Chưa làm đám cưới nhưng chị dâu bên chồng đã khiến tôi phải lo sốt vó
Chị không sinh được con trai, trọng trách này giờ em phải đứng ra gánh vác thay chị. Nhà này nhất định phải có cháu đích tôn nối dõi. Đó là lời tuyên bố hùng hồn của chị dâu chồng tôi.
Thật nực cười, chưa cưới xin gì, nghĩa là tôi và Tuấn mới chỉ đang yêu đương nhau, 2 gia đình còn chưa gặp nhau để bàn chuyện cưới hỏi, ấy thế mà chị dâu anh đã không ít lần gọi tôi đến nhà để “lên lớp”.
Tôi năm nay 27 tuổi, làm nhân viên văn phòng. Tuấn hơn tôi 2 tuổi, gia đình anh mở công ty riêng, thật ra anh chỉ đóng vai trò là nhân viên dưới quyền của anh trai, mọi công việc làm ăn lớn nhỏ đều do anh trai và chị dâu quản lý. Có lẽ vì ăn nên làm ra và nắm quyền kinh tế gia đình nên bố mẹ người yêu tôi cũng nể nang anh chị vài phần. Mọi việc gia đình đều thông qua ý kiến anh chị. Anh trai của anh thì nghe lời vợ, lại bận chuyện làm ăn, cứ thế chị dâu trở thành người cầm trịch trong gia đình.
Việc tôi và Tuấn tìm hiểu nhau ban đầu chị dâu anh không đồng ý mà mai mối cho anh một đám “khá”, có gốc gác thành phố, gia đình cũng có điều kiện. Tuy nhiên Tuấn đều không ưng và phải duyên tôi trong một lần tình cờ gặp gỡ. Dĩ nhiên, điều kiện của tôi không được gia đình anh chấp thuận: nhà nghèo, không có nhiều mối quan hệ phục vụ tốt cho công việc làm ăn của gia đình anh…
Chưa cưới hỏi nhưng chị dâu đã nhiều lần gọi tôi lên dạy bảo. (Ảnh minh họa)
Có lẽ vì tính chất công việc và đồng nghiệp, quan điểm sống khác nhau nên tôi chưa hoà nhập được với cách sống cũng như lối “quan hệ” của gia đình anh. Công việc của họ thường diễn ra trên bàn nhậu, bất cứ vấn đề gì đều giải quyết bằng “phong bì” kha khá thay vì những món quà tinh thần nho nhỏ. Nhiều khi tôi thấy điều đó hơi thô, nhưng với họ đó là vấn đề hết sức bình thường, và tôi là đứa không biết thức thời, thiếu tinh tế, kém lanh lợi.
Video đang HOT
Bản thân tôi luôn có quan điểm việc lấy chồng chỉ cần anh ấy tốt, trân trọng và yêu thương mình là đủ. Những thứ khác chỉ là phụ và mình không nên quá để tâm và bị nó chi phối. Chuyện cũng chẳng có gì, nếu không có việc hết lần này đến lần khác “chị dâu” anh gọi tôi sang nhà dùng bữa, thông qua đó để “bảo ban” em dâu dần dần.
Một lần, 2 lần tôi thấy không cần để ý, thế nhưng hết lần này đến lần khác, tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Những lần gọi sang nhà ăn cơm, chị đều không quên nhắc nhở tôi phải mặc gì, để tóc tai như thế nào và tuyệt đối không được trang điểm. Váy vóc là thứ trang phục “cấm kị” không được mặc với lý do “nhà có đàn ông”.
Rồi ngay cả việc cưới xin của hai đứa. Thật sự bản thân tôi và Tuấn chưa đề cập đến việc kết hôn, vì chúng tôi muốn tiết kiệm một khoản để lo cho đám cưới chu đáo. Hơn nữa, tôi vẫn chưa thật sự sẵn sàng bước vào hôn nhân.
Tuy nhiên, “chị dâu” của anh lúc này lại đứng ra lo liệu và sắp đặt hết. Điều bất ngờ hơn nữa, bố mẹ anh cũng giao hết trọng trách cho chị, từ việc xem ngày, gặp gỡ bố mẹ tôi rồi quyết định kinh phí các khoản và vật dụng cần mua đúng theo ý chị. Nực cười hơn nữa, chị dâu còn không quên dặn rò trước. “Cưới xong 2 đứa không cần đi trăng mật, tiền đó để mà làm những việc lớn và quan trọng hơn”. Không biết chúng tôi là bù nhìn hay là gì trong đám cưới của chính mình nữa.
Uất ức nhất là hôm qua thôi, tôi được gọi sang ăn tối và sau đó là ngồi dự cuộc họp gia đình đo chị đích thân đứng ra làm chủ. “Chị không sinh được con trai, trọng trách này giờ em phải đứng ra thay chị. Nhà này nhất định phải có cháu đích tôn nối dõi…” Đó là lời tuyên bố hùng hồn của “chị dâu” mà tôi đang phải nghe… trước mặt chồng và bố mẹ chồng tương lai.
Thiết nghĩ, nếu về sống chung dưới 1 mái nhà, không biết tôi còn phải phụ thuộc đến như thế nào nữa. (Ảnh minh họa)
Thiết nghĩ, nếu về sống chung dưới một mái nhà, không biết tôi còn phải phụ thuộc đến như thế nào nữa. Các thành viên trong gia đình hầu như không có tiếng nói trước bà chị dâu “chuyên quyền” này. Tôi cảm thấy không đồng tình nên có tâm sự với người yêu, tuy nhiên anh chỉ cười rồi an ủi lấy lệ, “Chị ấy nói thế thôi chứ không xấu. Em làm vợ anh nên chỉ cần anh yêu thương em là đủ”.
