Chưa kịp thay váy cưới mẹ chồng đã nói “đưa tiền mừng mẹ giữ” và ứng xử khôn ngoan của dâu
Bất ngờ trước câu nói của mẹ chồng nhưng thật may Hạnh cũng đã suy nghĩ về vấn đề này trước hôn lễ nên nhanh chóng đáp trả khôn khéo…
Ảnh minh họa
Người ta thường nói, sợ gì không sợ bằng nỗi sợ sống chung với mẹ chồng. Bởi mối quan hệ đó vô cùng nhạy cảm và khó có thể êm đẹp nếu một trong hai người chưa đủ tốt, có tính nọ, tật kia. Có nàng dâu thì sợ mẹ chồng kỹ tính, hay nghĩ ngợi. Có người sợ mẹ chồng coi mình là người ngoài. Cũng có người sợ gặp phải một người mẹ chồng hám tiền, keo kiệt… Trong số đó, gặp phải mẹ chồng coi trọng vật chất quá là các nàng dâu sợ nhất.
Hạnh sinh ra trong gia đình trí thức nơi thôn quê. Bố mẹ vất vả nuôi nấng cô trưởng thành. Lên đại học, cô sống ở thành phố. Cuộc sống lúc này có nhiều đổi khác. Hạnh tính tình thoải mái, phóng khoáng lại được vẻ ngoài cao ráo nên cũng có nhiều chàng trai theo đuổi. Ấy thế mà cho đến hết năm cuối, cô vẫn chưa yêu ai. Bản thân luôn nghĩ rằng phải ra trường, tìm một công việc ổn định, đi làm có tiền lo cho bố mẹ rồi yêu đương hôn nhân tính sau.
Thế nhưng, cuộc đời đúng là không nói trước được điều gì. Đùng một phát cô gặp Thưởng trong một lần đi cơ sở thực tập. Cả hai lập tức trúng tiếng sét ái tình. Thưởng cao ráo, trí thức, đúng mẫu người trong mơ của Hạnh. Thế nên chỉ vài tuần hẹn gặp, ăn uống, cà phê là họ cũng thức hẹn hò.
Ảnh minh họa
Thưởng là mối tình đầu của Hạnh nên cô hy sinh nhiều, cũng mộng mơ và đặt kỳ vọng nhiều vào anh. Nhưng Thưởng thì khác! Anh bảnh trai, sinh ra trong gia đình giàu có nên số con gái theo chân cũng chẳng ít chút nào. Số mối tình từng qua của Thưởng phải cả bàn tay đếm không xuể. Anh sành sỏi trong chuyện yêu đương, lại biết cách nắm bắt tâm lý phụ nữ nên chẳng mấy chốc mà Hạnh đem thứ quý giá nhất đời con gái trao cho anh.
Thế rồi Hạnh có bầu trong khi cả cô và Thưởng không ai muốn. Nhưng không thể làm gì khác, Thưởng quyết định xin cưới Hạnh. Gia đình hai bên gặp nhau trong không khí áp lực và không có chút thiện cảm nào. Nhà trai trách nhà gái có con không biết giữ mình, còn nhà gái thì trách nhà trai nuôi con mà để con đi “lừa” con gái nhà người khác. Cuối cùng thì mọi chuyện mới dịu xuống khi cả Thưởng và Hạnh lên tiếng trấn an.
Video đang HOT
Đám cưới được tổ chức rất nhanh sau hơn một tháng trời chuẩn bị. Vì gia đình Thưởng giàu có nên Hạnh cứ nghĩ mọi khoản lễ nghi và dạm ngõ phải tươm tất lắm. Ai ngờ khi được nghe bàn bạc, cô được biết thủ tục không chỉ đơn giản, sơ sài mà còn cắt bớt đi một số phần cho đỡ tốn kém. Thậm chí khi nghe mẹ chồng tương lai và Thưởng bàn bạc chuyện cỗ bàn của họ hàng và gia đình bên ấy, Hạnh mới nhận ra một điều rằng mẹ anh có vẻ chi tiêu rất tiết kiệm và vô cùng quan trọng vật chất. Mẹ chồng tính tình như vậy một đằng, Thưởng cũng không thấy ý kiến gì để mọi sự chuẩn bị đám cưới được chu đáo. Điều đó khiến Hạnh có chút buồn lòng.
Ngày ăn cưới thấy tráp nhà trai mang sang có 3 lễ, họ hàng nhà gái đều lắc đầu bàn tán to nhỏ với nhau: “ Sao nhà giàu mà lại ít tráp thế?”. Gia đình Hạnh cảm thấy vừa ngượng vừa không biết đáp lời thế nào.
Đám cưới bên nhà gái tổ chức lớn, tiền mừng cũng nhiều. Tới khi Hạnh chuẩn bị về nhà chồng rồi vẫn có người chạy theo mừng cưới. Thế rồi Vừa vào đến buồng chuẩn bị thay váy cô dâu thì đã thấy mẹ chồng đứng ngay đằng sau. Bà cất lời: “Hạnh này, số tiền mừng của con và của Thưởng tối nay đưa cho mẹ giữ. Chứ các con trẻ người, non dạ, kiểu gì cũng lại tiêu pha linh tinh rồi hết mất”.
