Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc – đất Phật ở miền biên giới Cao Bằng
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại miền biên giới phía Bắc tại tỉnh Cao Bằng.
Nơi đây, thu hút đông đảo khách du lịch gần xa bởi sự linh thiêng và lối kiến trúc Phật giáo đặc sắc cùng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ thanh bình.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc ở lưng chừng núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc khoảng 500m thuộc địa phận của xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương Tổ quốc.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khách thập phương biết đến không chỉ có vai trò to lớn về mặt tâm linh mà ngôi chùa này còn được biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng với địa thế hết sức đặc biệt.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng theo lối kiến trúc chùa thuần Việt với các vật liệu quen thuộc như gạch ngói cổ, gỗ lim, phần mái đao theo kiểu chùa truyền thống của Việt Nam và hệ thống chữ, câu đối.
Chùa được thiết kế với đầy đủ các hạng mục bao gồm: Tòa Tam Bảo, tam quan, Khuôn viên tượng Quan Âm Bồ Tát, nhà thờ tổ, đền Mẫu thờ Triệu Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần Nhà Tổ, vườn địa đàng, vườn tượng La Hán
Tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc có đền thờ của vị anh hùng Nùng Trí Cao, một nhân vật lịch sử có tài thao lược, quân sự, có công rất lớn trong việc bảo vệ vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Đây là nhân vật được coi là biểu tượng của lịch sử, văn hóa tại Cao Bằng.
Mặc dù nằm ngay cạnh một thắng cảnh nổi tiếng thế giới là thác Bản Giốc nhưng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc lại có không gian rất yên tĩnh đúng nghĩa là đất Phật..
Video đang HOT
Không gian nơi đây rất bình yên với tiếng chuông ngân, tiếng thác đổ xa xa và cảnh sắc tuyệt đẹp
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh, tôn giáo của người dân địa phương và khách thập phương. Đồng thời, cũng là địa điểm để các tín đồ Phật tử đến cầu nguyện bình an, cuộc sống êm đềm hạnh phúc.
Bước chân vào chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách sẽ được tận hưởng những giây phút bình yên. Điều quan trọng nhất khi đến đây là du khách sẽ được lễ Phật để cầu may mắn, bình an cho người thân, bạn bè và tận hưởng những phút giây tĩnh tại trong tâm hồn, bỏ xa những mệt mỏi, muộn phiền của cuộc sống thường ngày.
Đặc biệt, du khách sẽ tận mắt thấy nhà lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo được làm bằng đồng, trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Đây là một trong những điểm nhấn nổi tiếng của ngôi chùa.
Từ ngôi chùa du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thác Bản Giốc với từng đợt nước tung trắng xóa, tựa như dải lụa trắng hiền hòa và êm dịu.
Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc là công trình thiết thực, phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh và có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia.
Bảo Tháp Swayambhunath điểm hành hương linh thiêng hàng đầu Nepal
Bảo Tháp Swayambhunath là một điểm tham quan mang tính nổi bật và biểu tượng của thành phố Kathmandu, Nepal.
Đôi nét về Bảo Tháp Swayambhunath
Bảo tháp Swayambhunath là ngôi bảo tháp cổ nhất ở Kathmandu và là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lâu đời nhất của đất nước Nepal. Ngôi bảo tháp này vào năm 1079 đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Toàn cảnh bảo tháp Swayambhunath
Swayambhunath còn được gọi với một cái tên khác là đền Khỉ, nằm trên đỉnh đồi ở Tây Kathmandu. Công trình này bao gồm một bảo tháp chính khổng lồ, xung quanh đó là các ngôi đền Phật giáo và Hindu cùng những di tích có vai trò quan trọng về lịch sử và văn hóa.
Xung quanh bảo tháp chính còn có nhiều ngôi đền nhỏ xung quanh
Bảo tháp Swayambhunath thờ cả Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đây là một trong những điểm tôn giáo hiếm hoi trên thế giới có sự hòa hợp giữa 2 tôn giáo.
