Chùa ngã và chuyện ám ảnh xóm nhiều người điên nhất Ninh Bình
Ở một cái xóm nghèo chưa đến 80 hộ dân nhưng hiện có đến 15 người bị tâm thần, chưa kể những người đã mất khiến người dân ở đây thêu dệt và truyền miệng một câu chuyện tâm linh, mê tín vẻ hoang đường là những người này bị “các ngài trừng phạt”. Đó là xóm 8, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Đường về “xóm tận khổ”
Nằm ẩn mình gần con sông Đáy, lâu nay xóm 8, ở xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình được nhiều người biết đến với tên gọi “xóm tâm thần”, “xóm điên”. Xóm 8 có bán kính chưa đến 550m, chỉ với khoảng 80 hộ dân nhưng hiện có tới 15 người bị tâm thần, chưa kể nhiều người đã chết hoặc bỏ đi đâu đó biệt tích.
Chỉ cách TP Ninh Bình khoảng gần 20 km, nhưng khung cảnh, cảnh vật ảm đạm bao trùm lên ngôi làng nghèo này. Trong những ngày đầu năm, bầu trời u ám và lác đác mấy hạt mưa phùn càng làm cho câu chuyện chúng tôi nghe trở nên rùng rợn và ám ảnh hơn.
Ngôi nhà xập xệ của bà Nguyễn Thị Thoi (73 tuổi), xóm 8, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Thân già sức yếu nhưng bà Thoi hiện đang nuôi dưỡng 3 người bị bệnh tâm thần.
Người trong vùng đồn rằng xóm 8 này sợ lắm, có đến hàng chục người bị điên, già cũng có mà trẻ cũng có, có khi ở một nhà có đến hai thế hệ gồm cả mẹ và con cái cùng bị điên. Câu chuyện mở đầu với chúng tôi là tiếng thở dài than vãn đầy buồn bã của bà Nguyễn Thị Chính, Bí thư chi bộ xóm 8: “Xóm này đã nghèo nhất xã mà người điên thì cũng nhiều nhất xã. Bởi vậy, dân trong vùng bảo, ở xóm 8, ra đường là bắt gặp người điên ngay ấy chứ. Thật tội nghiệp, nhiều gia đình có đến 3, 4 người điên, cuộc sống của họ đắng cay, cơ cực và thực sự ám ảnh lắm…”.
Ở xóm 8, trong ngôi nhà xập xệ của bà Nguyễn Thị Thoi (73 tuổi) hiện đang nuôi dưỡng đến tận 3 người mắc bệnh tâm thần. Bà Thoi-người mẹ già ở cái tuổi 73 sức tàn lực kiệt như ngọn đèn mờ, như chuối chín cây đang bất lực khi chứng kiến các con bị tâm thần ngày đêm bỏ nhà đi lang bạt…
Nói về các con, người mẹ già không giấu được nước mắt sụt sùi nói tiếng được tiếng mất: “Sau khi cháu lớn có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, dù gia đình đã bán hết tài sản chạy chữa cho cô con gái cả khắp nơi nhưng không khỏi. Tưởng thiệt thòi chỉ đến với cháu lớn thôi, nhưng ai ngờ ông trời còn làm tội, tiếp sau đó 2 người con sau của tôi cũng lần lượt bị tâm thần. “
Bà Thoi khóc cạn nước mắt sau nhiều năm trời, ngậm ngùi kể về những người con không may mắn bị mắc bệnh tâm thần.
Video đang HOT
Trong 3 người con bị tâm thần của gia đình bà Thoi, người con lớn nhất năm nay 46 tuổi và người con út cũng sang tuổi 34 và cũng từng đấy năm bà Thoi vừa lao động vất vả lấy tiền nuôi các con, vừa ngày đêm trông coi đàn con ngờ nghệch. Và cũng bằng đấy năm, bà Thoi chưa được một phút nghỉ ngơi cho đúng một kiếp người.
“Tôi có 4 người con nhưng lại có đến 3 người bị mắc bệnh “tâm thần”, chúng chẳng đỡ đần được gì chỉ biết ăn rồi lại bỏ nhà đi bạt mạng. Ngày trước còn đi tìm về nhưng giờ tuổi đã cao cũng chẳng còn sức mà đi tìm chúng về nữa. Chúng muốn đi sao thì đi, về tới nhà thì mới biết chúng còn sống…”, bà Thoi mệt mỏi nói trong nước mắt.
