Chưa kịp gượng dậy, lại lo bão đến
Hàng nghìn người dân miền Trung vẫn chưa kịp gượng dậy sau cơn cuồng phong mang tên Molave vừa quét qua cùng những trận lở đất kinh hoàng, nay lại lo bão số 10 ập đến.
Gồng mình khắc phục hậu quả mưa bão
Gần một tuần sau bão số 9, nhà bà Hồ Thị Kim Liên (80 tuổi), thôn Kỳ Thọ Bắc, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn tả tơi. Vệt bùn do trận lụt ngay sau bão vẫn còn nguyên vẹn; mái ngói tan tành, căn vách ngả nghiêng, xiêu vẹo không biết chừng nào đổ. Mắt đã mờ, chân đã run, bà Liên rón rén di chuyển tìm kiếm bát hương của chồng trong căn nhà giờ chỉ còn là đống đổ nát. “Sống một mình, mấy ngày nay, tôi phải qua nhà đứa cháu ở tạm, giờ vào nhà cũng lo tường sập” – bà Liên xót xa.
Vợ chồng anh Trần Minh Tiện, thôn Giao Thủy, xã Bình Thới, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi suốt nhiều ngày qua khóc không thành tiếng. Căn nhà bị bão làm cho sập đổ, gia đình anh Tiện giờ không có chỗ ở, hàng xóm cũng phải tìm nơi khác tá túc vì không dám ở trong ngôi nhà sắp sập. “Chạy vạy đi vay mấy hôm nay để sửa lại nhà mà không đủ, giờ lỡ hàng xóm đòi hỗ trợ thì không biết tìm đâu” – anh Tiện rầu rĩ nói.
Tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam. Ảnh: Quang Hải
Tại xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi, gần một tuần sau bão số 9, nhiều người vẫn còn tất bật vá víu những lỗ thủng trên mái nhà, dựng lại căn vách. Điện vẫn chưa có, nước sinh hoạt phải chạy đi xin từng thùng, nay người dân lại phập phồng đón bão số 10…
Video đang HOT
Cùng với Quảng Ngãi, Quảng Nam là địa phương chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 9. Các huyện đồng bằng ven biển hứng trận cuồng phong khiến hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, sập đổ. Trong khi đó, những huyện miền núi như Nam Trà My, Phước Sơn phải gánh chịu lũ quét, sạt lở đất khiến hàng chục người chết và mất tích. Có những ngôi làng bị xóa sổ chỉ sau vài giờ khi cơn lũ quét qua…
Sống ở xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam mấy chục năm qua, nhiều người cao niên chia sẻ, họ chưa bao giờ chứng kiến cơn bão nào mạnh như bão số 9. Gió quần thảo nhiều giờ đã cuốn phăng hàng trăm nóc nhà của dân, cột điện, cây cối gãy đổ la liệt. Nhiều ngày qua, người dân gồng mình khắc phục hậu quả mưa bão, cố gắng sửa sang nhà cửa để ổn định cuộc sống nhưng cũng chỉ là tạm bợ. “Chúng tôi được chính quyền đưa đi di tản đến nơi an toàn để tránh bão, trở về thì nhà cửa tan hoang. Bao nhiêu vật dụng tích cóp mua sắm được hư hỏng hết. Mới lợp lại được mái nhà che nắng che mưa thì nay lại nghe tin bão đến” – chị Lê Thị Hòa (xã Tam Thanh) than thở.
Khẩn trương ứng phó bão số 10
Cuộc sống của hàng chục ngàn hộ dân chưa kịp ổn định sau bão số 9. Tang thương, mất mát từ những vụ sạt lở kinh hoàng chưa kịp xoa dịu, người dân miền Trung đang cố gắng gượng dậy đứng lên thì nay nghe tin bão đến. Ứng phó với cơn bão số 10, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của, sáng 3/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã, TP tiếp tục tổ chức sơ tán, di dời dân những nơi có nguy cơ sạt lở cao, ngập sâu, trũng thấp, đặc biệt là người dân ở khu vực đã và đang bị sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn.
Tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, địa phương này đã lập nhiều đoàn công tác về các xã vận động sơ tán 630 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu tại 52 điểm sạt lở núi. “Số hộ dân ở vùng nguy hiểm lở núi ở các xã Sơn Long, Sơn Liên, Sơn Mùa, Sơn Bua và Sơn Dung đã được sơ tán khẩn cấp trước 17 giờ chiều 3/11″ – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Võ Thìn cho biết.
Tại Quảng Nam, để chủ động ứng phó bão số 10 và tình hình mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng cũng có công điện khẩn về ứng phó bão số 10. Dự báo bão ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh, TP từ Đà Nẵng đến Phú Yên và gây mưa lớn trên diện rộng trên từ ngày 4 – 6/11 với tổng lượng mưa phổ biến từ 150 – 300 mm, có nơi trên 350mm. Do đó, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, đặc biệt những quận ven biển sẵn sàng triển khai ngay phương án sơ tán các hộ dân, sinh viên, công nhân sống trong nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố, nhà khu vực ven biển, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét… đến nơi an toàn.
Kịp thời hỗ trợ thu mua gỗ keo ngã đổ do bão số 9 cho dân
Ngày 3-11, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công văn số 5346 về việc chỉ đạo và đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp kịp thời hỗ trợ thu mua gỗ keo ngã đổ do bão số 9 cho nhân dân.
Bão số 9 quét qua khiến người trồng keo ở Quảng Ngãi bị thiệt hại nặng nề.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, bão số 9 gây thiệt hại nặng nề về nhà ở và tài sản khác của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đối với người dân sinh sống trên địa bàn các huyện miền núi đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn khi sản phẩm lâm nghiệp là cây keo (nguồn thu hoạch chính của nhiều hộ dân) sắp đến ngày thu hoạch đã bị ngã đổ.
Nhằm thể hiện tinh thần tương thân tương ái, kịp thời hỗ trợ giúp người dân vượt qua thiên tai, khó khăn, sớm ổn định đời sống sau bão số 9, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các doanh nghiệp thu mua gỗ keo trên địa bàn tỉnh quan tâm, chia sẻ và kịp thời thu mua gỗ keo trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, ưu tiên thu mua trước giúp các hộ dân có cây keo bị ngã đổ do bão số 9, với mức giá bình ổn; có chính sách hỗ trợ giá thu mua ổn định, ít nhất bằng với giá trước khi xảy ra bão số 9.
Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm đối với những hành vi trong việc lập trạm cân thu mua gỗ keo tự phát, ép giá thu mua gỗ keo tại các địa phương.
Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thu mua gỗ keo trên địa bàn.
Đồng thời, khuyến cáo các hộ dân trồng keo (hoặc thông qua các hộ thu mua gỗ keo) trực tiếp bán cho các nhà máy chế biến dăm gỗ đã được cấp phép, bảo đảm quyền lợi giữa người dân trồng keo với nhà máy chế biến dăm gỗ và bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các cơ sở sở kinh doanh gỗ keo trên địa bàn hoạt động không đúng quy định; có hành vi lợi dụng thiên tai, bão lũ để ép giá thu mua gỗ keo.
3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi di dời dân nằm trong vùng sạt lở trước 17 giờ hôm nay 3-11 Để chủ động ứng phó bão số 10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản hỏa tốc triển khai di dời dân. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu UBND các huyện miền núi: Sơn Tây, Minh Long, Sơn Hà tổ chức sơ tán, di dời nhân dân, cán bộ, công nhân đang ở những khu vực đã và...