Ngôi đền này thờ cả Ấn độ giáo và Phật giáo
Lịch sử về bảo tháp Swayambhunath Nepal
Nhiều bản ghi chép lịch sử khắc trên đá đã được tìm thấy, cung cấp nhiều bằng chứng xác thực bảo tháp Swayambhunath trước đây là điểm hành hương rất quan trọng của các tín đồ Phật giáo từ khoảng TK V SCN. Bảo tháp còn xuất hiện trước khi các tín đồ Phật đặt chân đến thung lũng. Vào TK XV, Đức tăng Swayambhu Purana kể lại rằng, ngày xưa có loài hoa sen được một vị Đức Phật trồng, loài hoa sen đó đã nở trong hồ rồi nhanh chóng lan ra bao phủ khắp cả thung lũng Kathmandu. Hoa sen này phát ra ánh sáng bí ẩn, dần dần sau đó người dân đã đặt tên cho hồ nước là Swayambhu với ý nghĩa là "Tự sinh", "Tự tồn tại". Các nhà hiền triết, tăng lữ hay thậm chí là các vị Bồ Tát đều tới đây để nhớ ánh sáng thuần khiết của hoa sen để giác ngộ về con đường tu đạo của chính mình.
Bảo tháp này đã xuất hiện từ rất lâu trong quá khứ
Một truyền thuyết khác cũng kê lại rằng, trước đây có một vị Đức Tăng tên Bodhisatva Manjushri đã ngồi thiền ở ngọn núi thiêng Wu Tai Shan. Ngài đã nhiều lần cưỡi Sư tử xanh bay lên núi để thể hiện sự tôn kính của mình với hoa sen. Về sau Bodhisatva Manjushri cảm thấy rằng nếu như nước ở hồ Swayambhu mà chảy ra ngoài thì người dân sẽ có lối đi để đến hành hương. Sau đó, ngài đã lấy một thanh kiếm lớn chặt đôi hẻm núi xung quanh để nước thoát ra. Từ đó tạo ra thung lũng Kathmandu ngày nay. Bông sen sau đó cũng biến thành ngọn đồi, ánh sáng của sen biến thành bảo tháp Swayabhunath như ngày nay.
Đây là điểm hành hương quan trọng của các tín đồ Phật giáo
Đỉnh đồi Swayambhunath sở hữu diện tích khá nhỏ, ít được du khách quan tâm hơn bảo tháp Swayambhunath nhưng được đánh giá là một khu vực rất đáng để du khách đặt chân tới. Đỉnh đồi này còn được gọi là Shantipur. Bên trong đỉnh đồi hiện đang chứa đựng một bi mật mà ít người biết đến. Đó là có 1 căn hầm bí mật được xây dựng vào TK VIII và luôn bị khóa kín từ bên trong. Đây là nơi ở của Đức tăng Shantikar Acharya. Ông đã luyện tập nhiều kỹ thuật thiền của nhà Phật và tự hoàn thiện được kỹ nưng của mình tới mức ngài sống qua mấy thế kỷ. Ngài ngày đêm tu luyện và trở thành một Đức tăng có phép thuật điều khiển thời tiết. Khi thung lũng Kathmandu bị đe dọa bởi lũ lụt, vua Nepal đã đi xuống dưới căn hầm bí mật đó để tìm kiếm nhưng bí mật mandala về Đức tăng Shantikar. Sau khi Mandala ra ngoài và tỏa sáng trên trời thì mưa bắt đầu xuất hiện. Trong đền Swayambhunath có một bức họa miêu tả lại những điều đó. Bức họa còn thể hiện ngôi đền tuy không lớn nhưng lại chứa một sức mạnh bí ẩn và kỳ lạ.