Cách nhà bà Thoi không xa là trường hợp của gia đình bà Nguyễn Thị Đào, nhà có bốn mẹ con nhưng có 3 người bị mắc bệnh “tâm thần”, may mắn có một cậu con trai là bình thường. Hoàn cảnh của gia đình bà Đào cũng chẳng khá hơn gia đình bà Thoi, hết sức éo le. Bà Đào bị tâm thần từ bé không lấy chồng nhưng có 3 người con và hiện lại đang mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh hết sức đáng thương.
Ông Nguyễn Văn Thạch (55 tuổi, ở xóm 8 đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên mắc bệnh tâm thần đến nay đã hơn 30 năm.
Không riêng gì gia đình bà Thoi hay bà Đào mà ở xóm 8 này còn rất nhiều gia đình có người bị tâm thần hoàn cảnh bị tâm thần hết sức đáng thương. Nhiều người đang khỏe mạnh cũng đột nhiên mắc bệnh tâm thần khiến cho người bị tâm thần ở cái xóm nghèo này ngày càng nhiều lên…
Xóm nhiều người điên vẫn chưa có lời giải mã?
Bà Nguyễn Thị Chính, Bí thư chi bộ xóm 8 cho biết, từ xưa đến nay xóm 8 có nhiều người hóa điên không rõ nguyên nhân. Cũng vì vậy, có hàng loạt câu chuyện mê tín, hoang đường đã được thêu dệt xung quanh chuyện cái xóm nghèo, u ám này lại có nhiều người mắc bệnh tâm thần. Trong đó, có một câu chuyện được người dân truyền miệng nhau từ rất lâu: “Ngày xưa, các cụ có dựng một ngôi chùa trên một gò đất ở xóm 8, đến khi xây xong móng có đi rước tượng về. Nhưng khi rước tượng về tới đầu làng bị ngã đổ nên chuyển sang xây chùa ngay vị trí đó, nay là chùa ngã bây giờ.”
Từ câu chuyện đó, nhiều người địa phương tin rằng những người mắc bệnh tâm thần là bị “các ngài phạt”, đời nào ở cái xóm 8 này cũng có người đang bình thường bỗng “bị ra dại…” Cũng chẳng biết thực hư thế nào nhưng năm nay tôi cũng gần 60 tuổi, lúc nào cũng thấy ở xóm này có rất nhiều người điên…”, bà Chính nói thêm.
Bà Thoi cùng với 2 cô con gái bị tâm thần đang ngóng trông đợi cậu con trai mắc bệnh tâm thần bỏ nhà đi mà chưa thấy về nhà.
Đại diện chính quyền xã, bà Phạm Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Tiên cho biết, xóm 8 là một trong những xóm nghèo nhất của xã, tình trạng người bị tâm thần ở xóm 8 đã xuất hiện từ lâu, đến nay số lượng người bị bệnh cứ tăng lên.
Theo bà Phạm Thị Nga, đối với những đối tượng bị tâm thần đủ điều kiện thì cán bộ chuyên môn xã hướng dẫn làm hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ theo quy định của nhà nước và đồng thời rà soát đưa vào diện hộ nghèo để hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi và các chính sách khác của nhà nước. Ngoài ra, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể của xã cũng thường xuyên quan tâm và động viên thăm hỏi, cũng như ưu tiên mọi chế độ chính sách- xã hội đối với những người bị tâm thần.
“Hiện những hộ có người bị tâm thần hoàn cảnh hết sức khó khăn, đặc biệt là hộ gia đình bà Thoi và chị Đào thì hoàn cảnh éo le vô cùng, qua báo điện tử Dân Việt, chúng tôi rất mong những nhà hảo tâm, các cơ quan, đơn vị có điều kiện quan tâm, giúp đỡ…”, bà Nga chia sẻ.
Theo Danviet
Ninh Bình: Nhà nông được tiếp vốn thả cá, nuôi vịt trời
Từ "chiếc cần câu" vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng chục nghìn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đua nhau làm kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Đua nhau làm kinh tế
Ở thành phố chưa có nhà ở, công việc lại bấp bênh nên năm 2016 vợ chồng anh Đào Quang Đạt ở xóm 8, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh quyết định về quê làm nông nghiệp. Với 4 mẫu ruộng nằm ven dòng sông Đáy, vợ chồng anh đã tiến hành cải tạo, một phần diện tích thì đào ao thả cá, đất vượt lên trồng cây ăn quả, phần còn lại thì nuôi gà, vịt đẻ...
