Chữa loét dạ dày từ đu đủ
Đu đủ xanh nấu kỹ với thịt gà gần đây được một số đơn vị quân y dùng điều tr ị loét dạ dày có kết quả. Tuy nhiên có một số trường hợp xuống cân.
Ảnh minh họa: Internet
Hỏi: Đu đủ là loại cây quen thuộc và được nhiều bài báo nhắc tới. Tuy nhiên, tôi vẫu muốn được biết thêm công dụng của nó.
(Lê Văn Thành – Tiền Giang)
Trả lời: Đu đủ còn có tên là phan qua thụ, lô hong, phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc.
Tên khoa học Carica papaya L.
Thuộc họ Đu đủ Papayaceae.
Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc. Quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, papain, chất ancaioit: cacpain.
Công dụng của đu đủ ngày càng phát triển, nhiều nước chú ý trồng để dùng trong nước và xuất khẩu.
Mô tả cây
Cây đu đủ cao từ 3 – 7m, thân thẳng, đôi khi có phân nhánh. Vỏ mang rất nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá to rộng chia làm 6 – 9 thùy, thùy hình trứng nhọn, mép có răng cưa không đều, cuống lá rỗng và dài 30 – 50cm. Hoa trắng nhạt hay xanh nhạt, khác gốc. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống rất dài. Hoa áci có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt hình trứng to, dài 20 – 30cm, đường kính 15 – 20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu. Xung quanh có lớp nhầy.
Video đang HOT
Công dụng và liều dùng
Đu đủ chín được coi là món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng trứng.
Đu đủ xanh nấu kỹ với thịt gà gần đây được một số đơn vị quân y dùng điều trị loét dạ dày có kết quả. Tuy nhiên có một số trường hợp xuống cân.
Nhân dân còn dùng nấu với một số thịt cứng, cho chóng chín nhừ. Quả đu đủ xanh nghiền với nước còn dùng bôi mặt hoặc tay chữa các vết tàn hương ở mặt và tay.
Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng cần chú ý tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày.
Lá đu đủ dùng gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm nhừ. Nước sắc lá đu đủ dùng giặt những vết máu trên vải và quần áo hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét.
Hoa đu đủ đực tươi hoặc khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Đơn thuốc có đu đủ:
Rễ đu đủ chữa cá đuối cắn.
Rễ đu đủ tươi 30g.
Muối ăn 4g.
Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nửa giờ thấy giảm đau và vài ngay sau khỏi hẳn (kinh nghiệm nhân dân miền Nam).
Theo Sức khỏe & Đời sống
Ăn mía để phòng chống sâu răng, chống nôn, trị trào ngược dạ dày
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng.
Mía có nhiều vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Hình minh họa.
Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế vị. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Đường cát có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hòa can khí, giải độc. Hằng ngày dùng 500 - 1.000g, ép lấy nước.
Sốt khô họng, tiểu dắt
Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.
Trị trào ngược dạ dày thực quản
Nước mía ép 30 - 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.
Viêm họng cấp và mãn tính
Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Chống sâu răng
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng.
Nôn do thai nghén
Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
Lưu ý khi dùng nước mía
- Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.
- Do lượng đường nhiều nên nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
- Lưu ý cẩn trọng với nước mía ngoài hàng vì nó có thể bị mất vệ sinh, thêm đường hóa học hoặc bảo quản sai cách gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Khỏe&Đẹp
Pháp Luật TPHCM
Sự thật về việc cây si đỏ chữa bệnh ung thư Những ngày gần đây rộ lên thông tin về công dụng chữa bệnh ung thư của một loại cây có tên gọi là cây si đỏ. Lập tức, loại cây này trở thành hàng quý hiếm vì nhiều người săn lùng tìm mua. Sự thật về công dụng loại cây này như thế nào? Ảnh minh họa: Internet Đồn đại công dụng giống...