Chùa Mao Xá: Nét bình yên giữa đồng quê xứ Thanh
Tọa lạc giữa cánh đồng lúa mênh mông, chùa Mao Xá (hay Thiệu Hưng Cổ Tự) là một điểm đến tâm linh nổi bật của xứ Thanh.
Không chỉ mang trong mình bề dày lịch sử, chùa còn thu hút Phật tử và du khách thập phương bởi vẻ đẹp thanh tịnh, yên bình, như một nốt lặng giữa cuộc sống xô bồ, vội vã.
Ngôi chùa cổ hồi sinh từ hoang phế
Theo các tài liệu lịch sử và lời kể của người dân địa phương, chùa Mao Xá có nguồn gốc từ thời Lê, từng là một ngôi chùa linh thiêng nức tiếng trong vùng. Đây à chốn để bà con tìm về gửi gắm niềm tin và cầu mong bình an.
Tuy nhiên, theo dòng chảy lịch sử, chiến tranh và thời gian đã khiến chùa dần mai một, dấu vết của một thời huy hoàng chỉ còn lại một mảnh đất và một ngôi miếu nhỏ do người dân dựng lên để giữ hương khói.
Mãi đến năm 2022, sư thầy Thích Nguyên Từ mới về khôi phục lại chùa, dành nhiều thời gian khảo cứu, tìm kiếm tư liệu để xin công nhận đây là một di tích văn hóa tâm linh.
Đầu năm 2024, sư thầy Thích Bản Hoài tiếp quản và tiếp tục công cuộc tu sửa, tôn tạo, giúp ngôi chùa dần trở nên khang trang hơn.
Ngôi chùa cổ được tu sửa lại trở nên khang trang, đẹp đẽ hơn
“Quy mô diện tích của chùa hiện tại chỉ khoảng 500m, nhưng chúng tôi đang tiến hành các thủ tục xin mở rộng lên 6.000m. Điều này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng ngày càng lớn của Phật tử mà còn tạo ra một không gian tâm linh rộng rãi hơn để mọi người có thể tìm về với sự an yên,” sư thầy Thích Bản Hoài chia sẻ.
Vẻ đẹp thanh tịnh giữa đồng quê yên ả
Không giống những ngôi chùa nổi tiếng nằm giữa phố thị đông đúc, chùa Mao Xá sở hữu một vẻ đẹp tĩnh lặng và bình dị. Chùa nằm tại thôn 5, xã Đông Minh, TP Thanh Hóa.
Để đến đây, du khách sẽ đi qua những con đường quê uốn lượn, với hai bên là cánh đồng lúa bát ngát, trải dài bất tận. Khi gió chiều thổi qua, mùi lúa non thoang thoảng trong không gian thanh tịnh, hòa cùng tiếng chim hót tạo nên một bức tranh chiều đẹp và bình yên đến lạ.
Cảnh chùa như tiếng chuông ngân vang gọi dậy từ sâu trong tâm khảm mỗi du khách một cảm giác an yên, tự tại. Những bôn ba, toan tính, mưu sinh, cơm áo, gạo, tiề.n ngoài kia như dừng lại sau cảnh chùa, phật tử và du khách đến chùa Mao Xá du khách như được trở lại với bản nguyên chân thật, vô ưu nhất của chính mình.
Vào những ngày thường, chùa Mao Xá không quá đông đúc. Những vị khách tìm đến đây chủ yếu là Phật tử và người dân địa phương, mong muốn tìm một chốn tĩnh lặng để chiêm bái, cầu an. Sự yên tĩnh, không xô bồ của nơi đây khiến những ai từng ghé qua đều cảm nhận được sự an lạc trong tâm hồn.
Tọa lạc giữa cánh đồng quê chùa Mao Xá mang lại cảm giác an yên cho du khách đến chiêm bái.
“Lần đầu tiên đến chùa Mao Xá, tôi thực sự bất ngờ vì nơi đây đẹp và yên bình đến vậy. Không có cảnh chen chúc như nhiều nơi khác, ở đây chỉ có tiếng gió, tiếng chuông chùa vang vọng và hương trầm lan tỏa. Cảm giác như mọi muộn phiền đều tan biến,” chị Nguyễn Thị Minh (một du khách đến từ Hà Nội) chia sẻ.
Bên cạnh không gian cổ kính và thanh tịnh, chùa Mao Xá còn giữ được những nét kiến trúc truyền thống của chùa Việt, với mái ngói cong vút, những hàng cột gỗ chắc chắn và những bức hoành phi được chạm khắc tinh xảo. Dù đang trong quá trình mở rộng, nhưng sự giản dị và gần gũi của chùa vẫn khiến du khách cảm thấy thân thuộc như đang trở về nhà.
