Chưa kịp sung sướng, Sega đã khiến game thủ khóc thét: Bayonetta 3 xuất hiện nhưng chỉ độc quyền trên Nintendo Switch
Để có thể gặp lại cô nàng phù thủy sexy nhất làng game trong Bayonetta 3, chúng ta chỉ có một cách là mua ngay một chiếc máy chơi game Nintendo Switch mà thôi.
Cuối cùng thì đoạn trailer đầu tiên của Bayonetta 3 cũng đã được trình chiếu tại sự kiện The Game Awards 2017. Cũng phải 3 năm rồi kể từ khi chúng ta được thưởng thức phần 2 của loạt game được mệnh danh là “em gái Dante Devil May Cry” này vừa khiến game thủ hào hứng lại vừa thất vọng, vì tựa game quá hay cả ở chiến đấu lẫn cốt truyện, nhưng nó lại… độc quyền cho Nintendo Wii U, hệ máy chơi game yểu mệnh của gã khổng lồ xứ Mặt trời mọc.
Những hình ảnh lướt qua cho thấy có vẻ đây sẽ là trận chiến khốc liệt nhất mà cô nàng Cereza (Bayonetta) phải đối mặt, với hình ảnh đối thủ như một bóng ma đầy quyền lực. Có lẽ trong phiên bản mới này, cô nàng phù thủy của chúng ta sẽ khó lòng có thể “quẩy” giữa những con quái vật một cách nhẹ tựa lông hồng, vừa thanh thoát vừa khêu gợi nữa.
Không chỉ dừng lại ở đó, chẳng biết làm cách nào mà Nintendo lại có được chữ ký của Sega để biến Bayonetta 3 trở thành một tựa game độc quyền trên Nintendo Switch, y hệt như Bayonetta 2. Và cùng với đó, hai phiên bản đầu tiên của dòng game hành động vô cùng ấn tượng này cũng đã được công bố sẽ quay trở lại trên Nintendo Switch vào ngày 16/02/2018 tới, thay vì chuyển thể phần 2 lên PC như hàng triệu game thủ đang mong ngóng.
Nói thêm một chút về Bayonetta. Lấy bối cảnh tiếp sau những sự kiện ở phiên bản đầu tiên, người chơi sẽ đồng hành cùng Bayonetta trong cuộc chiến chống lại một Lumen Sage còn sống sót sau cuộc chiến phù thủy 500 năm trước, nay đang âm mưu tiêu diệt hoàn toàn dòng dõi Umbra Witch – tức đồng nghĩa với việc Bayonetta và Jeanne sẽ phải chết.
Video đang HOT
Giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2012, Platinum Games đã khiến cho nhiều người cảm thấy phẫn nộ vì chỉ phát hành trò chơi trên hệ máy chơi game của Nintendo. Trong nhiều giải đắp thắc mắc về vấn đề này trên Twitter, đại diện hãng nói rằng Bayonetta 2 có thể tồn tại được là nhờ chính thỏa thuận giữa Nintendo và SEGA – hãng sở hữu thương hiệu nên họ không thể thực hiện phiên bản cho hệ máy nào khác ngoài Wii U. Có vẻ như thỏa thuận vẫn chưa kết thúc và để có thể gặp lại cô nàng phù thủy sexy nhất làng game, chúng ta chỉ có một cách là mua ngay một chiếc máy chơi game Nintendo Switch mà thôi.
Theo GameK
Nếu biết đến quá trình phát triển đầy chông gai của Road Redemption, có lẽ bạn sẽ không bao giờ muốn chơi crack nữa
Kể từ năm 2009, dự án Road Redemption đã trải qua rất nhiều chông gai và thử thách mới có thể đến tay game thủ như ngày hôm nay.
Với những game thủ thế hệ 8x và đầu 9x, cái tên Road Rash đã trở nên hết sức quen thuộc. Xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, từ Nintendo, Sega, PS1 và cả PC, Road Rash thực sự đã gắn bó với những năm tháng tuổi thơ tuyệt đẹp và không thể phai mờ.
Tính từ thời điểm phiên bản gần nhất được ra mắt vào năm 2000 (Road Rash: Jailbreak - PS1 và Game Boy), tựa game huyền thoại này gần như đã "ngủ quên" trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, giờ đây sau 17 năm "vắng bóng", cuối cùng Road Rash đã thức tỉnh với một diện mạo mới mang tên " Road Redemption".
