Chưa kịp mừng vì chồng tương lai có thu nhập 70 triệu/tháng, cô gái điếng người khi biết chàng đòi giữ hết tiền lương
Là do chàng trai ấy cẩn thận nghĩ cho vợ con, hay là độc đoán và thiếu cơ sở thực tế?
Xu hướng của giới trẻ hiện nay chính là việc cởi mở với nhau quan điểm về những vấn đề trong hôn nhân ngay khi hai người đang hẹn hò, tìm hiểu nhau hoặc có ý định kết hôn. Một mặt đó là điều tốt, giúp giới trẻ nhìn nhận được người bạn đời của mình thẳng thắn và gắn kết hơn. Nhưng mặt khác, việc đó lại gây ra không biết bao tình huống ‘dở khóc dở cười’, khiến các cô gái/chàng trai cảm thấy ’sốc’ hoặc thất vọng vì quan điểm hai người quá khác nhau.
Chia sẻ của cô bạn gái trên MXH về việc bạn trai đòi giữ hết tiền lương sau khi cưới. (Ảnh chụp màn hình)
Mới đây, một cô nàng đã ngay tức tốc chia sẻ với ‘500 chị em’ trên diễn đàn sau khi nghe được quan điểm ‘trời giáng’ từ bạn trai. Cụ thể bài tâm sự có nội dung như sau:
‘Có chàng trai muốn cưới bạn. Nhưng anh ấy nói sau khi cưới sẽ giữ toàn bộ lương, làm gì sẽ báo, không tiêu sài hoang phí. Sợ con gái giữ sẽ nhẹ dạ cả tin. Tiền sinh hoạt chi tiêu sẽ lo cho con cái đầy đủ hết còn lại sẽ để dành.
Video đang HOT
Anh ấy làm lương rất cao tháng 50, 60, 70 chục triệu. Người đàn ông như vậy có nên cưới không ạ?
P/s: Mình có nói sẽ giữ 70% lương của anh còn lại 30% lương sẽ để anh tiêu sài. Nhưng anh nói như vậy không phải là vợ anh. Anh đòi giữ toàn bộ, chi tiêu sinh hoạt vợ con anh lo hết, lương em làm ra em thì em giữ.’
Việc ‘ góp gạo thổi cơm chung’ sau khi lập gia đình gần như là điều hiển nhiên ở thực tế cuộc sống, và thường thì các ông chồng sẽ đưa toàn bộ hoặc một phần tiền lương cho vợ vì vợ chính là ‘tay hòm chìa khóa’ trong nhà. Nhưng như thế không phải không có ngoại lệ, một số gia đình, tiền lương của vợ vẫn đủ cho chi tiêu sinh hoạt, còn chồng chỉ góp một phần hoặc lương chồng để tiết kiệm làm ăn. Việc đó tùy thuộc vào gia cảnh mỗi gia đình.
Trước quan điểm của chàng trai, nhiều chị em đồng tình nhưng cũng không ít người lăn tăn phản kháng. (Ảnh chụp màn hình)
Ở trường hợp của cô gái này, chia sẻ của cô đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong hội chị em. Thành viên N.L cho rằng: ‘Sòng phẳng khó sống làm gì, không để lo cho vợ con gia đình thì lo cho ai. Vợ giữ gìn rồi cần công việc gì cùng nhau bàn bạc.’ Bạn T.B lại ủng hộ việc chồng giữ lương: ‘Như thế càng khỏe mà bạn. Chồng lo cuộc sống gia đình rồi còn tiền lương của mình tự mình giữ mình chi tiêu, tự mình tiết kiệm. Cầm tiền làm gì cho mệt!’
Dưới rất nhiều bình luận tranh cãi và khuyên nhủ, cũng nhiều chị em đồng tình rằng với tiền lương cao như vậy chắc hẳn anh chàng là người làm ăn và có tính toán. Đó chính là cơ sở để bạn gái có thể tin tưởng người yêu của mình: ‘Còn tùy vào cách anh ấy nói với chị như thế nào nữa, người làm ra được 50 triệu – 70 triệu một tháng thì em nghĩ họ cũng biết cách giữ, chuyện ai giữ không quan trọng. Tiền làm ra cũng lo cho gia đình thôi chứ lo cho ai đâu mà sợ!’
Quả đúng thật, chuyện tiền nong sau khi kết hôn cũng là một vấn đề quan trọng đáng được cân nhắc. Tuy nhiên, đã là vợ chồng ở cùng nhau có lẽ quan trọng nhất là thấu hiểu, tin tưởng và chia sẻ. Hy vọng rằng sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp từ các chị em, cô gái trẻ trong câu chuyện sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt cho cuộc hôn nhân sắp tới của mình.
Theo Helino
Tôi có nên ly hôn khi sắp tới phải sống chung với bố chồng độc đoán
Tôi sợ mình chắc chắn không im lặng được trước những lời nói độc đoán của bố chồng.
Tôi 31 tuổi, chồng 33 tuổi, lấy nhau gần 4 năm và có một con trai 2 tuổi rưỡi. Chúng tôi ở khu tập thể công ty cách nhà chồng 100km. Chồng tôi là con đầu, dưới anh có em gái đã lập gia đình và xây nhà ở cách nhà bố chồng 4km. Chồng tôi sống hướng ngoại, thích tụ tập bạn bè, nghiện điện thoại. Khi ở nhà, anh không vui chơi cùng vợ con, chỉ nằm xem điện thoại. Tôi dành thời gian rảnh rỗi của mình để nuôi dạy con, cùng chơi với con và giúp con phát triển nhân cách, nhận thức, dẫn con đi chơi, làm người bạn của con. Chồng tôi phóng khoáng về tiền bạc, từng làm ăn thất bại, nay anh không coi trọng việc tiết kiệm tiền để mua đất và luôn đòi hỏi có tiền sinh hoạt riêng, ít đóng góp vào thu nhập chung. Tôi luôn ý thức nuôi dưỡng con đủ đầy về tinh thần và vật chất nên có muốn tiết kiệm để an cư lạc nghiệp. Vì khác biệt trong suy nghĩ, chúng tôi hay cãi vã và anh thường chửi tục, quát to với tôi.
