Chữa lành vết thương từ các loại rau củ quả
Những vết thương ngoài da lở loét hay cháy nắng cũng có thể dùng phương pháp dân gian sau để điều trị.
Bắp chuối điều trị nhiễm trùng. Chất ethanol trong bắp chuối có tác dụng điều trị nhiễm trùng, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Bắp chuối cũng giúp chữa lành vết thương. Theo một nghiên cứu, chiết xuất ethanol từ bắp chuối có thể hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét.
Củ sen cầm máu, thiếu máu. Sử dụng nước ép củ sen để ngăn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi. Nước ép củ sen hay canh củ sen cũng là phương pháp tuyệt vời tái tạo máu ở phụ nữ khi bị rong kinh hoặc ra máu nhiều khi hành kinh. Phụ nữ nên dùng nước ép hoặc canh củ sen 3 ngày liên tục sau ngày kinh nguyệt.
Rong biển đánh tan quầng thâm mắt. Khi xuất hiện quầng thâm , hãy bổ sung lượng sắt thích hợp có thể thúc đẩy sự gia tăng huyết sắc tố, từ đó nâng cao khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Rong biển chứa nhiều sắt, bạn nên thường xuyên ăn rong biển có thể làm giảm nỗi lo về quầng thâm, nhất là ở quanh mắt.
Video đang HOT
Các loại cà chữa vàng da. Cà tím không chỉ là món ăn bổ mát mà còn được sử dụng nhiều trong các vị thuốc. Để chữa vàng da hoặc hư huyết ở phụ nữ, lấy quả cà pháo phơi thật khô tán bột mịn rồi uống ngày 2 lần cùng với rượu hâm nóng. Bạn nên kiên trì với thức uống này, bệnh vàng da sẽ hết.
Điều trị mụn hoặc sẹo. Uống nước ép cà rốt có hiệu quả trong chăm sóc da cũng như loại bỏ các vết mụn và vết sẹo. Bạn cũng có thể áp dụng mặt nạ cà rốt giúp loại bỏ mụn trên khuôn mặt mình
Rau má cũng là thành viên trong gia đình thảo dược chuyên trị da cháy nắng. Rau má có tính chất kích thích sự hình thành collagen chữa lành các mô bị hư tổn. Vì vậy, nếu sau khi đi ngoài trời nắng, bạn nên giải nhiệt bằng một cốc nướng rau má để làn da có thể tái tạo lại tế bào mới.
Giảm đau do viêm họng bằng húng quế. Loại lá thơm này có công dụng rất tốt nếu bạn nhai vài búp vào mỗi buổi sáng. Bạn cũng có thể uống trà húng. Làm liên tiếp trong 2 đến 3 ngày, họng sẽ khỏi.
Theo Kiến Thức
Những thực phẩm 'cấm' kết hợp với dưa chuột
Dưa chuột rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn đã biết những loại thực phẩm nào không nên kết hợp với dưa chuột chưa?
Dưa chuột là một loại rau rất mát, vị giòn, ngon ngọt, thơm hấp dẫn. Dưa chuột có chứa pectin, axit và các enzym, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, điều trị cháy nắng, tàn nhang, táo bón dị ứng da...
Những thực phẩm "cấm" kết hợp với dưa chuột.
Nhưng bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả trái cây, khi ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đều mang lại những tác dụng không mong muốn, gây hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Với dưa chuột cũng vậy, nếu lạm dụng, bạn cũng sẽ gặp những nguy hiểm cho sức khỏe.
Không kết hợp cùng đậu phộng
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Không kết hợp dưa chuột - cần tây
Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh... không nên ăn cùng với dưa chuột.
Không ăn dưa chuột cùng các loại nấm
Có tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Không ăn lúc đói
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Theo Khoevadep
Cách chữa nhiệt miệng cực nhanh Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, thay đổi thực đơn bữa ăn, uống viên C sủi là cách điều trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet Tôi từng khổ sở vì căn bệnh nhiệt miệng, đặc biệt vào mùa hè. Sau một thời gian tìm tòi phương pháp chữa trị, tôi rút ra một số kinh...