Chốn linh thiêng níu chân Phật tử
Video đang HOT
Không chỉ là nơi chiêm bái, chùa Mao Xá còn là nơi người dân tìm đến để cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn.
“Chùa Mao Xá không chỉ là một di tích tâm linh mà còn là một phần trong đời sống tinh thần của người dân chúng tôi. Nhiều người đến đây cầu an, cầu duyên hay cầu tài lộc đều thấy linh nghiệm. Bản thân tôi năm nào cũng đến chùa vào dịp đầu năm để dâng hương và xin bình an cho gia đình,” bác Nguyễn Văn Hòa, một người dân trong vùng, chia sẻ.
Vào những dịp lễ lớn như rằm tháng Giêng hay các ngày vía Phật, nhà chùa thường tổ chức các buổi lễ cầu an, tụng kinh, và các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Vào dịp Tết Nguyên đán, chùa mở cửa đón hàng trăm lượt khách thập phương về dâng hương, dự lễ cầu an.
Sư thầy Thích Bản Hoài chia sẻ thêm: Nhân dịp đầu xuân, nhà chùa tổ chức các hoạt động lễ hội, mở cửa đón du khách đến chiêm bái, cầu nguyện. Đây không chỉ là dịp để mọi người đến với cửa Phật mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa năng lượng tích cực, giúp tâm hồn mỗi người được thanh tịnh hơn.
Hướng đến tương lai của một di sản tâm linh
Dù vẫn đang trong quá trình mở rộng và phát triển, chùa Mao Xá đã dần trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân Thanh Hóa cũng như du khách thập phương. Với định hướng bảo tồn và phát triển bền vững, nhà chùa mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời mở rộng không gian để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Phật tử.
Chùa Mao Xá đã dần trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân
“Chúng tôi mong muốn nơi đây không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là một nơi giúp mọi người tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Chùa không chỉ là nơi để cầu nguyện mà còn là nơi để mỗi người tĩnh tâm, suy ngẫm về những điều thiện lành,” sư thầy Thích Bản Hoài bày tỏ.
Chùa Mao Xá không phải là một ngôi chùa lớn, nhưng chính sự giản dị, tĩnh lặng và linh thiêng của nó lại là điều níu chân những ai từng ghé qua. Đến với chùa Mao Xá, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian thanh tịnh mà còn có cơ hội cảm nhận sự giao hòa giữa thiên nhiên và tâm linh, để lòng nhẹ nhàng, an yên giữa cuộc sống đầy những lo toan.
Về Chùa cổ Đọi Sơn, miền cổ tích ngàn năm
Long Đọi Sơn nằm trên ngọn núi Đọi, ngọn núi chỉ cách mặt đất khoảng 200 bậc đá, lạc vào không gian này, như về một thế giới khác: cổ kính, linh thiêng.
Một lần đến Đọi Sơn
Theo thông tin ghi chép, Chùa Long Đọi Sơn (còn gọi là Đọi Sơn) tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những ngôi cổ tự đã có hàng nghìn năm tuổ.i.
Nằm cách Hà Nội không xa chỉ khoảng hơn 60km, không ai ngờ tới một vùng đồng bằng như Duy Tiên là sở hữu một ngôi chùa cổ nghìn năm thật đẹp. Được biết, đây là một trong những danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa.
Các công trình điêu khắc và các tấm bia trong chùa như những tác phẩm nghệ thuật rõ nét với lối chạm khắc, tạc tượng cao cấp thời nhà Lý. Chùa Đọi Sơn được biết đến nổi tiếng với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá nguyên khối, cao hơn 3 mét, là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Thế giới lăng mộ rộng rãi với hàng chục ngôi mộ cổ từ xa xưa còn lưu giữ tới ngày nay ở Đọi Sơn.
Sau sân chùa, những ngôi cổ mộ nằm yên bình trên núi Đọi Sơn, tĩnh lặng và linh thiêng.
Một cánh cổng mở ra thế giới cổ xưa trên Núi Đọi Sơn...
Những ngày giáp Tết Ất Tỵ, ngôi chùa cũng được trang trí nhiều cờ hoa để đón khách thập phương.
Cổng vào phía trái Chùa Long Đọi Sơn, thời Lý.
Chùa Đọi Sơn được xây dựng vào thời Lý, là một trong những ngôi chùa cổ kính và có giá trị lớn về mặt lịch sử, nghệ thuật.
Hành hương lê.n đỉn.h Đọi Sơn, để ngắm một vùng đồng bằng bao la của Hà Nam.
Biển gắn công trình Bảo vật Quốc gia - Bia Sùng Thiên Diên Linh tại Chùa Đọi Sơn.
