Chùa ở Lâm Đồng có tượng Phật Bà cao 71 m
Chùa có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên cao 71 m, cạnh chùa là ngọn thác hùng vĩ.
1. Huyện nào sau đây thuộc tỉnh Lâm Đồng?
Lâm Hà là huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp TP Đà Lạt. Cổng TTĐT huyện cho biết nơi đây là vùng kinh tế mới Hà Nội tại tỉnh Lâm Đồng, biểu trưng của tình đoàn kết, gắn bó giữa 2 địa phương Lâm Đồng – Hà Nội qua tên gọi “Lâm Hà”.
2. Ngôi chùa nào ở huyện Lâm Hà có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 71 m?
Nằm ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, chùa Linh Ẩn là nơi có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên cao 71 m. Ngoài bức tượng kỳ vĩ này, chùa còn có chính điện lớn, có tượng Phật Di Lặc uy nghi, cùng khu vườn với hàng trăm tượng Quán Thế Âm do Phật tử cúng dường…
3. Công trình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở chùa Linh Ẩn được khánh thành vào năm nào?
Công trình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở chùa Linh Ẩn được khánh thành vào năm 2019. Cổng TTĐT huyện Lâm Hà cho biết tượng cao 71 m, được khởi công xây dựng từ năm 2017, tạo điểm nhấn cho khuôn viên chùa rộng hơn 6 ha.
Ảnh: Varyvodaalesia.
Video đang HOT
4. Cạnh chùa Linh Ẩn là ngọn thác nổi tiếng nào?
Cạnh chùa Linh Ẩn là thác Voi hùng vĩ, thu hút du khách check-in. Cổng TTĐT Lâm Đồng cho biết thác cao hơn 30 m, rộng chừng 15 m, còn được gọi là thác Liêng Rơwoa.
5. Thác Voi được công nhận di tích quốc gia vào năm nào?
Thác Voi được công nhận di tích quốc gia vào năm 2001. Ngọn thác đẹp này gắn với chuyện tình buồn của một thiếu nữ xinh đẹp, con gái vị tù trưởng K’Ho. Người ta cho rằng bên dưới dòng thác ừng ực tuôn trào chính là đàn voi nằm phủ phục hóa đá, lắng nghe tiếng nàng hát.
6. Đâu là đồi chè đẹp ở huyện Lâm Hà?
Đến Lâm Hà, du khách có thể ghé thăm đồi chè Long Đỉnh ngát xanh, nhìn ra hồ Phúc Thọ thơ mộng. Nơi đây mang đến những trải nghiệm như tìm hiểu quy trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến chè, thưởng thức sản phẩm trà, check-in “sống ảo”…
7. Huyện Lâm Hà hiện có bao nhiêu xã, thị trấn?
Huyện Lâm Hà hiện có 2 thị trấn: Đinh Văn, Nam Ban cùng 14 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn.
Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi bỗng dưng nổi tiếng chỉ vì loài cây này
Hầu hết mọi người tìm đến ngôi chùa này đều muốn được nhìn thấy loài cây có tuổi đời 1.400 năm.
Núi Chung Nam từ lâu còn được người dân biết tới với tên gọi núi Thái Ất. Nơi này là một nhánh của dãy núi Tần Lĩnh ở tỉnh Thiểm Tây, phía nam thành phố Tây An, Trung Quốc.
Ngọn núi này nổi tiếng với một ngôi chùa Phật bà Quan Âm hàng nghìn năm tuổi nằm phía dưới chân núi. Khác hẳn với những ngọn núi tâm linh khác, nơi này không phải là một địa điểm du lịch và du khách không được phép vào. Tuy nhiên, nếu là một người theo đạo Phật, bạn hoàn toàn có thể được chào đón tại đây.
Bên trong ngôi chùa Phật bà Quan Âm ở đây có một cây bạch quả có tuổi đời 1400 năm. Sự nổi tiếng của cây bạch quả này khiến cho nhiều tín đồ đạo Phật mong được nhìn thấy một lần trong đời.
Sau khi bước vào chùa, băng qua một rừng trúc nhỏ, bạn sẽ thấy một bảng thông báo ghi rằng người ta chỉ cho phép mọi người nhìn ngắm cây bạch quả, cấm chụp ảnh cũng như quay phim. Điều này cho thấy, người ta không muốn bất kỳ điều gì phá vỡ đi sự yên bình, khoan thai bên trong ngôi chùa Quan Âm cổ kính này. Đó cũng là lý do nơi này không phải là một địa điểm du lịch.
Ngày càng có nhiều người tìm tới núi Chung Nam và chùa Quan Âm để nhìn thấy cây bạch quả nổi tiếng. Để bảo vệ cây bạch quả, nhà chùa đã làm một hàng rào, nó không chỉ bảo vệ cho cây mà còn tránh được một số tai nạn không mong muốn.
Ngôi chùa nằm giữa núi rừng tĩnh lặng, nhưng sự nổi tiếng của cây bạch quả vô tình khiến cho nơi này dần mất đi sự thanh bình vốn có. Sau mỗi mùa bạch quả, sự yên tĩnh sẽ được trả lại cho nơi này. Khi những cây bạch quả không được rào lại, khách hành hương vào chùa thường ngồi dưới tán cây, suy ngẫm về nhiều thứ.
Có thể thấy rằng sự sùng kính Phật bà Quan Âm tại đây bắt nguồn từ cây bạch quả ngàn năm tuổi, chứ không hề liên quan gì tới ngôi chùa cổ. Hầu hết mọi người đều chỉ để ý đến cây bạch quả mà không biết rằng sức hấp dẫn thực sự của ngôi chùa Phật Bà Quan Âm cổ kính nằm ở lịch sử, văn hóa và cả quá trình tu hành khổ hạnh của các nhà sư.
Theo truyền thuyết, cây bạch quả này được trồng bởi một vị Hoàng đế của nhà Đường. Mặc dù điều này chưa được xác thực, nhưng điều đó cũng không quá quan trọng. Người dân vẫn tin vào sự linh thiêng của ngôi chùa, dọc hàng rào men theo các con đường trong chùa đính rất nhiều những mẩu giấy, tấm biển gỗ ghi những điều ước một cách dày đặc.
Ngày nay, cây bạch quả này được đưa vào danh sách bảo vệ quốc gia. Nó không còn là một cái cây mang nhiều tín ngưỡng mà là một di tích lịch sử.
Tượng quái vật gỗ ở Đà Lạt Với chiều cao gần 5 m, tượng quái vật gỗ là background sống ảo mới, thu hút giới trẻ tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Bức tượng được chế tác từ vật liệu bỏ đi của các công trình xung quanh. Ảnh: Vườn hồng nhà Tom. Bên cạnh những chốn check-in quen thuộc, thành phố sương mù còn khéo tạo ra loạt điểm đến...