Chưa làm vợ đã phải làm dâu
Nhiều cô gái chưa làm vợ đã phải thực hiện bổn phận của một nàng dâu đã gây ra không ít tình huống bi hài, dở khóc, dở cười.
Sự gần gũi quá mức với gia đình người yêu khiến nhiều cô gái rơi vào cảnh “làm dâu một nửa”. Dù chưa cưới, chưa có danh phận nhưng họ vẫn phải làm công việc của một nàng dâu. Điều này không những không đem đến sự gắn kết, mà còn khiến nhiều mối quan hệ đổ vỡ.
Nhiều cô gái hối hận vì đã “làm dâu” quá sớm (Ảnh minh họa)
“Phen này quyết tâm trả lễ”
Sau 4 năm yêu nhau, Nguyễn Thị Hoa (Hải Dương, ĐH Giao thông vận tải) cùng người yêu về ra mắt gia đình. Sự thân mật, tình cảm của gia đình người yêu khiến Hoa xóa tan mọi nỗi lo về khoảng cách xa xôi giữa Hải Dương – Phú Thọ, đồng ý để mối quan hệ giữa hai người tiến xa hơn.
Ba tháng sau đó, gia đình hai bên gặp mặt và có lễ ăn hỏi. Nhưng vì Hoa đang là sinh viên năm cuối nên chưa thể cưới ngay. Tuy vậy, giữa Hoa và gia đình người yêu mặc định đã có ràng buộc , hễ nhà có cỗ hay họ hàng có công việc gì là Hoa đều cùng người yêu về góp mặt.
Mấy lần đầu tiên, Hoa chỉ về “dự” như khách. Nhưng sự thân thiết từ mọi người khiến Hoa bị cuốn vào cái gọi là “dâu con trong nhà”. Mọi việc từ nhỏ đến lớn, Hoa đều xoắn tay vào làm: nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa… Ban đầu, Hoa cảm thấy hạnh phúc vì được “ăn, lo” công việc nhà người yêu… Nhưng lâu dần, cứ hai tuần một lần về thăm hỏi, “làm quen” với gia đình “chồng”, Hoa thấy sợ.
Hoa chia sẻ: “Lúc đó đang là sinh viên năm cuối, bù đầu với cái đồ án tốt nghiệp, vậy mà cứ nửa tháng mẹ anh ấy lại gọi điện xuống bảo nhớ, muốn hai đứa về thăm nhà. Nhưng nào ngờ, cái “về thăm nhà” ấy là dọn dẹp nhà cửa từ tầng trên xuống tầng dưới, giặt giũ quần áo từ lớn đến bé. Chưa kể, nhà có công việc gì thì một mình xoay sở với đống bát đĩa. Chưa làm xong việc cho người này đã có người kia gọi. Nhiều lúc, mình thấy mệt mỏi về mối quan hệ “nửa chừng” này”.
Hoa không ngờ rằng, chính người nhà người yêu lại nghĩ rằng, cô là người trơ trẽn (Ảnh minh họa)
Hoa càng thấy buồn hơn khi nghe phong thanh tiếng xì xào từ những người xung quanh, rằng chưa làm “vợ” đã lăn vào làm dâu, thế là dại, là trơ trẽn. Thủ thỉ điều này với người yêu, Hoa chỉ nhận được cái tặc lưỡi: “Em nghe họ nói linh tinh làm gì, đã có lễ ăn hỏi rồi. Bố mẹ anh có quý mới muốn em về nhà lo công việc”.
Được người yêu an ủi, Hoa cũng xuôi lòng. Ra trường, đi làm, Hoa lấy cớ bận việc để ít phải về nhà người yêu hơn. Nào ngờ “tránh trời không khỏi nắng”. Vợ chồng anh trai người yêu Hoa làm việc và thuê nhà ở Hà Nội. Mỗi lần đi chơi đều đem con sang gửi Hoa trông giúp. Ban đầu chỉ thưa thưa, về sau, anh chị được “thế” càng đi chơi nhiều.
“Không phải mình không yêu trẻ con. Nhưng cả ngày đi làm, tối về lại làm người giữ trẻ, mình thấy đau đầu, mệt mỏi vô cùng” – Hoa ngậm ngùi.
Video đang HOT
Ra trường gần 5 tháng, Hoa vẫn chưa thấy gia đình người yêu nói chuyện cưới xin. Dù ngượng ngùng nhưng Hoa vẫn chủ động đề cập chuyện này với người yêu, tuy nhiên, cô chỉ nhận được cái tặc lưỡi: “Bố mẹ muốn chúng mình có chút vốn liếng gì đó rồi mới cưới”. Hoa chỉ phản bác yếu ớt: “Như anh trai anh với chị dâu đó, cũng đâu có vốn liếng, nhà cửa gì mà vẫn cưới đó thôi”.