Mẹ chồng mất khi chúng tôi chưa cưới do bệnh nặng. Bố chồng đi bước nữa nhưng mẹ kế bỏ đi sau một năm chung sống do không chịu được tính gia trưởng của bố chồng. Bố chồng đòi quản lý tiền do mẹ kế làm ra nhưng không bỏ ra một ngàn nào để đi chợ trong suốt thời gian chung sống. Năm Tết đầu tiên sau khi cưới, chúng tôi cãi vã và chồng bóp mũi quát nạt tôi. Lý do cãi nhau là do bố chồng tôi hay rủ bạn về đánh bài, đóng cửa cả ngày. Tôi thấy ngột ngạt và không chấp nhận việc chồng lừa dối tôi là gia đình chồng không đánh bài, vì thế tôi không cùng chồng làm việc nhà.
Hơn nửa năm đó tôi đi làm lương 4 triệu, chồng chưa đi làm. Tết về không có tiền mà bố luôn chửi chồng tôi, bắt chồng tôi bỏ tiền mua sắm Tết. Tôi không cho được cha mẹ đồng nào mà phải gánh trách nhiệm bên chồng, tâm lý thất vọng với gia đình chồng. Tôi khóc lóc đòi ly hôn. Bố chồng bảo chồng tôi đi lấy vợ khác. Ông bảo ông lấy được vợ trẻ thì chồng tôi bỏ con này đi, lấy con khác không khó. Bố chồng bảo tôi ở nhà ông thì phải phục tùng ông và con trai ông, cấm cãi. Sau đó ông đuổi tôi đi. Ngày hôm đó chồng chở tôi về nhà ba mẹ đẻ và anh quay lại nhà ăn Tết với bố. Anh không nói chuyện với tôi lời nào. Cậu dì của chồng tôi khuyên can bố nhưng bố yêu cầu chồng tôi hoặc chọn tôi thì bố từ anh, hoặc bắt tôi đến xin lỗi bố. Bố chồng tôi rất bảo thủ nên cậu dì không khuyên được.
Cái Tết thứ 3, con trai tôi một tuổi, em gái anh cãi nhau với chồng. Bố chồng tôi yêu cầu cả nhà nói chuyện gia đình. Nguyên nhân sâu xa của việc vợ chồng em cãi nhau là do vợ chồng tôi đi vào nhà bác tôi có việc trong lúc gia đình nhà chồng cũng có việc. Vợ chồng em gái cãi nhau là để đánh động vào tôi do chiều hôm đó đã không ở nhà dọn mâm. Bố chồng chửi tôi và chồng tôi nhiều. Chồng tôi vẫn im lặng. Chỉ có tôi ý kiến này ý kiến nọ nhưng không thể tương quan lực lượng được. Bố chồng tôi nói lời khó nghe và vợ chồng em gái giúp sức thêm. Tôi không căng thẳng vì sợ chồng buồn. Chồng tôi sau đó đòi ly dị để bỏ đi biệt xứ nhưng tôi ngăn cản.
Tết năm nay, bố chồng bảo trong vài năm nữa sẽ sống chung với vợ chồng tôi vì ông giờ 60 tuổi. Bố chồng bảo cho vợ chồng tôi căn nhà nhưng khi nào ông chết mới cho, đừng nghĩ ông chưa chết mà chiếm đoạt nhà cửa. Việc ông hứa cho đất ông đã nói hơn chục lần rồi, có một điều tôi không bao giờ nghĩ mình cần ai cho gì cả, tôi muốn tự làm tự hưởng và không quỵ lụy ai. Chồng tôi lại không muốn tích cóp mua nhà do tin lời bố.
Nếu chung sống với bố chồng thì phần đời của lại của tôi hoặc im lặng chịu đựng hoặc ly hôn để giải thoát bản thân và lo cho con. Tôi phải làm sao, mong anh chị cho lời khuyên để cứu vớt cuộc đời. Tôi sợ nhất cảnh nằm ngủ mà trong nhà có mấy người ở lại qua đêm để đánh bài với bố, điều đó ảnh hưởng nhân cách con trai tôi. Tôi sợ mình chắc chắn không im lặng được trước những lời nói độc đoán của bố chồng. Nhưng nếu ly dị, chồng lại điệp khúc bỏ nhà bỏ việc đi xa, tôi muốn sau ly hôn con vẫn được bố mẹ chăm sóc đầy đủ tình cảm.
Theo Vnexpress
Đánh vợ xong, chồng lên Facebook khoe tổ ấm hạnh phúc. Vợ comment: 'Em đang trình báo trên phường' Suốt 27 năm cuộc đời, tôi chưa từng gặp ai giả tạo như chồng mình. Anh ta giả tạo với đồng nghiệp, với bạn bè, người thân, thậm chí là với chính người vợ đầu ấp tay tay gối! Chồng hơn tôi 3 tuổi, hiện đang làm kế toán cho một công ty tư nhân . Có lẽ việc suốt ngày phải tính...