Không chỉ khác ở cái tên, Road Redemption còn là một sản phẩm vô cùng đặc biệt nếu so sánh với những người tiền nhiệm của nó. Đây không phải là game của Electronic Arts. Nó là sản phẩm của một đơn vị sản xuất độc lập có tên Pixel Dash Studios.
Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của Road Redemption, có lẽ chúng ta nên quay trở về năm 2009, thời điểm mà trò chơi bắt đầu được thai nghén bởi Ian Fisch (sau này sẽ trở thành nhà đồng sáng lập của Pixel Dash Studios). Sau khi tập hợp được nhiều ý kiến của cộng đồng game thủ Road Rash, Ian Fisch đã gửi một bức "tâm thư" mong muốn EA phát triển một phiên bản mới cho tựa game này. Tuy nhiên, đáng tiếc là cha đẻ của Road Rash đã phớt lờ chuyện này.
Sau nhiều năm chờ đợi trong tuyệt vọng, cuối cùng Ian đã quyết định chuyển hướng sang tự học lập trình và thiết kế để phát triển game. Đến năm 2013, dự án Road Redemption chính thức được công bố trên Kickstarter, một kênh huy động vốn từ cộng đồng cực kỳ phổ biến. Sau chiến dịch huy động, Road Redemption thu được 173.000 USD (~ 4 tỷ VNĐ). Đây có thể coi là những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của Road Redemption như ngày nay.
Sau khi có được những đồng vốn đầu tiến, quá trình phát triển của Road Redemption đã được tăng tốc. Theo kế hoạch ban đầu, tháng 8/2014 chính là thời điểm để game chính thức phát hành trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vì nhiều sự cố khác nhau, Road Redemption liên tục bị lùi ngày ra mắt. Đến cuối năm 2014, trò chơi mới chỉ phát hành theo dạng Early Access trên Steam.
Bẵng đi trong suốt 2 năm, đến tháng 4/2016, Road Redemption đã tung một bản cập nhật lớn để tối ưu hóa các tình năng trong game. Động thái này còn như một lời khẳng định rằng trò chơi vẫn đang trong quá trình phát triển chứ không hụt hơi hay có nguy cơ bị hủy bỏ như nhiều lời đồn đoán.
Đến quý 3 năm 2016, Road Redemption tiếp tục rời ngày phát hành săn năm 2017. Và đây chính là bước hoàn thiện cuối cùng để game có thể ra mắt chính thức vào tháng 10/2017. Như vậy, kể từ năm 2009, dự án Road Redemption đã trải qua rất nhiều chông gai và thử thách mới có thể đến tay game thủ như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, như các bạn đã biết, Road Redemption đã bị crack ngay sau khi phát hành. Với một nhà sản xuất độc lập như Pixel Dash Studios, đây có thể coi là một tổn thất không hề nhỏ. Với nguồn lực tài chính eo hẹp, Pixel Dash đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về việc bảo vệ bản quyền và doanh số bán hàng.
Từ trước đến nay, việc dùng game crack đã trở nên phổ biến. Điều này vô hình chung đã tạo một thói quen rất xấu cho cộng đồng game. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà phát hành và game thủ mà trực tiếp tiếp tay cho những hành động ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ.
Thiết nghĩ đây là những hành động đáng lên án và cần phải từ bỏ. Trong bối cảnh làng game đang thay đổi từng ngày, ý thức của game thủ cũng buộc lòng phải thay đổi. Bạn buộc phải đầu tư, phải bỏ tiền túi của mình ra mua game bản quyền để có thể thực sự thỏa sức đắm mình vào những tựa game yêu thích.
Theo GameK
Cách chơi các game "huyền thoại" 4 nút, điện tử đĩa mềm trên máy tính Nintendo, Sega hay PlayStation là những cái tên khiến chúng ta gợi nhớ đến các tựa game phổ biến cách đây 15 - 20 năm. Đến tận bây giờ các tựa game cổ điển như trên hệ máy NES, SNES vẫn có thể chơi trên máy tính thông qua phần mềm mô phỏng (Emulator - phần mềm giả lập). Trước khi hướng dẫn...