Một lần về quê sau đó, Hoa mới té ngửa, hóa ra gia đình nhà chồng chưa hỏi cưới vì nghi cô không biết đẻ. Bố mẹ chồng tương lai thắc mắc sao đã yêu nhau gần 5 năm mà hai người chưa có bầu mà không biết rằng, họ vẫn giữ cho nhau.
Hoa thất vọng hoàn toàn. Thì ra trước giờ, gia đình người yêu vẫn nghĩ Hoa là đứa con gái trơ trẽn, “lăn” vào gia đình họ. Hoa ngậm ngùi nói chia tay người yêu và đề nghị bố mẹ đẻ trả lễ.
Ngậm ngùi làm “dâu” thành phố
Nguyên (Vĩnh Phúc, sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) được cho là may mắn khi yêu một anh chàng Hà Nội gốc. Hơn nữa, người yêu Nguyên lại là con trai duy nhất trong nhà, bố mất sớm, mẹ giỏi kinh doanh nên gia đình rất khá giả.
Nguyên không còn đủ tiền về nhà “mẹ chồng” “ăn trưa” nên đành tìm cách từ chối khéo (Ảnh minh họa)
Mới yêu nhau được gần 7 tháng nhưng Nguyên đã thường xuyên được “mời” về nhà người yêu chơi. Vì ở gần trường nên buổi trưa mẹ anh thường kéo Nguyên về nhà ăn trưa với lý do “con về đây nghỉ ngơi rồi chiều sẵn đi học cho đỡ mệt”.
Là con gái quê, lại yêu chưa lâu nên Nguyên rất ngại việc thân thiết với gia đình người yêu nhưng cũng không có cách nào từ chối.
Vậy là suốt hai tháng trời, trưa nào Nguyên cũng qua nhà người yêu “ăn trưa” kèm theo việc “tự giác” mua cho “mẹ chồng” đủ thứ bánh trái làm quà. Sau này không cần Nguyên “tự giác”, mẹ anh chủ động gọi điện “nhờ” Nguyên mua mọi thứ từ xà phòng, nước rửa bát đến đồ ăn… mà không trả tiền.
Dần dà, Nguyên không còn đủ tiền về nhà “mẹ chồng” “ăn trưa” nên đành tìm cách từ chối khéo. Nhưng cuối tuần, Nguyên vẫn bị gọi sang “chơi” rồi làm đủ công việc nhà như: giặt giũ, lau nhà, dọn dẹp, thậm chí cả cọ tolet.
Thấy Nguyên có vẻ khiên cưỡng, bà nói ý: “Trước sau gì cũng là dâu con trong nhà, con làm dần cho quen. Sau này, cũng chỉ có con hưởng cái gia tài này nên chịu khó chăm chút cho nó”.
Nhưng Nguyên biết từ chuyện yêu đến chuyện cưới là khoảng cách rất xa. Với tính tình chi ly, sắc sảo của mẹ chồng thì việc bước vào nhà này làm dâu, rồi hưởng cái gia tài “ngất ngú” kia đâu phải dễ. Việc chưa có danh phận đã phải làm bổn phận của một nàng dâu trưởng, dâu lớn khiến Nguyên nghẹt thở.
Cách cư xử quá vồn vã của các cô gái đã đẩy họ vào hoàn cảnh éo le này? (Ảnh minh họa)
Việc qua lại với gia đình người yêu là cơ hội để các cô gái tìm hiểu kỹ hơn “những người thân” tương lai của mình. Nhưng chính điều đó đôi khi cũng khiến họ bị cuốn vào cái gọi là “bổn phận”, “trách nhiệm”, trong khi chưa có danh phận rõ ràng. Câu chuyện “vợ tương lai, dâu hiện tại” cũng là nguyên nhân khiến nhiều cuộc tình tan vỡ.
Bạn Nguyễn Thủy (23 tuổi, làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin) chia sẻ: “Chính các cô gái đã tự đẩy mình rơi vào tình huống éo le này. Về nhà người yêu chơi để tìm hiểu và hiểu gia đình họ hơn là cần thiết, nhưng các cô gái cũng nên tế nhị trong cách ứng xử, đừng quá tỏ ra thân mật, hay vồ vập vào công việc nhà họ. Không những vất vả bản thân mà rồi gia đình người yêu cũng không tôn trọng”.
Chị Như (27 tuổi, Hà Nội) lại có ý kiến khác: “Mình cũng đã từng trải qua những lần mệt mỏi vì công việc nhà người yêu, thậm chí còn bị đánh giá là vồ vập, trơ trẽn… Tốt nhất không nên về quá nhiều, chỉ đôi lần gì đó để tìm hiểu gia đình người yêu thôi”.
