‘Chúa Quỷ’ gây ấn tượng mạnh mẽ với nhân vật phản diện từ thuyết Do Thái cổ
Một bộ phim kinh dị thành công không đơn thuần là một tác phẩm xuất sắc trong việc hù dọa khán giả, đối với riêng The Golem, việc xây dựng một nhân vật phản diện sáng tạo, khó đoán và nhiều chiều sâu đã là thành công một nửa của hai anh em Doron và Yoav Paz.
Nhận được nhiều lời khen từ giới mộ điệu, The Golem (Chúa Quỷ) qua bàn tay nào nhặn của hai anh em Doron và Yoav Paz được xem là món ăn mới lạ trên màn ảnh rộng với ý tưởng độc đáo, thông điệp, màu sắc và diễn xuất trong phim đều là điểm sáng. Tác phẩm kinh dị lấy cảm hứng từ quái vật Golem trong truyền thuyết Do Thái, loài quỷ được làm từ bùn mang hình hài con người nhưng có sức mạnh không thể cản phá cùng khả năng hủy diệt vô tận.
Chuyện phim The Golem theo chân Hanna ( Hani Furstenberg), một người phụ nữ vừa trải qua sang chấn tâm lý sau cái chết của người con trai qua đời đã 7 năm. Lúc này, ngôi làng Kababalah nơi Hanna và chồng sinh sống đang bị xâm chiếm, đe dọa bởi những kẻ lạ mặt. Để bảo vệ những người dân vô tội trong làng, Hanna dựa vào các cuốn sách ma thuật cổ để lén lút triệu hồi Golem – Chúa quỷ được làm từ bùn sở hữu sức mạnh không thể cản phá. Triệu hồi Golem thành công song Hanna không hay biết rằng chính mình đã mang đến một con quái vật, tạo nên hiểm họa khủng khiếp cho ngôi làng.
“The Golem”: Nhân vật phản diện trong hình hài đứa trẻ
Khác biệt so với những bộ phim kinh dị từng ra rạp, nhân vật phản diện trong Chúa Quỷ mang hình hài đứa trẻ, có ngoại hình đứa con trai đã mất 7 năm trước của Hanna. Sở hữu sức mạnh có thể lấy mạng hàng loạt người chỉ bằng tay không, song Golem vẫn toát lên nét ngây ngô, đơn thuần của một cậu bé đơn độc. Không những thế, Chúa Quỷ chỉ lấy mạng người khi có ai làm nguy hại đến tính mạng của bản thân hoặc Hanna – người mẹ đã “sinh ra” cậu từ bùn.
Không những thế, Golem có sợi dây liên kết sâu sắc với “người mẹ” Hanna. Không khác gì một đứa trẻ thích được mẹ ngợi khen, Golem cũng làm những việc mà nó nghĩ rằng sẽ bảo vệ nữ chính, làm nữ chính vui lòng. Trong nhiều trường cảnh giữa Golem và Hanna, cậu thể hiện sự khao khát tình thương từ mẹ bằng khuôn mặt ngây ngô và đôi mắt tròn mở to. Theo nhiều ý kiến, Chúa Quỷ vốn không mong muốn trở thành ác nhân, nó chỉ vô tình lấy mạng người vô tội vì cho rằng lấy mạng người là cách duy nhất để trừng phạt con người.
Bên cạnh chất kinh dị, mối liên hệ ma mị và giằng xé giữa Hanna và Chúa Quỷ để lại ấn tượng cho người xem. Nhất là trong trường đoạn cuối cùng, cậu bé Golem xuất hiện với hình dáng lấm lem không khác gì lần đầu tiên lộ diện trước Hanna, nhưng thay vì bùn, cậu bị bao quanh bởi máu tươi, song đôi mắt mở to ngoan ngoãn trước “mẹ” Hanna vẫn không thay đổi. Đây vừa là cảnh quay đậm chất kinh dị, vừa để lại nhiều ám ảnh cho khán giả về nhân vật phản diện đáng sợ nhưng cũng khó đoán, đáng thương này.
