Chùa Kyaikhtiyo: Kiệt tác của thiên nhiên
Myanmar được xem là đất nước của những ngôi chùa.
Trong số đó, chùa Đá Vàng hay chùa Kyaikhtiyo là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất ở Myanmar, được xem là kỳ quan của khu vực Đông Nam Á và là ngôi chùa kỳ lạ trên thế giới khi tọa lạc trên một hòn đá dát vàng nằm chênh vênh bên vách núi.
Chùa Kyaikhtiyo là một ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 2.500 năm, tọa lạc trên một hòn đá nằm ở độ cao 1.100 m so với mực nước biển ở gần thị trấn Kyaikto, quận Thaton, Myanmar, cách Yangon khoảng 210 km.
Theo tiếng của người Mon, Kyaik có nghĩa là chùa và Htiyo là “mang cái đầu của vị tu sĩ”. Kyaikhtiyo có nghĩa là “ngôi chùa được đặt trên cái đầu vị tu sĩ”. Ngoài cái tên Kyaikhtiyo, ngôi chùa còn được gọi là Chùa Đá vàng vì được xây trên hòn đá đá cao 7,3m, chu vi 15,2m, và cả hòn đá và ngôi chùa được dát kín bằng vàng lá.
Điểm đặc biệt chính khiến mọi người kinh ngạc của Chùa Đá vàng chính là việc nó tọa lạc trên hòn đá nằm chênh vênh, cheo leo, hiểm hóc trên sườn núi khi điểm tiếp xúc với vách núi chỉ khoảng 78cm.
Nhìn từ xa, ai cũng có cảm giác như hòn đá sắp rơi xuống vực. Tuy nhiên, hòn đá thiêng này vẫn trụ vững hàng nghìn năm qua, phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực. Và dĩ nhiên, nếu muốn tới ngôi chùa Kyaiktyo trên đỉnh, bạn chắc chắn phải vượt qua Hòn Đá Vàng huyền bí này.
Hòn Đá Vàng gắn liền với một truyền thuyết rất thú vị. Theo truyền thuyết, trong lần Đức Phật Thích Ca đến đây truyền đạo, ngài đã tặng một sợi tóc cho vị ẩn sĩ có tên Taik Tha. Khi qua đời, vị ẩn sĩ đã trao lại sợi tóc cho người con nuôi là Vua Tissa, vị vua cai trị Myanmar vào thế kỷ XI, với lời căn dặn cất giữ xá lợi này trong một hòn đá có hình dáng như đầu của vị ẩn sĩ.
Nhà vua không thể tìm đâu ra một hòn đá như thế, phải nhờ cha mẹ (thần Zawgyi và nữ thần Naga) tìm giúp. Hai vị thần này đã tìm ra hòn đá dưới lòng đại dương. Hòn đá được đưa lên và đặt ở đồi Kyaikhtiyo. Sợi tóc của Đức Phật được cất vào hòn đá và ngôi chùa nhỏ đã được xây dựng lên mang tên Kyaikhtiyo.
Theo niềm tin của người dân địa phương, hòn đá to tròn chỉ tiếp xúc với núi vỏn vẹn chưa đầy 1mnhưng lại vô cùng bền vững là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách hòn đá vàng khoảng 300m để giữ cho nó không rơi.
Video đang HOT
Hiện toàn bộ chùa Kyaiktiyo và tảng đá độc đáo trên đều được người dân Myanmar dát vàng 24k tạo nên kiến trúc tráng lệ, ấn tượng cho công trình. Tuy nhiên để lên được đến đây, bạn phải trải qua một quãng đường di chuyển rất khó khăn dài khoảng 11km từ dưới chân núi, với những cung đường dốc thẳng đứng, ngoằn ngoèo như xoắn ốc.
Nếu thấy đi bộ quá mất thời gian và sức lực, bạn có thể chọn ngồi xe tải, nhưng tìm hiểu cho thật kỹ nhé vì nhiều người cho biết cảm giác ngồi trên giống như ngồi trên tàu lượn cao tốc. Điều này thật nguy hiểm cho những người yếu tim!
Thế nhưng con đường từ trại Kimpun đến Hòn Đá Vàng mới chính là thử thách thú vị với du khách. Đây là những dốc đứng và quanh co như cùi chỏ, không xe cộ, ngựa bò nào đi được, chỉ có thể chinh phục bằng chân người. Chỉ khoảng 1,2 km nhưng thông thường phải mất đến 1 tiếng đồng hồ mới lên đến đỉnh.
Các phật tử Myanmar tin rằng được đến nơi, quỳ lạy và ôm hôn hòn đá sẽ giúp họ trở nên giàu có, thịnh vượng. Du khách đến đây có thể mua các lá vàng dát mỏng và tự tay dát lên hòn đá thiêng để cầu nguyện.