Chị Như còn cho rằng, các bậc phụ huynh dù bên ngoài tỏ ra thân mật nhưng bên trong lại đang dò xét phẩm chất cũng như cách ứng xử của con dâu tương lai. Đa số họ đều thích những cô gái ý nhị, nết na, không quá bạo dạn, vồ vập để “tuyển” dâu con trong nhà.
Theo Blogtamsu
Bi hài chuyện "cọc đi tìm trâu"
Có những nàng vì tình yêu đã bất chấp tất cả những dị nghị về chuyện "cọc đi tìm trâu" để theo đuổi chàng trai mình yêu.
Yêu Thành đơn phương từ thời còn là cô bé học sinh cấp 3, Phương luôn mơ tưởng đến khoảng khắc được hạnh phúc bên chàng. Giữ mãi tình yêu ấy lên tới năm 3 cao đẳng, cô mới chính thức được theo đuổi Thành, khi anh vừa chia tay người yêu.
"Khi ấy, mình tình cờ gặp anh trong một quán cà phê nhỏ. Thấy anh ngồi một mình buồn bã, lại vừa nghe chuyện anh chia tay, mình đã tự bê ly cà phê của mình sang bàn anh ngồi bắt chuyện. Giờ nghĩ lại, thấy mình thật dũng cảm", Phương cười kể lại chuyện "cọc đi tìm trâu" của mình.
Thành khi thấy cô gái trẻ tự đến làm quen mình thì ngạc nhiên lắm. Nhưng vì phép lịch sự nên phải trò chuyện, dù trong lòng không muốn tí nào. Vậy mà càng nói chuyện với Phương, anh càng thích cách nói hài hước, thông minh của cô. Chẳng biết từ bao giờ, Phương đã kéo Thành ra khỏi những suy nghĩ về cuộc tình vừa tan vỡ. Sau đó, chính Phương là người chủ động xin số điện thoại của Thành để tiện trò chuyện.
"Những ngày tiếp theo, mình cố gắng nhắn tin cho anh, có những khi anh không trả lời, nhưng mình vẫn cứ nhắn. Đầu tiên là những tin nhắn hỏi thăm, tỏ vẻ quan tâm như ăn cơm chưa, ngủ chưa,... sau đó là hẹn chàng đi cà phê. Bi kịch nhất trong giai đoạn 'cọc đi tìm trâu' đó là mình bị mọi người nói ra nói vào, bảo mình con gái mà 'trơ', không biết xấu hổ. Có người còn ác miệng nói định làm cái bóng của người yêu cũ Thành à... Nhưng mình bất chấp tất cả. Lúc đó, tình yêu là động lực lớn nhất thôi thúc mình mà chắc chắn nó không đủ lớn, sẽ không thể chiến thắng được dư luận", Phương cho biết.
Khi Thành nhận lời hẹn đầu tiên, Phương vui đến độ nhảy cẫng lên. Cô đã thành công bước đầu. Rồi những khi Thành bệnh, cô là người ở bên (khi ấy với tư cách là bạn) để giúp đỡ, chăm sóc anh. Phương kể, cô giống như một tên con trai đang chinh phục bạn gái vậy. Có những hôm đã khuya rồi, hai người đang nói chuyện điện thoại, Thành buột miệng bảo thèm chè trái cây. Thế là Phương chạy đi mua ngay rồi đem đến tận phòng trọ cho anh.
Nhiều khi, cô cũng thấy tủi thân khi bạn bè xung quanh được người ta tán tỉnh, chiều chuộng, còn mình thì ngược lại. Nhưng nghĩ đến tình yêu đơn phương suốt mấy năm và cơ hội ngàn năm có một này, cô lại có thêm nghị lực để tiếp tục cố gắng.
Rồi hạnh phúc vỡ òa khi Phương nhận được lời chấp nhận làm người yêu của Thành. "Hôm ấy là Valentine, mình đã mời Thành đi chơi từ vài hôm trước đó. Hẹn gặp nhau tại quán cà phê cũ, nơi lần đầu gặp mặt. Thành không đem hoa như bao người khác mà chính mình lại đem socola tặng anh. Anh hơi ngập ngừng khi nhận được món quà, nhưng vẫn cười rất tươi.
Đêm đó, trên đường về, mình ôm eo anh và thì thầm nói yêu anh. Anh để yên cho mình ôm. Đến phòng, anh cảm ơn những gì mình đã dành cho anh, và hứa sẽ ở bên mình mãi mãi. Khi ấy, mình vui đến độ bật khóc. Vậy là mong ước mấy năm của mình đã thành sự thật. Giả sử hôm đó, mình không chủ động đến bắt chuyện cùng anh, có lẽ, chúng mình không có được ngày hôm nay", Phương vui vẻ chia sẻ.
