Chưa phát hiện sốt xuất huyết liên quan với vi rút Zika
Ngày 28.2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo nghiên cứu của Viện Pasteur TP.HCM, hiện chưa phát hiện mối liên quan giữa sốt xuất huyết (SXH) và bệnh do vi rút Zika tại VN.
Vi rút Zika lây qua vật trung gian là muỗi vằn (aedes aegypti) – Ảnh: T.N
Qua rà soát các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân mắc bệnh SXH trong năm 2015, nghiên cứu không phát hiện trường hợp nào dương tính với vi rút Zika.
Video đang HOT
Kết quả xét nghiệm 83 trường hợp có triệu chứng tương tự bệnh do vi rút Zika, được lấy bệnh phẩm hồi đầu năm nay tại 8 tỉnh có mật độ lưu hành muỗi Aedes (muỗi truyền vi rút gây SXH và truyền vi rút Zika) cao ở khu vực phía nam (Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, TP.HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long và An Giang) cho thấy không có trường hợp nào dương tính với vi rút Zika.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Xét nghiệm miễn phí xác định vi rút Zika
Tại cuộc họp của Bộ Y tế với Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh mới nổi (EOC) sáng 16.2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến thời điểm này đã có 44 quốc gia, vùng lãnh thổ xuất hiện vi rút Zika (vi rút gây bệnh đầu nhỏ ở sơ sinh và viêm rễ dây thần kinh).
Bộ Y tế yêu cầu sàng lọc sơ sinh phát hiện sớm ca đầu nhỏ - Ảnh: Liên Châu
Khả năng xâm nhập của vi rút này vào VN và gây dịch là hoàn toàn có thể qua giao lưu quốc tế. Theo ông Long, trong nước chưa phát hiện ca bệnh nhưng Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát dịch chủ động lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư và BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM đủ điều kiện xét nghiệm Zika. Kết quả có trong vòng 24 - 48 giờ. Những người trở về từ vùng dịch có thể đến các đơn vị đủ điều kiện để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm miễn phí.
Ông Long đặc biệt lưu ý 80% người nhiễm Zika không có triệu chứng nên sẽ rất khó phát hiện nếu chỉ giám sát khách nhập cảnh tại các cửa khẩu đến. Do đó, ông yêu cầu Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) cần tiến hành ngay việc hướng dẫn thai phụ nên tuân thủ siêu âm thai định kỳ, nếu phát hiện có bất thường ở thai nhi cần lấy mẫu xét nghiệm để xử lý kịp thời; chỉ đạo hệ thống sản khoa nhập cuộc trong việc giám sát vi rút Zika tại nước ta. Những trường hợp thai phụ siêu âm thấy thai nhi có bất thường (kích thước đầu nhỏ hơn so với kích thước trung bình) cần lấy máu xét nghiệm tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Liên quan đến hóa chất pyriproxyfen diệt ấu trùng muỗi bị nghi ngờ gây chứng đầu nhỏ (teo não), đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN cho biết hóa chất pyriproxyfen được WHO cho phép sử dụng để diệt ấu trùng muỗi trong nước để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, chưa có cơ sở khẳng định hóa chất này gây chứng teo não ở trẻ do bà mẹ bị nhiễm hóa chất. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa hóa chất Pyriproxyfen và chứng teo não ở trẻ vẫn đang được triển khai.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cho biết thêm VN đã cấp phép cho hóa chất pyriproxyfen lưu hành nhưng chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp (xử lý nước thải, dùng trong xây dựng), không dùng cho xử lý nước ăn uống, sinh hoạt. Đã có 9.000 kg hóa chất trên được nhập về VN.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Tại sao con người không xóa sổ loài muỗi? Muỗi là nguyên nhân gây ra phiền toái và bệnh tật cho con người nhiều hơn bất kì loài sinh vật nào khác. Con người có thể khiến cho loài vật này biến mất vĩnh viễn, nhưng tại sao chúng ta lại không làm? Ngay cả những người yêu thiên nhiên cũng khó mà có cảm tình với loài động vật chuyên vo...