Golem: Sinh ra từ nhu cầu của con người, là hiện thân của góc khuất lòng người
Bi kịch trong The Golem không xảy ra vô tình, bất ngờ hay “từ trên trời rơi xuống”. Không phải bắt nguồn từ quỷ Golem, hình dáng của cái chết đã bắt đầu xuất hiện bên trong ngôi làng Kababalah khi họ bị căn bệnh dịch, những kẻ lạ mặt đe dọa sự bình yên. Trong khi đó, không khí ngột ngạt, căng thẳng cũng đã bao trùm gia đình nhỏ của Hanna khi những bi kịch ngày một dày lên. Không còn niềm tin nơi Chúa Trời, người đàn bà yếu đuối đã tìm đến tà đạo, cầu cứu sự giúp đỡ của quỷ dữ. Thế nhưng, dù ra tay cứu giúp những kẻ làm hại đến Hanna, Golem cũng vô tình trở thành ác nhân lấy mạng người vô tội.
Tựu trung lại, The Golem tạo nên giá trị khác biệt khi mở ra câu chuyện kinh dị của mình bằng bi kịch bắt nguồn từ chính con người. Tác phẩm không dồn mọi tội ác lên bản thân ác quỷ như những phim kinh dị thường thấy, ngược lại, tội lỗi xuất phát từ sâu thẳm bên trong con người, Chúa quỷ Golem như một hiện thân tàn bạo, mạnh mẽ hơn của sự thù hận, bất lực và khao khát báo thù, tự vệ của loài người.
Một bộ phim kinh dị thành công không đơn thuần là một tác phẩm xuất sắc trong việc hù dọa khán giả, đối với riêng The Golem, việc xây dựng một nhân vật phản diện sáng tạo, khó đoán và nhiều chiều sâu đã là thành công một nửa của hai anh em Doron và Yoav Paz. Mang hình hài của một đứa trẻ, Chúa Quỷ không đơn thuần là một “cỗ máy lấy mạng người”, mà còn là hiện thân của mặt trái trong xã hội loài người và cũng mang những cảm xúc, sự chấp thuận vô điều kiện của trẻ nhỏ dành cho mẹ mình.
Theo saostar
Chúa Quỷ (The Golem) một bộ phim kinh dị chúng ta nên thưởng thức
Chúa Quỷ (The Golem) những tưởng là một thất bại khác trong nỗ lực thực hiện một bộ phim kinh dị của các nhà làm phim nhỏ, hóa ra lại không quá tệ, nếu không nói là có phần ổn hơn so với những tác phẩm đáng thất vọng năm vừa qua như Ác Thú (Boar), The Possession of Hannah Grace, Hộp Nhạc Ma Quái (The Music Box),...
Bộ phim được nhào nặn qua bàn tay của hai anh em Doron và Yoav Paz, đạo diễn của Jeruzalem và là hai cái tên khá xa lạ đối với khán giả xem phim nói chung và người hâm mộ của thể loại kinh dị nói riêng. Dĩ nhiên, với tâm thế không biết được gì về những bộ óc đứng đằng sau bộ phim, khán giả sẽ không quá mong chờ vào một tác phẩm xuất xắc, hay thậm chí là ổn so với mặt bằng các bộ phim kinh dị hiện nay. Tuy nhiên, Chúa Quỷ lại có một kịch bản khá ổn, dẫu cho còn nhiều hạn chế trong việc phát triển nhân vật và cách chỉnh sửa bộ phim.
Chúa Quỷ lấy bối cảnh ở Lithuania vào thế kỉ 17, nơi có một cộng đồng nhỏ những người Do Thái đang sinh sống và được cách ly khỏi nạn bệnh dịch hạch đang bùng phát trên vùng đất này. Một ngày nọ, cộng đồng này bị xâm chiếm bởi một nhóm người bên ngoài và để bảo vệ họ, một người phụ nữ có tên là Hanna (Hani Furstenberg) đã gọi lên một thực thể trong truyền thuyết, thế nhưng cô lại không lường trước được sự tàn ác mà nó mang lại.