Đến với Đọi Sơn - Một vùng đất thanh bình với những người tu sỹ đáng mến...
Qua thời gian, những bậc đá kể chuyện nghìn năm về Núi Đọi Sơn và ngôi chùa cổ xinh đẹp. Vừa đi, du khách có thể ngắm nhìn một vùng đồng bằng bao la rộng lớn phía hai bên núi.
Đọi Sơn (Chùa Long Đọi Sơn) đã trở thành một di tích lịch sử nghìn năm tuổ.i...
Những bậc đá dẫn lên chùa được xếp một cách ngăn nắp, sạch sẽ và trật tự. Không khí càng lên cao càng tĩnh lặng và trong lành, như đưa chân du khách lên với thế giới thần tiên.
Sau khi kết thúc khoảng 200 bậc đá, du khách dừng chân ngay trên sân chùa Đọi Sơn, để trở về với một vùng hương khói gắn liền với lịch sử của vùng đất Duy Tiên, Hà Nam.
Đọi Sơn cũng là điểm hẹn tâm linh của mỗi người dân nơi đây. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, dù ăn đâu làm đâu, những người con núi Đọi đều trở về hành hương lên Chùa Long Đọi Sơn, trên đỉnh núi, những vị la hán ngồi trầm ngâm, tượng Phật và những vị bồ tát đều được tọa lạc trên các ban thờ được bài trí công phu và đẹp đẽ.
Thắp một nén nhanh, thả mình vào lời cầu nguyện những điều may mắn và tốt lành sẽ tới, đó là những gì chùa Đọi Sơn có thể mang lại cho du khách. Một cảm giác yên bình và thư thái hoàn toàn.
Những bậc đá kể chuyện nghìn năm về Núi Đọi Sơn và ngôi chùa cổ xinh đẹp.
Theo thông tin ghi chép, Đọi Sơn là nơi vua Lý Thái Tổ từng dừng chân nghỉ ngơi và tạo dấu ấn trong lịch sử, đặc biệt là trong các chuyến đi thực tế, kiểm tra địa phương.
Cổng tam quan nhìn từ sân vào Chùa Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam.
Chùa Đọi Sơn được xây dựng từ thời Lý, nhưng qua nhiều lần tu sửa, xây dựng lại, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm. Ngôi chùa có cấu trúc theo kiểu chữ "Tam" với ba gian, mái cong vút.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2024 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc BộĐỌC NGAY
Đặc biệt, Đọi Sơn còn nổi tiếng có Lễ hội Tịch điền (hiểm nôm na là lễ hội vua cày ruộng). Đây là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời của Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào mùng 6 tháng Giêng tại núi Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam. Lễ hội này có nguồn gốc từ thời Lý, được bắt đầu từ triều đại vua Lý Thái Tổ vào năm 987. Tương truyền, vua Lý Thái Tổ đã tổ chức lễ hội Tịch điền tại đây để khuyến khích nông dân làm ruộng và cầu cho mùa màng bội thu.
Lễ hội diễn ra với các nghi thức truyền thống, trong đó nổi bật nhất là phần cày ruộng bằng trâu, tượng trưng cho sự cầu mong đất đai màu mỡ, mùa màng tươi tốt. Người tham gia lễ hội mặc trang phục truyền thống, cùng nhau thực hiện các nghi lễ như dâng hương, tế thần nông. Đây là dịp để tôn vinh nghề nông, đồng thời nhắc nhở cộng đồng về giá trị của lao động và sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn không chỉ có ý nghĩa tôn vinh văn hóa, mà còn là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên và đất đai.
Chương trình lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ 2025.
Một trong những dấu ấn lịch sử quan trọng của chùa Đọi Sơn là vào năm 1054, nơi đây đã được xây dựng một bia đá khắc ghi sự kiện vua Lý Thái Tổ đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Đại Việt.
Đến với Hà Nam, về thăm chùa Đọi Sơn, du khách không chỉ được đến với một điểm đến du lịch văn hóa, mà còn được nhìn ngắm những di tích cổ xưa của nền văn minh Đại Việt với hình ảnh và những di tích của một chùa cổ kính có giá trị lớn về mặt lịch sử, nghệ thuật.
Độc đáo kiến trúc ngôi chùa cổ ở làng khoa bảng Vĩnh Phúc Tồn tại hàng trăm năm ở một làng khoa bảng, chùa Vĩnh Phúc tại xã Sơn Đông (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993. Chùa Vĩnh Phúc hay còn được gọi là chùa Am được Viện Viễn Đông Bác cổ kiểm kê năm 1939 cùng với những hiện vật quý như chuông, khánh, bia,...