Dù vẫn biết là thế, nhưng đời thuở nhà ai có chị em dâu nào đối tốt với nhau như chị em ruột thịt đâu. Nhất là nguy khi sống chung dưới một mái nhà mấy thế hệ thì nguy cơ xảy ra mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi.
Thật sự tôi rất yêu Tuấn, nhưng tôi không đồng tình cách cư xử cũng như “khuôn phép” trong nhà anh hiện tại. Tuy nhiên tôi có thể làm gì để thay đổi đây? Không thể chia tay và mất đi người mình yêu chỉ vì lý do này. Càng không thể thay đổi cục diện khi bản thân còn chưa có danh phận chính thức trong nhà anh! Thật sự tôi cảm thấy hoang mang và thấy phía trước hôn nhân của mình là một cái gì đó rất mù mịt.
Theo Trí Thức Trẻ
Chị dâu tị nạnh chỉ vì mẹ chồng nấu cơm cho em dâu
Lan bầu 9 tháng mà nếu mẹ chồng đi chợ, nấu cơm có 1 bữa cũng bị chị dâu nói là lười biếng, ỷ lại.
ảnh minh họa
Là phụ nữ với nhau đáng nhẽ ra thì phải yêu thương, chăm sóc, bảo vệ nhau nhưng có rất nhiều người lại không hiểu được điều đó. Như chuyện giữa các chị em dâu với nhau, cùng cảnh làm dâu mà ít có chị em dâu nào thông cảm và hiểu được cho nhau. Lan trước giờ đều nghĩ dù chị em dâu là người xa lạ nhưng đã về cùng một nhà thì nên đối xử tốt với nhau. Thế nhưng sau này cô mới biết rằng mình thì nghĩ thế nhưng chị dâu lại nghĩ khác.
Lan chưa bao giờ hiểu nổi tại sao có những chuyện nhỏ nhặt mà chị dâu lúc nào cũng phải xét nét với mình. Như hôm trước chồng cô nhờ mẹ chồng đi chợ, nấu cho cô một bữa cơm mà chị dâu cô cũng cạnh khóe là sao cô không tự đi mà mua. Khổ nỗi là Lan đang mang bầu tháng thứ 9, bụng bầu vượt mặt, đi lại khó khăn nên cô mới nhờ vả mẹ chồng một chút. Mà cũng có phải hôm nào cô cũng nhờ đâu. Chẳng qua hôm đó cô cảm thấy hơi mệt, trong người không khỏe nên mới bảo mẹ chồng qua nấu cơm hộ một bữa. Thế mà chị dâu cô cũng phải hỏi là sao cô không tự mà đi chợ, suốt ngà y sai bảo mẹ chồng.
Thật ra nếu mẹ chồng không qua giúp thì Lan gọi đồ ăn người ta mang đến cũng được. Tuy nhiên, cô không cảm thấy có gì sai khi nhờ mẹ chồng nấu hộ cho một bữa ăn. Dẫu sao đều là người trong nhà, hoạn nạn khó khăn giúp đỡ nhau một chút có sao đâu. Mà mẹ chồng cô cũng rất thương yêu cô, không hề cảm thấy vấn đề gì khi nấu cơm cho con dâu ăn. Vậy thì lấy lí do gì để chị dâu cô cạnh khóe, hoạnc họe chứ.
Ảnh sưu tầm trên Internet.
Lan thì luôn quan niệm là phụ nữ với nhau, giúp được nhau điều gì thì giúp. Còn nếu không giúp được gì thì cũng không nên gây khó dễ cho nhau.Quan hệ mẹ chồng nàng dầu vốn đã mong manh rồi nên chỉ cần chút hiểu lầm cũng có thể khiến cho hai mẹ con khó xử với nhau. Thế nên Lan cảm thấy rất không vui khi chị dâu cô cứ cô cứ cố tình ăn nói bóng gió như kiểu trách móc cô lười biếng, không chịu làm gì. Bây giờ cô bầu bí sắp sinh như thế nhỡ tự đi chợ rồi xảy ra bất trắc gì thì chị dâu cô có gánh chịu được không. Hơn nữa tâm trạng của người mang thai đã hay khó chịu, chị còn nói năng không ý tứ khiến cô phải buồn bực.
Không chỉ lần này, mà rất nhiều lần khác, chị dâu Lan cũng tỏ vẻ không vui khi bố mẹ chồng chiều chuộng cô. Tuy nhiên, vấn đề là bố mẹ chồng cô tốt bụng nên với cô con dâu nào cũng đều nhiệt tình giúp đỡ, chứ có phải bỏ bê, không quan tâm chị dâu đâu.
Nhiều lúc Lan cảm thấy, phận làm phụ nữ thật là thiệt thòi. Phải chịu bao nhiêu điều mệt mỏi. Tuy nhiên, dù chị dâu có đối xử không công bằng với cô thì cô cũng không vì vậy mà làm điều gì tổn hại với chị dâu. Cô tin rằng người tốt chắc chắn sẽ gặp được nhiều may mắn trong đời.
Theo Thegioitre
Nhà có chị em dâu trái khoáy như này bảo sao bằng mặt không bằng lòng Không ít gia đình mâu thuẫn, lục đục mà nguyên nhân xuất phát từ chị em dâu. Họ đố kỵ, để ý rồi chấp nhau từng li từng tí khiến tình cảm gia đình rạn nứt. Cũng không ít người vì mâu thuẫn chị em dâu mà quyết định ra ở riêng để khỏi va chạm nhau. Đùn đẩy công việc nhà Hỏi...