Tuy nhiên, theo tục lệ Myanmar, chỉ có những người đàn ông mới được làm điều này, còn phụ nữ phải dừng lại trước một hàng rào sắt ngăn cách với chùa. Họ chỉ có thể thành kính dâng lễ vật cúng lên các bàn thờ rồi quỳ trên nền đất, cầu nguyện. Người dân cũng truyền tai nhau câu chuyện về việc nếu trong một năm mà tới chùa Kyaiktiyo 3 lần thì sẽ gặp may mắn và hạnh phúc.
Khắp ngóc ngách quần thể chùa Kyaikhtiyo đều đặt tượng Phật, với nhiều tượng nổi bật hơn hẳn vì được khảm bằng hàng nghìn viên đá quý, vài trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng. Khung cảnh ở đây hùng vĩ, luôn được bao bọc bởi những lớp mây trắng bảng lảng, bồng bềnh. Đứng ở trên cao, du khách có thể phóng tầm mắt, thu trọn cảnh quan kỳ vĩ của núi rừng.
Buổi sáng, khi mặt trời chưa thức dậy, đường chân trời ánh lên những sắc màu rực rỡ, ở bên dưới, mây trắng ôm vào những đỉnh núi thấp hơn, vẽ nên một bức tranh thủy mặc. Trong bóng chiều, Hòn Đá Vàng trở nên lung linh và huyền ảo. Đêm đến, tảng đá thiêng sáng rực lên trong ánh đèn vàng, lung linh trong làn khói hương và trầm bổng trong những lời nguyện cầu.
Kiến trúc độc đáo, sự kỳ lạ của tảng đá chênh vênh nơi vách núi, đặc biệt là không gian Phật giáo linh thiêng đã khiến cho ngôi chùa ngày càng trở nên nổi tiếng, thu hút đông du khách từ khắp mọi nơi. Gắn liền với Hòn Đá Vàng là cả một truyền thuyết thú vị và kỳ bí về việc Đức Phật đến truyền đạo ở nơi đây. Bởi vậy, lúc nào nơi đây cũng có đông đảo người tới thăm viếng, chiêm bái, hành lễ.
Trần Đức Tân
Theo cstc.cand.com.vn
Thiền Viện Trúc Lâm- Nơi du khách không thể quên khi tới Đà Lạt
Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm.
Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất cả nước, là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập - nay là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh) trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ. Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút, xanh rì dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng "Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu" (vì miêu tả theo điển tích "Niêm Hoa Vi Tiếu"). Hoa sen là một biểu tựợng tượng trưng cho tôn giáo nhà Phật. Bên phải đức phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà.
Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.
Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.
Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng. Chia làm 2 khu chính trong các hoạt động thiền.
Nội viện tăng: Khu này nằm trong khu chính tham quan, du khách có thể tham quan, tuy nhiên, giờ thiền du khách không được phép vào.Nội viện ni: Nội viện ni nằm tách biệt với bên ngoài, đây là khu dành cho nữ tu, nên du khách không thể tham quan khu vực này.Nhà Tổ (Tổ Đường), Nằm phía sau chánh điện, ở đây thờ tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma bằng đá trắng khá, tượng tam tổ Trúc Lâm là sơ tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa và tam tổ Huyền Quang. Khu vực này du khách có thể tham quan.Phòng tiếp khách, phòng này dành tiếp khách từ phương xa nên khá rộng lớn và trang trọng.Phòng phát hành kinh sách và hình ảnh lưu niêm của hòa thượng. Các vật lưu niệm khi Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ đi giáo hóa các nơi trong nước và quốc tế.Phòng phát hành kinh sách với các tác phẩm do chính người viết nên và các ấn phẩm Phật giáo khác.
Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua và là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Các giống hoa được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Các giống hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Nổi tiếng nhất là giống: sim tím, bông gòn Úc, phù dung,...
Đến thăm Thiền viện Trúc Lâm, ta không thấy sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong kiến trúc xây dựng. Cái đẹp, cái đặc sắc của Thiền viện là cảnh quan thanh thoát với trời mây non nước bao la, với ngàn thông vi vu gió lộng. Ở đấy, thiền làm cho tâm hồn mình nhẹ nhõm như hòa thiên nhiên. Chính cảnh quan này là sự độc đáo thu hút du khách./
Theo Dulich.petrotimes
Ảnh: Người dân vạ vật ngủ qua đêm ở ngoài trời chờ khai mạc giỗ Tổ Đêm 13.4, tại trung tâm Đền Hùng (Phú Thọ) hàng trăm người dân từ người lớn đến trẻ nhỏ vạ vật ngủ ngoài trời nằm chờ đến sáng hôm sau để được lên núi dâng hương, hành lễ, khai mạc giỗ Tổ. Rất nhiều du khách từ nơi xa đến đây phải thuê bạt, trải ra các bãi cỏ và lối đi để...