Chữa rối loạn tiêu hóa với cây ngải cau
Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30cm hay hơn.
Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ. Lá 3 – 6 hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau. Cụm hoa 3 – 5 hoa nhỏ màu vàng.
Cây ngải cau
Bộ phận dùng để làm thuốc là thân rễ, có tên dược liệu là tiên mao. Người ta thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu. Đào lấy củ rễ về rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm rồi phơi hoặc sấy khô.
Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt. Thường dùng chữa cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng, gối lạnh đau, phong thấp, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm:
Bài 1: Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Ngải cau 10g, sâm bố chính, trâu cổ, câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, cáp giới, mỗi thứ 12g; cam thảo nam, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc với 750ml nước, còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 7 ngày.
Bài 2: Chữa rối loạn tiêu hóa: Ngải cau phơi khô, thái nhỏ, sao vàng, lấy 12g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày. Uống 3 – 5 ngày cho hết triệu chứng.
Video đang HOT
Dược liệu từ cây ngải cau.
Bài 3: Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: Ngải cau, hà thủ ô, hy thiêm, mỗi thứ 20g, thái nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 – 10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày.
Bài 4: Chữa tăng huyết áp (tiền mãn kinh): Ngải cau 12g, ba kích 12g, dâm dương hoắc 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, đương quy 12g. Tất cả cho vào ấm sắc với 750ml nước, còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày.
Kiêng kỵ: Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng. Khi áp dụng những bài thuốc trên cần có sự tư vấn của các bác sĩ đông y có uy tín, kinh nghiệm.
Sức khỏe & Đời sống
Tự chữa khỏi bệnh trĩ nặng chỉ bằng 3 loại thảo dược dễ kiếm
Tôi mắc phải bệnh trĩ đã 5 năm, cách đây một năm bệnh trĩ phát nặng ở trên cấp độ 3 chuyển sang cấp độ 4. Sau 3 tháng tự chữa bệnh, đến nay tôi đã thoát được căn bệnh này.
- Thứ đến là củ nghệ tươi: Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Củ nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Quả sung: Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa... Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza...là loại quả tuyệt vời cho những ai mắc phải chứng táo bón (nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ).
- Một ít muối ăn: Muối cầm máu tự nhiên, sát trùng, làm chóng khô và mau lành vết thương, trĩ, nứt hậu môn dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi ngâm.
- Viên đạn chữa trĩ nhét hậu môn: Protolog
Cách làm:
Lá và cọng diếp cá: 2 bó nhỏ
Củ nghệ tươi: 01 củ nghệ bằng đốt ngón tay đập dập
Quả sung: Vài quả sung già bổ đôi
Muối ăn: Một thìa nhỏ
Bốn loại trên bỏ vào nồi nhỏ, cho vào chừng 02 lít nước rồi đun sôi.
Để cho bớt nóng đổ ra bô, đặt dưới chiếc ghế khoét 1 lổ đường kính 10 cm.
Ngồi xông hậu môn khoảng 15 phút.
Sau đó đổ nước từ bô sang thau chậu pha thêm một ít nước cho bớt nóng và ngồi ngâm hậu môn thêm 15 phút nửa. Dùng khăn mềm thấm cho khô hậu môn.
Nấu và xông vào cuối ngày, lúc đói bụng, sau khi tập thể dục, đi bộ.
Lưu ý quan trọng:
Người bị bệnh trĩ nặng khi đi đại tiện nên ngồi trên cầu bệt, tránh ngồi xổm. Đại tiện xong dùng nước từ vòi xịt để rửa hậu môn. Không dùng giấy để lau vì làm rách hậu môn.
Buổi tối trước khi ngủ nhét viên trĩ vào hậu môn (khoảng 10 ngày).
Kết hợp với xay lá diếp cá để uống và ăn như rau sống hàng ngày cùng với nhiều loại rau, quả như chuối đu đủ... Mỗi ngày uống trên 2 lít nước lọc, chia đều uống từ lúc ngủ dậy cho đến 19 giờ tối. Kiêng cử ăn đồ cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, củ sả, riềng, gừng... Tuyệt đối trong thời gian điều trị không uống rượu bia dù rất ít.
Làm như trên từ 7 -10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm thấy rõ. Và sau một đến hai tháng sẽ thấy bệnh giảm đi rất đáng kể. Nếu người bệnh chưa yên tâm thì tiếp tục điều trị thêm một tháng nửa. Các búi trĩ sẽ teo và tự co vào trong hậu môn, lành hẵn.
Sau khi khỏi bệnh cũng phải kiêng cử rượu, bia, chất cay nóng, luôn giữ cho cơ thể không bị táo bón, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Trí Thức Trẻ
Dừa cạn: Thuốc quý trị bệnh trĩ vừa sắc uống vừa dùng đắp là khỏi Muốn trị bệnh trĩ, dùng dừa cạn và một số thảo dược khác vừa sắc uống hàng ngày, vừa dùng đắp tại chỗ mỗi đợt 10 ngày, nghỉ 3,4 ngày. Cứ như vậy bệnh sẽ dần thuyên giảm. Dừa cạn Theo Đông y , dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số...