Hiện nay, 2 người đang bàn đến chuyện cưới hỏi. Nhìn Phương hạnh phúc rạng ngời sánh đôi với Thành mà những người trước kia chê bai cô đều phải nể phục.
"Bi kịch nhất trong giai đoạn 'cọc đi tìm trâu' đó là mình bị mọi người nói ra nói vào, bảo mình con gái mà 'trơ', không biết xấu hổ" (Ảnh minh họa).
Nhưng có những chuyện "cọc đi tìm trâu" lại đem đến kết quả khác, khiến "cái cọc" phải đau lòng và suy sụp rất nhiều. Chuyện của Thảo là một ví đụ điển hình.
Khi vừa chân ướt chân ráo lên thành phố học đại học, Thảo đã nhanh chóng ngã đứ đừ bởi anh chàng lớp trưởng quá điển trai, học giỏi. Cô quyết không để vuột mất anh, mà muốn như vậy, chỉ có cách tự mình bày tỏ tình yêu cho đối phương biết.
Hàng ngày, Thảo luôn tìm cách tiếp cận Nhân - chàng lớp trưởng. Khi thì cô giả vờ ngã trên cầu thang để Nhân đỡ lấy, khi thì cô tới để hỏi chuyện bài vở, dù cô đã rất hiểu bài, khi thì mua cho anh hộp sữa... cô làm rất nhiều thứ chỉ cần được nhìn thấy Nhân và được nói chuyện với anh, dù chỉ dăm ba câu.
Sinh nhật Nhân, Thảo đứng ra dồn tiền tổ chức thật hoàng tráng. Đáp lại, sinh nhật cô, Nhân cũng chẳng nhớ nổi ngày. Các ngày lễ Thảo đều mua quà tặng Nhân, còn Nhân thì vô tư nhận và chỉ cảm ơn cho xong. Nhưng với Thảo, chỉ cần anh nhận là cô đã mừng lắm rồi.
Thậm chí, khi bệnh, Nhân cũng vô tư nhờ Thảo mua giúp thuốc và thức ăn. Còn những khi cô bệnh, Nhân chẳng bao giờ biết đến.
"Thôi thì mình yêu người ta nhiều, nên cứ dùng tình yêu mà đổi lấy tình yêu. Cứ hy vọng anh sẽ nhận ra tình cảm của mình mà chấp nhận nó, khi đó, mình đã thành công trong công cuộc chinh phục", Thảo nói. Bạn bè trong lớp thấy vậy thì đặt cho cô biệt danh "cái cọc si tình". Nhưng "con trâu" kia có phải quá hiền lành và nai tơ nên chẳng hiểu được tình cảm cô dành cho anh, dù ai cũng biết?
Thế rồi, ngày sinh nhật thứ 20, Thảo đặt biệt chỉ mời mình Nhân đến. Cô dũng cảm bày tỏ tình cảm của mình cho Nhân hay, nhưng đáp lại, Nhân đã dội cho cô một gáo nước lạnh đầy đau đớn. "Mình cứ tưởng trong tình yêu, cho đi sẽ nhận lại. Nhưng mình cho đi quá nhiều, đến lúc thổ lộ tình cảm thì bị anh từ chối thẳng thừng. Anh bảo chỉ xem mình là bạn thân cùng chia sẻ buồn vui, còn yêu thì anh không thể yêu được bởi anh có người yêu rồi.
Người yêu anh hiện đang du học tại Úc, chỉ chờ 2 người ra trường là kết hôn. Mình bàng hoàng, hóa ra đó là lí do anh luôn đi về một mình, lại chẳng chấp nhận tình cảm của ai và cũng chẳng ai biết anh có người yêu rồi. Khi ấy, mình chỉ biết cười gượng tiễn anh về. Phải chi anh nói ngay từ đầu, có lẽ, mình đã không đau khổ và hụt hẫng như vậy", Thảo tâm sự.
Trong tình yêu, chuyện cọc đi tìm trâu hay trâu tìm cọc đều không quan trọng. Chủ yếu là kết quả cuộc tìm kiếm đó như thế nào. Nhưng dù thành công hay thất bại thì được sống hết mình cho tình yêu, cũng xem như không phải là lãng phí.
Theo Tintuc
Cười ngất những câu chuyện vợ chồng liên quan đến nhà nghỉ Có những câu chuyện của các cặp vợ chồng liên quan đến nhà nghỉ, mà khi kể ra hẳn khiến ai cũng phải cười ngất... Nhắc đến nhà nghỉ, Trâm (28 tuổi) lại không khỏi bật cười khi nhớ đến lần vợ chồng cô cãi nhau một trận khá lớn, chung quy cũng chỉ bởi từ mà ra. "May sao đây không phải...