Chưa phát hiện có âm mưu thu mua sản phẩm để phá hoại sản xuất
Chiều tối qua 28.12, trả lời câu hỏi của Thanh Niêntại buổi họp báo diễn ra ở Hà Nội về việc các thương lái thu mua lá điều, lá sắn, lá vải, đỉa… có phải là hành vi phá hoại sản xuất nông nghiệp của nước ta hay không, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, các hành vi này trên thực tế đã gây hại cho sản xuất.
“Mỗi khi có vấn đề như trên xuất hiện, chúng tôi đều tổ chức kiểm tra kịp thời. Thực tế cho đến nay chưa phát hiện được những tổ chức, cá nhân có âm mưu rõ rệt trong việc mua sản phẩm với ý đồ phá hoại sản xuất của nước ta. Tuy nhiên, việc thu mua này có ảnh hưởng đến sản xuất, chúng tôi cùng các địa phương có khuyến cáo để bà con cảnh giác, cân nhắc không vì lợi ích trước mắt nhất thời mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài”, ông Phát nói.
Liên quan đến việc thành lập Cục Kiểm ngư và lực lượng kiểm ngư, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, hiện việc chuẩn bị cho cục này ra đời vào cuối tháng 1.2013 đã cơ bản hoàn tất cả về trình tự thủ tục pháp lý, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Theo ông Tám, ngoài Cục Kiểm ngư ở T.Ư, sẽ xây dựng các chi cục kiểm ngư vùng. Trước mắt, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vịnh Bắc bộ sẽ được chuyển thành Chi cục Kiểm ngư vùng ở khu vực này. Các chi cục kiểm ngư vùng khác sẽ từng bước được thành lập.
Video đang HOT
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết thêm, lực lượng kiểm ngư được thành lập để thực hiện luật Thủy sản trên các vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hiện nay, đang tồn tại đồng thời lực lượng kiểm ngư và thanh tra thủy sản. Thanh tra thủy sản sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát thực thi luật thủy sản ở vùng nước nội địa và ven biển, kiểm ngư sẽ giám sát ở các vùng nước xa bờ. Lực lượng kiểm ngư sẽ phải có chuyên môn và năng lực đi biển cao, được trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là tàu kiểm ngư có khả năng hoạt động ở vùng biển xa, trong thời gian dài. Theo ông Phát, trước mắt sẽ phát huy những tàu đã có và Chính phủ đang chỉ đạo để đóng mới một số con tàu nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của lực lượng kiểm ngư.
Theo TNO
Hết "cơn sốt", nhiều tiểu thương khốn khổ "ôm" 150 tấn lá điều khô
Một số đầu nậu thu mua lá điều khô tại huyện Định Quán, Đồng Nai đang phải "ôm" hàng trăm tấn lá vì các thương lái ở xa chưa thấy đến nhận hàng.
Gần nửa tháng nay, "cơn sốt" lá điều khô đã có phần giảm nhiệt. Một số điểm thu mua tập trung đã ngưng nhập hàng vì lo ngại không xuất được lá cho các thương lái ở xa. Một chủ đầu nậu lo lắng nói: "Chúng tôi đứng ra thu mua theo đơn đặt hàng của một bà chủ ở Sài Gòn. Lá đã đầy sân nhưng họ vẫn chưa lên để lấy".
Các đầu nậu chỉ biết thu mua chứ không rõ người mua lại cũng như mục đích mua
Khoảng hai tháng trước, trung tâm thu mua lá điều khô Hai Mỳ được coi là điểm thu mua tấp nập và lớn nhất tại xã Gia Canh, huyện Định Quán. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tuần nay, nơi đây trở nên vắng lặng và yên ắng hơn bao giờ hết. Ngoài những đống lá cao hơn đầu người chất trên sân, chỉ có duy nhất một người thường xuyên túc trực để bảo vệ hàng. Chỉ tay về những "núi" lá trước mặt, ông này cho biết: "Hiện trên sân có khoảng 90 tấn lá khô. Ông chủ ở xa chưa lên lấy nên chỉ biết ngồi chờ".
Khi chúng tôi tìm hiểu về mục đích của việc mua lá điều, đa phần các tiểu thương đều nói rằng họ chỉ biết đứng ra thu mua theo đơn đặt hàng. "Vấn đề sử dụng vào mục đích gì thì chúng tôi không biết. Họ chỉ nói rằng bao giờ thu được nhiều, đủ số lượng họ sẽ cho xe lên lấy", một chủ đầu nậu tên Tuấn tại xã Túc Trưng, Định Quán cho biết. Khi được hỏi bao nhiêu tấn là "đủ số lượng" thì người này tỏ vẻ ái ngại và không trả lời.
Được biết các đầu nậu đã phải bỏ tiền túi ra thu mua lá điều khô từ người dân với giá khoảng 800 đến 1.000 đồng/kg. Một tiểu thương nói rằng họ đã bỏ ra gần 23 trệu đồng để nhập lá từ người dân. Những "ông bà chủ" chưa xuất hiện nhận hàng khiến họ vô cùng lo lắng. Bà chủ của trung tâm thu mua Hai Mỳ cho biết: "Ngoài vấn đề hết sân chứa, chúng tôi cũng hết vốn để thu mua. Giờ nếu các nguồn hàng ở xa không lên lấy thì chúng tôi phải tự chịu". Bà này cho biết thêm, nếu số lá trên không bán được thì bà đành phải dùng ủ phân để bón rẫy.
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Định Quán, hiện lượng lá điều khô ứ đọng trên địa bàn đã lên gần 150 tấn. Số lượng trên phân bổ chủ yếu ở các xã Gia Canh, Phú Ngọc và Túc Trưng. Ông Phạm Bá Lợi, Phó Phòng Nông nghiệp Định Quán xác nhận: "Tình trạng thu mua đã thuyên giảm. Các trung tâm thu mua lá tại địa phương vẫn tiếp tục trữ lá và chưa có chuyến hàng nào được xuất đi".
Các tiểu thương ngập trong hàng trăm tấn lá điều khô
Ông Lợi cho biết thêm, dù đã đi điều tra và tìm hiểu nhưng vẫn chưa tìm ra được mục đích của việc thu mua lá điều.
Hiện tại, các đầu nậu địa phương vẫn bảo quản, tưới nước để ủ lá điều theo kiểu làm phân bón vi sinh. Do không ai có nhu cầu mua nữa nên người dân cũng không còn đổ xô đi thu gom lá như trước.
Được biết UBND huyện Định Quán đã yêu cầu các địa phương vận động nông dân không bán lá điều khô để tránh sự suy kiệt chất dinh dưỡng vườn điều. Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị lực lượng công an vào cuộc để điều tra làm rõ việc thu mua lá khô nói trên.
Theo Dantri
Hàng chục vụ cháy ruộng mía đầy bí ẩn Hàng loạt vụ cháy ruộng míaxảy ra gần đây đã khiến nông dân vùng đông nam Gia Lai lo sợ. Nhiều gia đình khi nghe tin ruộng mía của nhà mình bốc hỏa đã vội vàng chạy tới chữa lửa, nhưng khi đến thì mía đã...cháy xong! Vậy là cả gia đình chỉ còn biết đứng như trời trồng giữa ruộng mía cháy...