Anh Đạt chia sẻ, ban đầu anh gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm và nhất là thiếu vốn để mở rộng sản xuất. Được sự tư vấn, giới thiệu của các đoàn thể, anh tham gia Tổ tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) và được vay số tiền 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm.
Nhờ nguồn vốn trên cộng với số tiền tích lũy của gia đình, anh đã đầu tư, xây thêm chuồng trại, mua thêm con giống tốt để chăn nuôi.
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, nhiều hộ dân Ninh Bình đã đầu tư làm trang trại hiệu quả. ảnh: Đức Thịnh
Đến nay, mỗi năm, gia đình xuất bán khoảng 3 tấn cá, 6-7 tấn gà thương phẩm và hàng vạn quả trứng vịt, trừ chi phí thu lãi gần 100 triệu đồng. "Có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định, vợ chồng tôi rất phấn khởi. Nếu được vay thêm vốn, tôi sẽ đầu tư để nuôi cá theo phương thức công nghiệp, khi đó chắc chắn lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều"-anh Đạt nói.
Với diện tích 5ha, quy mô nuôi 8.000 vịt trời đẻ, anh Phạm Văn Nhật là 1 trong những điển hình phát triển kinh tế ở xã Khánh Tiên (Yên Khánh). Anh Nhật cho biết: "Đầu tư chuồng trại, ao nuôi rất tốn kém nên có bao nhiêu vốn cũng không xuể. Năm 2017 được Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng tôi sắm thêm một lò ấp trứng, nhờ vậy chủ động hơn trong việc sản xuất con giống".
Được biết, hiện trang trại nuôi vịt trời của anh Nhật tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.
Bà Nguyễn Thị Hường - Tổ trưởng TKVV xã Khánh Tiên chia sẻ: Khu vực xóm 7, xóm 8 ven sông Đáy này xưa kia chỉ là vùng đất hoang hóa, chẳng ai nhòm ngó tới. Nhưng vài năm trở lại đây đã trở nên nhộn nhịp hơn, nhà nào nhà nấy đua nhau làm kinh tế. Nhiều hộ trước đây khó khăn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các gia trại, trang trại chăn nuôi, thủy sản, nhờ đó cải thiện được thu nhập, cuộc sống khá lên trông thấy.
Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của người dân địa phương khá cao nhưng nguồn vốn phân bổ chưa đủ nên đề nghị ngân hàng bổ sung nguồn vốn cho vay chương trình này.
Hơn 96.000 hộ vay vốn ưu đãi
Lãnh đạo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Khánh cho biết: Xác định nguồn vốn vay giải quyết việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện phát triển sản xuất, kinh doanh, Phòng giao dịch đã chủ động phối hợp với các xã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn này.
Theo đó, hàng năm, căn cứ vào nhu cầu vốn của các xã, đơn vị sẽ rà soát và phân bổ vốn trên cơ sở ưu tiên những nơi khó khăn, những xã bị thu hồi đất nông nghiệp, hoặc có nhiều làng nghề, sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Đến nay, đã có gần 32.000 lao động trên địa bàn huyện được tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Hiện, dư nợ nguồn vốn chương trình giải quyết việc làm trên địa bàn Yên Khánh là trên 12 tỷ đồng, cho hơn 300 khách hàng vay.
Bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay, Ngân hàng CSXH tỉnh đang triển khai thực hiện 10 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt trên 2.145 tỷ đồng với 96.034 hộ còn dư nợ, tăng gấp 16,8 lần so với khi mới thành lập. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm la 21,4%/năm.
Theo Danviet
Ninh Bình: Nuôi cá lóc bán Tết, nông dân đếm tiền... mỏi cả tay Vào thời điểm này, gia đình ông Lê Đức Nhượng trú tại xóm 10, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đang ngày đêm chăm bẵm đàn cà lóc sạch để chuẩn bị phục vụ cho các "thượng đế" ăn và làm quà biếu Tết, nhờ đó mà mỗi vụ cá gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng. Trong khi...