Chưa phát hiện dấu vết MH370 ngoài khơi Australia
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia hôm nay cho biết việc tìm kiếm chuyến bay MH370 vẫn đang tiếp tục, dù gặp khó khăn vì các dòng chảy ở nam Ấn Độ Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein trong cuộc họp báo hôm nay ở Kuala Lumpur. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trong cuộc họp báo chiều nay rằng, các phương tiện tham gia tìm kiếm vẫn chưa phát hiện điều gì tại khu vực vệ tinh chụp hai vật thể được cho là có thể liên quan đến MH370.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston, việc tìm kiếm các vật thể cần kéo dài hai đến ba ngày để có kết quả chắc chắn hơn, đồng thời cảnh báo hoạt động tìm kiếm cứu nạn sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng của các dòng chảy.
Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Hussein cho biết ông sẽ trao đổi với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel vào tối nay để đề nghị được hỗ trợ thêm trong hoạt động tìm kiếm.
Malaysia cũng đang được các chuyên gia Pháp giúp đỡ. Những chuyên gia này từng khôi phục hộp đen trên chuyến bay số hiệu 447 của Air France hai năm sau khi máy bay lao xuống Đại Tây Dương.
Ngoài ra, Nhật Bản đang điều động hai phi cơ tới thành phố Perth của Australia để hỗ trợ hoạt động tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng cử 5 tàu cùng 3 trực thăng tới khu vực tìm kiếm hành lang bay phía nam.
“Malaysia vẫn đang đợi thông tin về việc những mảnh vỡ phát hiện trên Ấn Độ Dương có liên quan đến MH370 hay không”, ông Hussein nói, đồng thời cho biết thêm rằng Kazakhstan đã xác nhận nước này không phát hiện thông tin nào liên quan đến chuyến bay mất tích.
Video đang HOT
Hussein cho rằng những thách thức trong việc thu hẹp phạm vi tìm kiếm MH370 là độ sâu vùng biển, điều kiện thời tiết và sóng biển. “Nếu cộng đồng quốc tế không thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm, tôi cũng không biết còn ai có thể làm được điều đó nữa”, BBC dẫn lời Bộ trưởng Hussein nói.
Khu vực phát hiện các vật thể được cho là có liên quan đến MH370 (hình chữ nhật viền đỏ) cách thành phố Perth của Australia khoảng 2.350 km về phía tây nam. Đồ họa: WSJ.
Như Tâm
Theo VNE
Cận cảnh sát thủ săn ngầm tìm kiếm MH370
Sát thủ săn ngầm P3-C Orion đang là phương tiện chủ yếu để tìm kiếm MH370.
Ngày 20/3, ngay sau khi có thông tin vệ tinh chụp ảnh được những vật thể lớn trên biển nghi là mảnh vỡ của máy bay MH370 tại vùng biển phía tây nước Úc, nhiều máy bay tìm kiếm cứu nạn đã ngay lập tức được huy động lên đường tới khu vực này để xác minh thông tin.
Bốn chiếc máy bay, trong đó có 3 máy bay săn ngầm AP-3C Orion của không quân Úc đã được triển khai cấp tốc bay tới vùng biển cách Perth khoảng 3.200 km, nơi được Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston mô tả là "khu vực hẻo lánh nhất thế giới".
Khu vực nơi vệ tinh phát hiện mảnh vỡ nghi của MH370
Để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm được Bộ trưởng Johnson gọi là "cơn ác mộng về hậu cần" này, chỉ có những chiếc máy bay có tính năng ưu việt như AP-3C Orion mới có thể thực hiện nổi. Sau đây là một vài thông tin thú vị về chiếc máy bay được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm" này.
P-3 Orion là loại máy bay 4 động cơ cánh quạt được hãng Lockheed chế tạo cho hải quân Mỹ như một loại máy bay trinh sát biển và săn ngầm hiệu quả vào năm 1962, trong thời kỳ nổ ra cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba.
Máy bay P-3 Orion của hải quân Mỹ
Được phát triển từ mẫu máy bay chở khách L-188 Electra của Lockheed, Orion được trang bị một thiết bị Dò tìm Biến dị Từ trường (MAD) gắn ở sau đuôi chuyên phát hiện các động thái của tàu ngầm dưới mặt biển.
Được trang bị hệ thống cảm biến âm thanh hiện đại chuyên dùng để phát hiện di biến động của tàu ngầm, chiếc máy bay săn ngầm này cũng có thể bắt được âm thanh phát ra từ độ sâu hơn 300 mét dưới mực nước biển.
Các phi công máy bay Orion của Úc chuẩn bị lên đường tìm kiếm MH370
Ngoài ra, P-3 Orion còn được tích hợp hệ thống cảm biến ảnh đa chiều hiện đại của hãng Raytheon cùng rất nhiều loại cảm biến tầm xa khác, đến mức cần phải có tới 11 người trong khoang mới vận hành hết các hệ thống này.
Trong suốt 50 năm hoạt động trong quân đội của nhiều nước trên thế giới, P-3 Orion luôn được trang bị những hệ thống trinh sát mới nhất và hiện đại nhất. Trong thực tế, P-3 Orion là một trong những loại máy bay vô cùng hiếm hoi vẫn được lực lượng không quân các nước ưa chuộng sau hơn nửa thế kỷ phục vụ.
Máy bay Orion chuẩn bị cất cánh
Hiện tại hơn 12 quốc gia trên thế giới vẫn đang sử dụng rộng rãi loại máy bay này để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tuần tra trên biển. Ngoài ra, đây là loại máy bay vô cùng hữu dụng trong các sứ mệnh nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, chẳng hạn như trong chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 này.
Trước đây, Mỹ cũng đã điều máy bay P-3C Orion từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản tới phía tây Malaysia để phối hợp với 2 tàu chiến USS Kidd và USS Pinckney của Hạm đội 7 tìm kiếm tung tích của MH370.
Thành viên đội tìm kiếm trên máy bay Orion của Úc
Chiếc máy bay dài 35 mét này được trang bị 4 động cơ cánh quạt Allison T56-A-14, giúp máy bay có thể bay được với vận tốc 600 km/h trong một phạm vi 2380 hải lý, và thậm chí có thể bay là là mặt nước ở độ cao 61 mét. Điều này giúp P-3C có thể quần thảo trên một khu vực rộng 4000 km vuông mỗi giờ. Ngoài ra, P-3C Orion có thể bay liên tục trên biển trong suốt 16 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu, giúp lực lượng cứu nạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào nhiệm vụ tìm kiếm.
Hy vọng với những loại máy bay và phương tiện hiện đại này, lực lượng cứu hộ cứu nạn của Úc và Mỹ sẽ sớm tìm được tung tích của chiếc máy bay mất tích MH370, giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử hàng không hiện đại.
Theo Khampha
Ấn Độ không cho tàu TQ vào lãnh hải tìm MH370 Ấn Độ không muốn tàu Trung Quốc lảng vảng xung quanh với lý do tìm kiếm MH370. Ngày 20/3, Ấn Độ đã từ chối yêu cầu của Trung Quốc về việc đưa 4 tàu chiến của nước này vào lãnh hải Ấn Độ gần quần đảo Andaman và Nicobar với lý do tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370. Các quan chức...