Chùa Minh Thành: Điểm du lịch tâm linh nên ghé qua khi du lịch Tây Nguyên
Khi bước vào cửa chùa Minh Thành, du khách du lịch Tây Nguyên sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh và bình yên, tiếng tụng kinh gõ mõ cùng tiếng chuông gió leng keng giúp cho tâm hồn thanh lọc và mọi muộn phiền xô bồ đều tan mất.
Với lối kiến trúc độc đáo và nhiều giá trị văn hóa lịch sử của bản sắc dân tộc ta, chùa Minh Thành không chỉ là niềm tự hào của người dân tại đây mà nó đã trở thành địa điểm tâm linh hấp dẫn khách du lịch Tây Nguyên ghé tham quan và không thể bỏ qua khi đặc chân đến vùng đất Gia Lai này.
Chùa Minh Thành: Điểm du lịch tâm linh nên ghé qua khi du lịch Tây Nguyên
Giới thiệu về ngôi chùa Minh Thành
Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, tại số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, P. Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ngôi chùa được nằm trên ngọn đồi thoai thoải và được bao bọc bởi làn sương mờ ảo. Chùa được xây vào năm 1946 bởi Hòa Thượng Thích Giác Đạo, trải qua nhiều biến động của lịch sử hào hùng, ngôi chùa có phần hư hại và đến năm 1997 nhờ công sức của trụ trì và cúng dường thập phương, ngôi chùa đã được tu sửa và xây thêm một số công trình mới. Đến nay, Chùa Minh Thành đã khoác lên một diện mạo mới và đặc sắc, lối kiến trúc đậm vẻ đẹp phương Đông, sự hòa hợp giữa kiến trúc thời Lý, Trần và kiến trúc Trung Quốc, Nhật Bản. Đây chính là công trình mang đậm bản sắc dân tộc và lưu trữ giá trị văn hóa bao gồm nét văn hóa tâm linh, sự gìn giữ những kiến trúc cổ xưa vô cùng quý báu của dân tộc.
Tổng diện tích của ngôi chùa khoảng 20.000m2 , không chỉ là nơi dâng hương của Phật tử trong vùng mà còn thu hút rất nhiều Phật tử từ nơi khác đến đây. Khi bước vào cửa, du khách du lịch Tây Nguyên sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh và bình yên, tiếng tụng kinh gõ mõ cùng tiếng chuông gió leng keng giúp cho tâm hồn thanh lọc và mọi muộn phiền xô bồ đều tan mất.
Khám phá vẻ đẹp của chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành đang trở thành địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách đi tour du lịch Tây Nguyên ghé thăm. Khi nhắc đến ngôi chùa Minh Thành, người ta lại nhớ đến ngôi chùa có kiến trúc cổ xưa vô cùng đặc biệt, sự kết hợp khéo léo giữa kiến trúc cổ Việt Nam và kiến trúc đền miếu Nhật Bản.
Nhìn từ phía xa, du khách sẽ trông thấy một bảo tháp xá lợi 9 tầng đứng sừng sững giữa bầu trời xanh ngát và uy nghiêm. Bảo tháp cao 72m, bên trong có đặt 4 vị Thiên Thủ Thiên Nhãn được chạm khắc sống động và tỉ mỉ từng chi tiết. Nhìn từ xa, bảo tháp vô cùng nổi bật và bắt mắt khi được sơn son thiếp vàng, đây chính là công trình cao nhất của thành phố Pleiku.
Khi bước vào chùa, du khách sẽ nhìn thấy tượng phật Quan Âm được đặt ngay chính giữa cửa ra vào, nét mặt phúc hậu, hiền từ như người mẹ đang chào đón những đứa con từ phương xa trở về. Khuôn viên của chùa rất rộng, xung quanh là một màu xanh của thiên nhiên cây cối, sự kết hợp giữa những tượng đá, những vật liệu bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo làm cho khung cảnh ngôi chùa trở nên uy nghiêm và thanh tịnh nhưng không kém phần gần gũi. Phía trước chánh điện là những tượng đá được điêu khắc tinh xảo theo hình dáng của 18 vị la hán. Hai bên là những công trình như khu giảng đường, tăng phường, thiền đường… phía bên phải chánh điện chính là bảo tháp xá lợi.