Đầu bộ phim, khán giả được giới thiệu ngắn về hình dáng, năng lực và sự tàn ác của golem, hay còn được gọi là Thạch Nhân, dù phân đoạn này cũng khá mơ hồ về câu chuyện đằng sau của nó và các cảnh quay khá tối làm người xem khó nhìn ra được nhân vật này. Một thời gian trôi qua, khán giả sẽ được chứng kiến bối cảnh những ngôi nhà nhỏ và khoảng trời mênh mông ở vùng đất Lithuania, nơi diễn ra phần còn lại của bộ phim.
Nhân vật chính là Hanna, một người phụ nữ đã có chồng, với một câu chuyện bí ẩn được hé lộ xuyên suốt bộ phim. Các tình tiết liên quan đến Hanna, cũng như các nhân vật khác, được xây dựng theo lối "show don't tell", tức là thể hiện câu chuyện qua hình ảnh chứ không phải đập vô mặt khán giả những câu thoại mang tính giải thích. Tuy những tình tiết được phát triển không khó để người xem đoán được, việc sử dụng cách thức này lại gây sự tò mò cho người xem và khiến trải nghiệm xem phim trở nên thú vị hơn. Thế nhưng, ngoài cốt truyện của nhân vật Hanna được đầu tư khá kỹ lưỡng, các nhân vật khác lại được xây dựng nửa vời, đặc biệt là người chồng của cô Benjamin (Ishai Golan).
Hani Furstenberg trong vai Hanna (Ảnh: IMDb)
Hanna là một người mẹ đã mất con, và tình yêu dành cho đứa trẻ này cũng như nỗi sợ mất con lần nữa chính là nguyên nhân dẫn đến mọi hành động của cô xuyên suốt bộ phim. Mối quan hệ giữa Hanna và đứa bé được xây dựng rất chi tiết, từ ánh mắt buồn bã của cô khi nhìn thấy một người mẹ cho em bé bú sữa, hình ảnh về cái ngày mất của đứa con cứ hiện lên trong đầu, cho đến món đồ chơi luôn được cô cất giữ trên gác lửng. Hani Furstenberg đã có một màn hóa thân rất tốt, với một vẻ đẹp ma mị khi cô xõa tóc xuống và cô thể hiện sự ám ảnh đối với đứa bé một cách tuyệt vời.
Diễn xuất đáng khen ngợi của Hani Furstenberg (Ảnh: IMDb)
Dĩ nhiên, nếu bạn đã xem qua trailer thì bạn sẽ biết rằng đứa trẻ mà người viết đang nhắc tới chính là một golem, thực thể mang hình dáng đứa con đã mất của Hanna. Golem là một thực thể trong truyền thuyết của người Do Thái, họ sẽ triệu hồi nó khi cần sự bảo vệ. Bộ phim không đào quá sâu vào truyền thuyết này, cũng như thay vì sử dụng hình ảnh của một người đá khổng lồ ở phân cảnh đầu tiên của bộ phim, các nhà làm phim lại sử dụng hình dạng của một đứa trẻ. Dẫu vậy, cậu bé Konstantin Anikienko đã vào vai một thực thể không hồn vô cùng ấn tượng qua cái cách mà cậu thao túng người mẹ Hanna và ánh mắt giận dữ khi cậu chuẩn bị lấy mạng một ai đó. Thế nhưng, các cảnh đổ máu trong bộ phim như đầu nổ tung hay các cảnh xé xác đã bị cắt đi, và hơi đáng tiếc khi không được nhìn thấy kỹ xảo mà nhà làm phim sử dụng để tạo nên những phân cảnh đó. Đổi lại, khán giả yếu tim sẽ không phải quá lo sợ khi các phân đoạn này xuất hiện trong bộ phim.
