Mây nằm ở độ cao 2.200 m so với mực nước biển, thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách thị xã Sa Pa (Lào Cai) khoảng 17 km. Đến đây, du khách sẽ có những trải nghiệm hết sức thú vị, ấn...