Khám phá vẻ đẹp của chùa Minh Thành
Choáng ngợp trước vẻ đẹp của chánh điện chùa Minh Thành
Video đang HOT
Đi sâu vào chánh điện, du khách đi tour Tây Nguyên sẽ cảm thấy choáng ngộp với những tượng phật được bài trí ở đây. Trong đó nổi bật nhất là tượng phật Tỳ Lô Giá Na cao 6m và nặng 16 tấn, tiếp đến là tượng phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, tượng Thập Nhị Duyên Giác, bác bộ kim cang, ngũ phương phật…
Hai bên chánh điện là Tháp Từ Ân và tháp chuông có 3 tầng mái lợp theo họa tiết vảy rồng. Không gian của chùa Minh Thành tràn ngập màu xanh của thiên nhiên tươi mát và trong lành, cây cối xen kẽ hồ nước và những tiểu cảnh được bài trí tinh tế và hài hòa. Vào những ngày trời trong xanh, mặt hồ in bóng vạn vật tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp đẽ. Những hàng liễu xanh mượt rủ bóng xuống mặt hồ đung đưa trong gió, những hàng cây rợp bóng cây quanh những lối đi, những bức tường cây leo chằng chịt. Tuy được trùng tu với quy mô lớn, nhưng chùa Minh Thành vẫn giữa được những nét đặc sắc của mình đó chính là vẻ đẹp cổ kính lâu đời và những tượng phật, những cột đá rêu phong ghi dấu ấn của thời gian. Tất cả đã mang đến một vẻ đẹp thanh tịnh, tráng lệ và chắc hẳn khi đến đây lần đầu tiên du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp độc đáo này.
Từ cổng chùa bước vào chánh điện, du khách có thể tản bộ dưới gốc cây, lắng nghe tiếng chuông ngân vang cùng mùi hương trầm lan thơm thoang thoảng sẽ khiến du khách như có cảm giác lạc vào chốn bồng lai. Vào những ngày mưa, ngôi chùa ẩn hiện trong sương mờ, một nét đẹp mơ màng giữa thành phố Pleiku, những ngày nắng vàng rực rỡ, chim chóc kéo về líu lo trên những hàng cây xanh mát mang lại cảm giác vui tươi cho Phật tử khi đến đây dâng hương.
Chùa Minh Thành thật sự là địa điểm tâm linh cho những ai đến đây muốn tìm lại cảm giác bình yên trong tâm hồn mình,cùng ngồi lại trên thềm đá, ngắm trời xanh bao muộn phiền của cuộc sống thường nhật đều tan biến. Du khách du lịch Tây Nguyên đừng bỏ qua địa điểm hấp dẫn này trong chuyến du lịch của mình nhé.
Những điểm du lịch tâm linh ở Bình Dương
Chùa Châu Thới, chùa Hội Khánh hay chùa Tây Tạng thu hút du khách bởi kiến trúc, ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng.
Chùa Châu Thới
Hình thành từ năm 1681, chùa Châu Thới toạ lạc trên núi Châu Thới, thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An. Ban đầu, nơi đây chỉ là một thảo am do Thiền sư Khánh Long dựng lên. Trải qua hơn 300 năm, nơi này được xây dựng thành chùa Châu Thới.
Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng gồm chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu và Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm. Vào mồng một, rằm, lễ Tết, chùa Châu Thới đón tiếp đông du khách từ khắp nơi đến thắp hương, cầu an cho gia đình
Chùa Hội Khánh
Vào thời Lê Hiển Tông, Chùa Hội Khánh được khai sơn. Đến năm 1868 vào thời vua Tự Đức, chùa bị phá hủy nặng nề do chiến tranh, hòa thượng Thích Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới. Chùa được trùng tu xây dựng và duy trì cho đến ngày nay tại số 35 Yersin, phường Phú Cường , TP Thủ Dầu Một.