Diễn viên nhí Konstantin Anikienko (Ảnh: IMDb)
Tuy mối quan hệ giữa mẹ và con được phát triển rất tốt, dường như biên kịch đã quên mất đi mối quan hệ giữa Benjamin và đứa bé. Trong một phân cảnh ở giữa bộ phim, Benjamin nói với Hanna rằng anh ta cũng rất đau khổ khi đứa bé mất đi, nhưng khi gặp gỡ lại đứa bé, Benjamin lại không thể hiện bất cứ sự ngỡ ngàng nào khi chứng kiến đứa con của mình trở về từ cõi chết. Lỗi này không thuộc về diễn viên mà nằm ở khâu kịch bản khi chỉ tập trung vào người mẹ Hanna. Mặc dù vậy, mối quan hệ vợ chồng giữa Hanna và Benjamin được xây dựng rất tốt, thể hiện ở việc Benjamin đã không từ bỏ Hanna khi cô không thể sinh con trong suốt 7 năm từ lúc đứa con của hai người qua đời, hay như việc Benjamin mang những cuốn sách từ nhà thờ về cho Hanna đọc mặc dù phụ nữ ở thời điểm đó không được phép đọc những thể loại này.
Ishai Golan trong vai Benjamin (Ảnh: IMDb)
Bên cạnh thông điệp tình yêu của cha mẹ dành cho con cái xoay quanh mối quan hệ giữa Hanna và đứa con của cô, các nhà làm phim còn muốn truyền tải thông điệp về sự thù hận, thông qua câu chuyện của nhóm người bên ngoài cộng đồng nơi gia đình Hanna sinh sống, những người phải chịu hậu quả của sự bùng phát dịch bệnh. "Chúa đã ban cho và Chúa lại lấy đi (God giveth and God takenth)" là những lời mà ông lão già trong cộng đồng đã nói với nhóm người này khi họ đến tranh cãi vì sao những người khác được ăn uống ngon miệng, được cách ly khỏi bệnh dịch trong khi họ lại đang chết dần đi từng ngày. Họ cho rằng ông lão đã nguyền rủa họ với dịch bệnh. Điều này dẫn tới những sự hiểu lầm, giận dữ, thù hận và cuối cùng là sự ân hận diễn ra xuyên suốt khoảng thời lượng còn lại của bộ phim.
Sự thù hận thường hay dẫn đến những hối tiếc (Ảnh: IMDb)
Thế nhưng, điều khiến bộ phim mất đi cái hay của nó nằm ở phần chỉnh sửa. Nhịp phim chậm dần đi ở hồi giữa, các đoạn chuyển cảnh diễn ra khá nhanh chóng khiến người xem không biết được điều gì vừa xảy ra trước đó và như đã nói ở trên, các cảnh ghê rợn đã bị cắt xén, làm giảm đi độ thú vị của bộ phim. Bù lại, phần nhìn và phần nghe của bộ phim lại được xử lí rất tốt. Những cảnh quay rộng với những khoảng trời mênh mông được tận dụng tối đa, những góc quay cận mặt để thể hiện những cảm xúc chân thật nhất của nhân vật chính Hanna, những đoạn nhạc kết hợp với tiếng violin để lại cảm xúc khó tả cho người xem, tất cả đều giúp tạo cho bộ phim một sự mới mẻ so với các bộ phim kinh dị khác gần đây.
Những khoảng trời mênh mông là điểm ấn tượng ở bộ phim (Ảnh: IMDb)
Chúa Quỷ là một bộ phim ổn, không quá xuất sắc nhưng chứa đựng những thứ mà người xem có thể yêu thích. Bộ phim không dựa dẫm quá nhiều vào yếu tố kinh dị mà thay vào đó là phát triển câu chuyện của nhân vật chính, điều khiến cho nó nổi bật hơn các bộ phim kinh dị chỉ lạm dụng các tình huống jump-scare mà chẳng hề cố gắng kể một câu chuyện nào cả.
Theo moveek.com
'Chúa quỷ' - khi Chúa không quyền năng, con người bộc lộ những tăm tối Khác với nhiều tác phẩm kinh dị hiện đại, "The Golem" chọn bối cảnh một vùng đồng quê Do Thái với nội dung bắt nguồn từ Kinh Thánh cổ. Trailer bộ phim 'Chúa quỷ' Tác phẩm điện ảnh kinh dị đến từ Israel. Thể loại: Kinh dị Đạo diễn: Doron Paz, Yoav Paz Diễn viên chính: Hani Furstenberg, Ishai Golan, Brynie Furstenberg Zing.vn...