Kiến trúc của bảo tháp Swayambhunath
Khu vực thờ phụng của bảo tháp Swayambhunath gồm nhiều khu vực và thờ các tôn giáo khác nhau như thờ Đạo Phật Kim Cương Thừa ở miền Bắc Nepal, Đạo Phật Newari ở miền Trung, Nam Nepal và đạo Hindu. Vào mỗi buổi sáng, có hàng trăm lượt khách hành hương, vượt qua 365 bậc thang để lên được ngọn đồi. Họ đi qua cổng sư tử, thần Vajra mạ vàng và đi vòng ngược lại chiều kim đồng hồ tham quan xung quanh tháp.
Trên các mặt của tháp chính có đôi mắt lớn. Đôi mắt đó là biểu tượng cho quan điểm "toàn thấy" trong Phật Giáo. Phía trên các đôi mắt đó có thêm một con mắt thứ 3, biểu tượng cho sự khôn ngoan của Phật. Tuy nhiên hình trên bảo tháp không có tai và mũi. Hình ảnh đó gợi lên ý nghĩa con đường giác ngộ cho con người chỉ một. Đó là tu dưỡng Đạo Phật và Đức Phật không quan tâm tới các lời ngợi khen của nhân dân mà chỉ tập trung vào việc phù độ chúng sinh.
Bảo tháp Swayambhunath còn có một tên gọi khác là Đền Khỉ. Bởi xung quanh đền có hàng trăm chú khỉ láo nháo, tinh nghịch. Vào ban đêm, sau khi các vị khách, tăng ni ra về thì chúng lại nhảy nhót, trêu đùa nhau hơn. Ngoài ra, ở gần bảo tháp Swayambhunath có nhiều ngôi đền quan trọng đối với Đạo Hindu và đạo Phật như đền Changu Narayan, Budhanilkantha, Dakshinkali, Shiva Jyotir Linga, bảo tháp Boudhanath,... Tất cả đều thu hút được nhiều du khách tới viếng thăm.
Những chú khỉ tinh nghịch chạy khắp đền
Những lễ hội diễn ra ở bảo tháp Swayambhunath Nepal
Trong năm sẽ có 3 lễ hội được tổ chức ở bảo tháp Swayambhunath là: Lhosar, Buddha Jayanti và Gunla.
Gunla là lễ hội quan trọng nhất diễn ra ở ngôi đền này. Đây là lễ hội Phật giáo Newar kéo dài tận 1 tháng kể kỷ niệm khóa tu. Hàng ngày khi diễn ra lên hội, các tín đồ Phật tử tụ tập lại để đọc kinh, chơi nhạc Newar truyền thống. Lễ hội này sẽ diên ra vào tháng 8 hàng năm.
Buddha Jayanti hay còn được gọi là lễ hội Buddha Purnima. Đây là lễ hội Phật giáo diễn ra để tưởng nhớ về cuộc đời của Đức Phật. Cụ thể là sự ra đời, giác ngộ và cái chết của ngài. Lễ hội thường diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5.
Lhosar thường diễn ra vào tháng 2 hàng năm để kỷ niệm năm mới trong Phật giáo.
Đối với các Phật tử Newari thì bảo tháp Swayambhunath là chốn Phật giáo linh thiêng bậc nhất ở Nepal. Đối với các Phật tử Tây Tạng thì nó chính là tòa bảo tháp quan trọng thứ 2, chỉ đứng sau Boudhanath.
Đẹp lạ Estacion Tây Ban Nha Tây Ban Nha có hơn 2 nghìn nhà ga tàu hỏa - Estacion. Nhà ga nào cũng đẹp lộng lẫy, mang nhiều phong cách kiến trúc đặc sắc. Nhà ga quốc tế Canfranc. Thường thì ga tàu hỏa chỉ là nơi đợi tàu, song ở Tây Ban Nha, chúng nhiều khi còn trở thành các tác phẩm nghệ thuật, thậm chí là tượng...