Bất ngờ trước câu nói của mẹ chồng nhưng thật may Hạnh cũng đã suy nghĩ về vấn đề này trước hôn lễ nên nhanh chóng đáp lại: “Mẹ ạ, con với anh Thưởng cũng đủ lớn để biết chi tiêu thế nào cho hợp lý. Trước giờ con quản tiền rất tốt, mẹ không cần lo lắng đâu. Tiền mừng của con, con lấy làm vốn kinh doanh nhỏ. Sẽ hợp lý hơn là để đồng tiền một chỗ, sẽ không sinh lời”.
Nghe con dâu nói vậy, mẹ chồng hơi bất ngờ nhưng rồi bà gật đầu, nghĩ con dâu cũng khéo nói. “Được rồi, vậy con cứ để làm vốn kinh doanh”, bà nói rồi rời khỏi phòng. Còn Hạnh thì mỉm cười. Để đối phó với những ca nhạy cảm thế này cứ phải bình tĩnh mà làm. Nóng nảy là lại hỏng hết việc.
Theo Afamily
Bố mẹ ép quá, tôi lấy gay đợi bạn trai đi nước ngoài về
Đêm tân hôn, tôi ôm chiếc váy cưới khóc nức nở. Nếu như chồng tôi là Tú thì tôi dám chắc, đêm nay sẽ là một đêm vô cùng tuyệt vời của chúng tôi nhưng đáng tiếc, chồng tôi lại làm Nam.
Nhìn Nam hì hục xoa chân cho mình, tự nhiên lòng tôi ấm áp lạ thường. (Ảnh minh họa)
Tôi đã tự ước hẹn với Tú, sẽ chờ anh đi xuất khẩu lao động 5 năm. Khi anh trở về, chúng tôi sẽ kết hôn với nhau. Trước khi Tú đi, tình yêu của chúng tôi mới chỉ nảy sinh được chừng nửa năm. Cho nên quyết định đó của tôi, không hề được ai ủng hộ. Bạn bè tôi thì nói mới được nửa năm, chưa thể nói trước được chuyện gì.
Tình yêu bị ngăn cách bởi không gian địa lý chẳng bao giờ bền được. Nhiều người yêu nhau sâu đậm 7, 8 năm như thế, mới xa nhau có 3, 4 tháng đã chia tay và có tình yêu mới ngay được thì sao. Nhưng chẳng phải chẳng có chuyện gì có thể nói trước được hay sao chứ, biết đâu, Tú chân thành với tôi, sẽ chăm chỉ làm việc, đợi ngày về kết hôn với tôi thì sao? Còn về phía bố mẹ tôi thì...
- Mẹ chỉ có mình con là con gái, bố mẹ thương con lắm. Con gái có thì, chỉ sợ nó đi tận 5 năm, con đợi chờ, tuổi thanh xuân qua đi đến lúc về nó lại chẳng lấy con thì tội cho con lắm!
Nhìn mẹ, tôi lại thấy có lỗi. Lớn bằng từng này tuổi rồi vẫn phải để cho bố mẹ lo lắng. Nhưng tình yêu, tôi quyết vẫn đợi anh, cho dù ai có nói như thế nào đi chăng nữa. Bởi với tôi, anh chính là người đàn ông tốt nhất rồi. Tuy rằng, Tú có hay áp đặt tôi, hay bắt tôi phải làm theo ý của Tú nhưng chung quy lại, cũng là vì Tú muốn tốt cho tôi mà thôi. Nhưng cuộc đời, còn chẳng biết trước được chữ ngờ nữa.
2 năm sau ngày Tú đi, chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau nhưng không còn thường xuyên nữa. Tú nói do Tú bận công việc mà thôi. Tôi, trong lòng bắt đầu có những dự cảm chẳng lành nhưng trái tim thì vẫn tin là Tú sẽ quay về.
Tôi cười nhạt, sự đời, đúng là chẳng viết đâu mà lường được. (Ảnh minh họa)
Bố tôi ốm nặng, tâm nguyện lớn nhất của ông chính là trước khi nhắm mắt được nhìn thấy tôi yên bề gia thất. Mọi người khuyên nhủ tôi rất nhiều, mẹ thì ngày nào cũng khóc vì nói tôi không chịu nghe lời. Một bên tình, một bên hiếu khiến tôi thực sự mệt mỏi. Bố mẹ nuôi tôi khôn lớn, chăm lo cho tôi như vậy, lẽ nào tôi lại cãi lời để bất hiếu. Còn tình cảm của Tú... Nhìn Tú qua ảnh, tôi đã khóc rất nhiều, cất hình anh vào trong tim, tôi quyết định nghe theo lời bố mẹ, lấy chồng.