Kiến trúc chùa được thiết kế gồm 4 phần: tiền điện, chánh điện, giảng đường có 92 cột gỗ quý. Cuối cùng là Đông lang và Tây lang bố trí theo kiểu "sắp đôi" nối liền nhau với kiến trúc "trùng thềm, trùng lương" - biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ miền Nam.
Ngoài ra còn có Phật đài cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước Chùa. Tầng trệt là dãy nhà dài 64m, rộng 23m dùng làm trường Phật học, thư viện... Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Bức tượng này được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".
Chùa Tây Tạng
Ngôi chùa tọa lạc tại TP Thủ Dầu Một được xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì. Vào thời điểm xây dựng, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa theo hệ phái Mật Tông ở Tây Tạng.
Chánh điện bao quanh bởi vườn cây cao vút, có cấu trúc hình khối vuông, điểm nhấn là ngôi bảo tháp thờ xá lợi và các tứ giác có chiều cao trên 15m. Ở tầng thượng, chùa có năm điện thờ 5 vị Ngũ Trí Phật. Chỉ vào ngày rằm, mồng một hoặc dịp lễ lớn, nhà chùa mới mở cửa cho du khách lên tầng thượng chiêm bái.
Phía sau chánh điện có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Bức tượng chế tác năm 1982, cao gần 3m. Từ phần khung được làm bằng sắt, chất liệu làm tượng chủ yếu là tóc được thu nhận từ các Phật tử.
Vào dịp đầu năm, chùa Tây Tạng có nhiều người tới hành hương. Chùa đông nhất là tối ngày mùng tám tháng Giêng vì chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương.
Chùa Bà Thiên Hậu
Ban đầu chùa tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu, chưa rõ năm xây dựng. Cho đến năm 1923, sau khi ngôi miếu đã bị hư hại do hỏa hoạn, bốn bang người Hoa tại đây chung sức tái tạo lại ngôi chùa nay nằm tại số 4 đường Nguyễn Du, TP Thủ Dầu Một.
Chùa bao gồm ba dãy nhà, giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung, hai dãy nhà bên được xem như Đông lang, Tây lang. Trong sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến thắp hương. Chánh cung được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Ảnh: tamngu
Lễ hội Chùa Bà là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch và hành hương.
Chùa Ông Ngựa
Nơi đây còn được gọi là chùa Ông hay chùa Thanh An, toạ lạc tại đường Hùng Vương, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một. Chùa có kiến trúc hình chữ "Nhất", gồm một dãy nhà, được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa chiền Huế. Phần lớn kết cấu của chánh điện đều bằng gỗ, sau này khi trùng tu thì được xây lại toàn bộ bằng bê tông cốt thép, lớp cửa gỗ của chánh điện cũng được làm lại mới hoàn toàn.
Chùa thờ phụng các vị thánh: Quan Vũ, Đức thánh Trần Hưng Đạo... Có thể nói, chùa Ông Ngựa là một ngôi chùa lớn nhất Bình Dương về việc thờ tụng 30 vị anh hùng lịch sử cận đại như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung.
Tại đây có một bức tượng ngựa Xích Thố để trấn giữ, ai đi qua cổng cũng đều phải cúi đầu đi qua bụng Xích Thố để cầu bình an cho gia đạo.
Hàng năm, tại chùa đều có tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân. Trước đây, chùa chỉ cúng chay ngày vía Quan Thánh Đế Quân quy y nhà Phật (23/6 âm lịch) là cúng chay. Nhưng hiện nay, kể cả ngày vía sanh (13 tháng Giêng âm lịch) và ngày vía tử (13/5 âm lịch) đều được tổ chức cúng chay tại chùa.
Có một "Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên Được ví như Đà Lạt thứ 2 của Tây Nguyên đại ngàn, Măng Đen là điểm đến khá mới và có vô vàn những điều thú vị cho du khách có thể khám phá và trải nghiệm trong chuyến đi của mình. Măng Đen nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mặt nước biển, thuộc huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum). Đây...