Chưa quá muộn để Trung Quốc rút lui
Trên website của Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng (IDSA) có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ ngày 30-7, ông Ranjit Singh Kalha – quan chức ngoại giao kỳ cựu của Ấn Độ đã có bài phân tích về chính sách lấn tới của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh vẫn còn chưa quá muộn để người Trung Quốc nhận ra sự nực cười của họ, rút khỏi các đảo tranh chấp và hợp tác với quốc gia Đông Nam Á cùng cộng đồng quốc tế.
Mới đây, Trung Quốc đã đưa ra một quyết định đáng ngạc nhiên là cử 1.200 binh sĩ đồn trú tại cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông. Lãnh thổ Trung Quốc gần nhất với đó là đảo Hải Nam, nhưng khoảng cách là 350km. Cùng với quân đội là khoảng 613 cư dân sống trên khu vực rộng khoảng 2km2. Tân hoa xã đưa tin, những việc làm này là để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.
Điều gì đã thúc đẩy Trung Quốc thực hiện bước đi như vậy? Lý do không khó để có thể hiểu được. Trải qua lục đục về nội bộ sau sự việc sa thải thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc Bạc Hy Lai, lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc không muốn để lại ấn tượng về sự “nhu nhược”. Họ muốn “tân trang” lại phẩm chất của dân tộc. Đồng thời, không có gì tốt hơn khi muốn làm sao nhãng người dân khỏi các bê bối tài chính của các thành viên hàng đầu của Đảng hơn là gây huyên náo bằng “sự đe dọa”. Họ muốn vay mượn sự ổn định cần thiết để làm dịu đi những thay đổi lớn tại Đại hội Đảng 18 tới đây.
Trung Quốc cũng muốn gửi một thông điệp tới tất cả các bên liên quan đến tranh chấp Biển Đông rằng trong khi tìm một giải pháp ngoại giao, họ sẽ phản ứng bằng quân sự để bảo vệ những vị trí trên biển Đông. Họ cũng muốn chứng minh rằng Hoa Kỳ không nhất thiết phải can thiệp quân sự vào mỗi hay mọi dịp, đồng thời các nước Đông Nam Á có thể muốn xem xét lại và hiểu điều đó.
Video đang HOT
Biển Đông là một khu vực rộng gần 3,5 triệu km vuông, nơi các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền. Cùng với trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào, Biển Đông cũng là tuyến đường vận chuyển hàng hải quan trọng. Các nền kinh tế lớn của Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào an ninh và an toàn của tuyến đường biển này. Bằng cách thiết lập sự hiện diện quân sự tĩnh trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc muốn củng cố chủ quyền của mình và gạt những đối thủ khác khỏi khu vực.
Tuy nhiên, chính sách lấn tới mà Trung Quốc đang thực hiện cũng giống như Ấn Độ từng phải trả giá ở khu vực Ladakh nhiều thập niên trước. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ thấy vô cùng khó khăn để duy trì an ninh của đơn vị đồn trú. Họ sẽ phải triển khai đáng kể sức mạnh hải quân và không quân, chưa kể ác mộng hậu cần. Thứ hai, các ứng cử viên khác có thể sẽ xích lại gần nhau hơn và đoàn kết để chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, thậm chí có thể chào đón sự giúp đỡ và hiện diện quân sự của Mỹ. Thứ ba, đơn vị đồn trú như vậy rất sơ hở, khó bảo vệ. Chỉ cần một tên lửa dẫn đường bằng laser bắn từ dưới biển lên là doanh trại này của Trung Quốc bốc khói. Họ sẽ không biết ai khai hỏa, vì vậy sau đó sẽ trả đũa ai đây?
Vẫn còn chưa quá muộn cho người Trung Quốc nhận ra sự nực cười của họ, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hợp tác và thiện chí của các quốc gia Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế có giá trị hơn bất kỳ lợi thế nào mà Trung Quốc tham vọng có thể đạt được trong việc chiếm các hòn đảo trên Biển Đông.
Theo ANTD
Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú trên Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua xác nhận nước này có hai đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông, trong khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tàu hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Xinhua.
"Quân đồn trú trên "thành phố Tam Sa" và quân đồn trú tại Tây Sa (Hoàng Sa) là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau. Về vấn đề liệu hai đơn vị này có tham gia chiến đấu hay không thì còn phụ thuộc vào nhiệm vụ quân sự của nó", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân phát biểu trong cuộc họp báo chiều qua.
Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đơn vị đồn trú trên "thành phố Tam Sa" mới thành lập, trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự Hải Nam, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động quốc phòng, quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự tại "thành phố Tam Sa". Quân đồn trú Hoàng Sa trực thuộc hạm đội Nam Hải, phụ trách tác chiến hải quân trong khu vực Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn nguồn một quan chức khác trong Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay quân khu đồn trú trên "thành phố Tam Sa" chủ yếu quản lý các hoạt động quân đội tại địa phương và các công việc hậu cần, không tham gia tác chiến. Còn quân đồn trú Hoàng Sa thuộc lực lượng Hải quân là đơn vị phụ trách tác chiến.
Quyết định lập đơn vị đồn trú ở cái gọi là thành phố Tam Sa khiến Biển Đông trở thành điểm tập trung quân lực lớn thứ ba của Trung Quốc, chỉ sau khu vực biên giới với Ấn Độ và eo biển Đài Loan. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh muốn đi xa hơn việc đối thoại và sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Lý Hồng Mai, cây viết chuyên bình luận trên Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc, hôm nay ca tụng rằng nước này "đã hoàn thành một trong những sự kiện tăng quân lực nhanh nhất thế giới", khi nói về việc lập cơ sở đồn trú trên Biển Đông - một hành động bị các nước láng giềng phản đối và quốc tế quan ngại.
Tháng trước, Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. "Tam Sa" mới được Trung Quốc nâng cấp lên thành thành phố cấp khu vực, với tham vọng quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc cũng đã bổ nhiệm tư lệnh và chính ủy cho cơ sở đồn trú mới thành lập tại "Tam Sa". Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối những hành động trên của Trung Quốc và chỉ trích rằng nước này đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định thành lập "Cơ quan chỉ huy quân sự" của cái gọi là "thành phố Tam Sa", đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của "thành phố Tam Sa".
Bộ Ngoại giao Philippines cũng phải triệu tập đại sứ Trung Quốc để chuyển lời phản đối kế hoạch lập cơ sở đồn trú tại địa bàn của cái gọi là "thành phố Tam Sa" và phản đối sự xuất hiện của tàu quân sự hộ tống đội tàu cá ở gần khu vực các đảo tranh chấp trong quần đảo Trường Sa.
Theo VNExpress
NATO xác nhận 3 binh sĩ thiệt mạng tại Afghanistan 3 lính NATO đã thiệt mạng trong 2 vụ tấn công xảy ra tại miền Đông Afghanistan. Binh sĩ NATO do Mỹ dẫn đầu làm nhiệm vụ ở Afghanistan (Ảnh minh họa) Nguồn tin NATO xác nhận, 2 binh sĩ lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế tại Afghanistan đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom ở xảy ra sáng 22/7...