Chưa phải lúc Nga bán T-50 cho Việt Nam
Dù Nga khẳng định, Việt Nam và Algeria sẽ là những khách hàng đầu tiên của tiêm kích T50 nhưng bây giờ chưa phải lúc Nga làm điều đó.
Thông tin Nga ưu tiên bán T-50 cho Việt Nam được Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Ruslan Pukhov cho biết khi trả lời phỏng vấn của trang Izvestia.
Chiến đấu cơ T-50 không chỉ được phối hợp phát triển như chương trình FGFA với Ấn Độ mà còn phải cung cấp cho các đối tác như Việt Nam và Algeria. Đây là hai quốc gia có chính sách hợp tác kỹ thuật-quân sự độc lập và có nguồn ngân sách riêng để mua sắm vũ khí hiện đại, vị giám đốc này cho biết.
Tiêm kích T-50.
Dù khẳng định sẽ ưu tiên những khách hàng thân thiết như Việt Nam và Algerria nhưng Nga chưa thể bán tiêm kích T-50 cho những đối tác này trong tương lai gần vì máy bay này chưa có trong danh sách những vgux khí được phép xuất khẩu của Nga.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn TASS bên lề Triển lãm hàng không Le Bourget – trưởng phái đoàn công ty Rosoboronexport Sery Kornev cho biết, tiêm kích tàng hình Su T-50 sẽ không được cung cấp cho khách hàng nước ngoài trong tương lai gần.
“Tại thời điểm này, các máy bay T-50 không có trong danh mục xuất khẩu”, ông Kornev nói đồng thời cho biết thêm: “Chúng tôi không có quyền thúc đẩy quảng bá sản phẩm này hoặc tiết lộ các thông số của nó cho đến khi một quyết định pháp lý được thực hiện để đưa Su T-50 vào danh sách xuất khẩu”.
Mô hình tiêm kích tàng hình Su T-50 đã được Tổng Công ty máy bay thống nhất Nga (UAC) đem tới tại triển lãm Le Bourget (Pháp) chỉ chứng tỏ khả năng Nga và công nghệ tiên tiến.
Các máy bay sẽ bắt đầu được quảng bá ngay sau khi nó xuất hiện trong danh mục sản phẩm quân sự được xuất khẩu. Cũng theo ông Kornev, điều này có thể xảy ra không nhất thiết là phải sau khi Su T-50 được cho phép sử dụng ở trong lãnh thổ Nga.
Trước đó, các quan chức công ty Sukhoi (Nga) từng tuyên bố rằng, hãng này đang muốn tiếp thị các mẫu Sukhoi Su-35 và Su T-50 tới khách hàng Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
“Sukhoi hiện có 3 khách hàng chính tại khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Tất cả họ đều là khách hàng tiềm năng của 2 mẫu máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 Super Flanker và Sukhoi T-50″, ông Tyukhanov – Giám đốc tiếp thị công ty sản xuất máy bay chiến đấu Sukhoi nói.
Thùy Dung (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ muốn bán linh kiện tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam
Không chỉ tên lửa hành trình BrahMos, Ấn Độ còn muốn bán phụ tùng linh kiện tiêm kích Su-30MK2 cùng nhiều loại khí tài khác cho Việt Nam.
Idrw dẫn lời một quan chức Ấn Độ đáng tin cậy cho biết rằng, tên lửa hành trình BrahMos không phải là hệ thống vũ khí duy nhất mà Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu cho Việt Nam. Hiện bộ quốc phòng nước này đã cho phép quan chức công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) có các cuộc đàm phán thêm với phía Việt Nam để xuất khẩu các loại vũ khí phòng thủ khác.
Ấn Độ muốn cung cấp linh kiện thay thế cho tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam.
HAL có kế hoạch tăng cường hợp tác huấn luyện phi hành đoàn, cung cấp bộ phận phụ tùng linh kiện cho phi đội tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Không quân Việt Nam.
Trong khi đó, DRDO muốn cung các hệ thống radar nội địa (sản xuất tại Ấn Độ), trang bị thông tin liên lạc, giám sát trinh sát cho Hải quân Việt Nam.
Ngoài ra, HAL có kế hoạch hồi sinh các đàm phán với phía Việt Nam về việc cung cấp trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv và cũng có ý định chào hàng trực thăng tấn công LCH vẫn đang được phát triển. Tuy nhiên, gần đây LCH đã thu được nhiều sự quan tâm của các quốc gia khác với đặc thù là giá rẻ, khả năng hoạt động tốt ở trần bay lớn.
Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia vận hành máy bay chiến đấu Su-30 nhiều nhất thế giới. HAL cũng đã được Sukhoi Nga cấp giấy phép lắp ráp cũng như sản xuất linh kiện phụ tùng Su-30. Chính vì vậy HAL cũng có khả năng như Nga cung cấp bộ phận thay cho máy bay Su-30.
Cơ bản thì máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Su-30MKI của Ấn Độ cùng được phát triển trên một nền tảng chung Su-30MK với một số sửa đổi phù hợp với yêu cầu mỗi nước. Vì vậy, việc HAL chào hàng bộ phận Su-30MK2 là không có gì ngạc nhiên.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Hiện trường thảm khốc MiG-27 Ấn Độ tông sập nhà dân Chiếc tiêm kích MiG-27 của Không quân Ấn Độ gặp trục trặc kỹ thuật, tông thẳng vào nhà dân và phát nổ. Hôm qua (14/6), một chiếc tiêm kích MiG-27 của Không quân Ấn Độ đã gặp nạn gần căn cứ không quân Jodhpur ở Rajasthan trong một chuyến huấn luyện buổi chiều. Đây là vụ tai nạn máy bay quân sự thứ...