Tôi được giới thiệu cho Nam. Nam là con của bạn thân của bố. Tôi cũng từng nói chuyện với Nam nhưng tình cảm của chúng tôi chỉ dừng ở mức bạn bè mà thôi. Không thể đi xa hơn được. Bởi vì Nam là một anh gay. Chuyện này được Nam giấu kín, chỉ có tôi và vài người bạn chơi với Nam biết thôi. Vậy mà bây giờ... Tôi cười nhạt, sự đời, đúng là chẳng viết đâu mà lường được.
Nam quan tâm, chăm sóc tôi rất tận tình. Tự nhiên Nam khiến tôi nhớ đến Tú, nhưng chẳng biết vì lý do gì, tôi lại có cảm giác, sự quan tâm của Nam, mang lại cho tôi cảm giác ấm áp hơn Tú rất nhiều. Tôi thấy hận mình, hận mình khi đã đồng ý lấy Nam, bỏ rơi lời ước hẹn với Tú. Nhưng bố mẹ ép quá, tôi đã chẳng còn sự lựa chọn nữa rồi!
Hôn lễ được tổ chức.
Ai cũng nức nở khen tôi và Nam đúng là một cặp trời sinh, tôi nở nụ cười đầy gượng gạo. Tôi làm sao cười được khi bây giờ, trong lòng tôi đang ngập tràn hình ảnh của Tú. Cảm giác tội lỗi xâm lấn, nó giống như là một sự phản bội vậy...
Đêm tân hôn, tôi ôm chiếc váy cưới khóc nức nở. Nếu như chồng tôi là Tú thì tôi dám chắc, đêm nay sẽ là một đêm vô cùng tuyệt vời của chúng tôi nhưng đáng tiếc, chồng tôi lại làm Nam. Tôi cứ ở lì xong trong nhà tắm, không chịu ra. Chắc do mệt mỏi quá, tôi ngủ gục và thật không may khi tôi bị ngã, chân đập mạnh vào bồn tắm, sưng to tướng. Tiếng kêu đau đớn của tôi khiến Nam phải xin phép để lao vào. Đỡ tôi ra ngoài, Nam nét mặt lo lắng:
- Để anh gọi cấp cứu!
- Không sao đâu anh, em chỉ đau một chút thôi. Anh cứ nghỉ ngơi đi! Không cần lo cho em đâu.
- Em thấy sợ anh ư?
- Vì anh... Là gay mà...
- Là do em nghĩ anh như vậy thôi. Anh biết em vẫn chỉ coi anh là bạn, em lấy anh cũng là để bố mẹ em yên lòng. Nhưng dù sao, anh cũng đã là chồng em trên danh nghĩa rồi, cứ để anh chăm sóc cho em. Yên tâm, anh sẽ không động vào em nếu em không đồng ý. Anh cần sự chân thành chứ không cần sự ép buộc. Để anh đi lấy đá chườm chân cho em. Đỡ ngay thôi mà.
Nam đỡ tôi lên giường rồi chạy đi lấy đồ. Nhìn Nam hì hục xoa chân cho mình, tự nhiên lòng tôi ấm áp lạ thường. Chợt nhớ lúc còn yêu Tú, mỗi khi tôi nói mệt mỏi, gọi Tú đến bên cạnh, Tú đều nói tôi nghỉ ngơi đi, Tú đang rất bận. Ngay cả khi ở bên cạnh nhau, Tú cũng chưa bao giờ thực sự lo lắng cho tôi. Mải suy nghĩ, tôi ngủ quên mất. Mở mắt ra, tôi hốt hoảng khi vẫn thấy Nam cần mẫn chườm chân cho mình. Nhìn đồng hồ, tôi ngỡ ngàng, đã hơn 3 tiếng đồng hồ rồi mà Nam vẫn cần mẫn, cặm cụi, lo lắng, chăm sóc cho tôi.
Tự nhiên tôi thấy có lỗi với Nam quá. Nam tốt với tôi như vậy, một lòng vì tôi, tôn trọng tôi mà tôi lại chỉ coi Nam là người dưng. Chợt tôi nhận ra, hình như mình đang đi sai đường hạnh phúc. Tú cũng quá lâu rồi, không còn quan tâm đến tôi, lời hỏi thăm bình thường cũng chẳng có. Vậy mà tôi đang cố chờ đợi điều gì đây chứ. Trong khi Nam, người bên cạnh lại hết lòng vì tôi. Trân trọng người trước mắt, tôi hiểu mình phải làm gì rồi.
Theo Blogtamsu
Nhà nghèo mẹ bệnh nặng, cô gái nhắm mắt lấy lão chủ quán karaoke nào ngờ bị lão đẩy vào phòng có 5 người đàn ông chờ sẵn Vừa trút bộ váy cưới trên người, Liên đã bị chồng dẩy vào căn phòng kín có 5 người đàn ông đang chờ sẵn. Liên trợn mắt ú ớ: "Sao lại thế này? Sao anh lại đưa em vào đây?" Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn là điều không ai mong muốn, vì thế Ngân chấp nhận cuộc sống vất vả đó...