Chữa khỏi ung thư giai đoạn cuối nhờ thử nghiệm loại thuốc mới
Ian Cant, 50 tuổi, Australia, bị ung thư giai đoạn cuối. Bất ngờ sau khi dùng thuốc Keytruda, các khối u trong cơ thể dần biến mất.
Ian được phát hiện có một khối u kích cỡ 66 mm trên đỉnh phổi trái vào đầu năm 2016. Ban đầu, ông được chẩn đoán mắc ung thư phổi hoặc ung thư hạch. Tuy nhiên, sau khi chụp cắt lớp position (PET scan) tại Bệnh viện Calvary Mater Newcastle, bác sĩ kết luận Ian không chỉ có một khối u lớn mà có 20-30 khối u khác ở cả hai lá phổi, hai khối u trên đầu, một khối u ác tính kích cỡ quả bóng golf ở sau não.
Bác sĩ kết luận Ian mắc ung thư giai đoạn cuối, cơ hội sống sót mong manh.
Các bác sĩ cho biết sau khi được phẫu thuật não và xạ trị ung thư não, Ian tham gia những thử nghiệm lâm sàng về điều trị ung thư và cần phải trải qua ca phẫu thuật tiếp theo sau 12 tuần nữa. Thời gian này quá lâu, bác sĩ quyết định cho ông dùng thuốc Keytruda – một loại thuốc miễn dịch điều trị ung thư mới được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Mỹ chấp thuận.
Bất ngờ xảy ra, kết quả kiểm tra tế bào trong khối u cho thấy ung thư đã di căn nhưng khối u ác tính ban đầu đã biến mất. Các bác sĩ không thể xác định nguồn gốc các tế bào ung thư trong cơ thể Ian. Ông tiếp tục dùng thuốc Keytruda trong ba tháng. Kết quả kiểm tra lần hai cho thấy hai khối u khác trong cơ thể ông cũng đã biến mất hoàn toàn.
Graig Gedye, bác sĩ điều trị cho Ian, cùng các bác sĩ khác, vô cùng bất ngờ.
Ian cùng vợ.
Ian chia sẻ: “Thật may mắn, tôi là một trong số rất ít bệnh nhân ung thư hết bệnh nhờ thuốc Keytruda. Ung thư giai đoạn cuối được coi là án tử hình với bệnh nhân. Điều duy nhất tôi không chắc chắn là liệu các tế bào ung thư đã biến mất hoàn toàn chưa hay sẽ quay lại vào một ngày nào đó”.
Hiện, Ian đã hết bệnh, vừa đón sinh nhật lần thứ 50 của mình cùng với vợ và 5 người con.
Ông đã được mời tham dự phần ba chương trình Cancer Council’s podcast, chương trình nhấn mạnh ảnh hưởng của các tiến bộ y học trong điều trị ung thư giai đoạn cuối.
Công nghệ y tế, nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị ung thư đang phát triển nhanh, giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể sống lâu hơn. Các nhà nghiên cứu rất hy vọng các thử nghiệm lâm sàng sẽ sớm được tiến hành, mang lại sự sống cho bệnh nhân ung thư.
Video đang HOT
Lê Hằng
Theo News/VNE
5 loại "bệnh vặt" không lo chữa, để quá lâu sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư
Một người đàn ông bị polyp túi mật nhưng không điều trị, chỉ sau một năm đã phát triển thành khối u lớn gấp đôi. Đây là 5 bệnh nhỏ có thể tiến triển thành bệnh nguy hiểm cần chú ý.
Bị "bệnh vặt" không lo chữa, chỉ một năm sau đã gây nguy hiểm
Một thực tế mà hầu như ai trong chúng ta cũng đã chứng kiến hoặc nghe thấy rằng, một người nào đó sau khi đi viện về đã mất hết hy vọng khi nhận ra bản thân đã bị ung thư giai đoạn cuối. Các bác sĩ nói rằng, ung thư hầu hết được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém thời gian và tiền bạc, thậm chí khó giữ được mạng sống.
Một người đàn ông họ Hà, 35 tuổi ở Trung Quốc là một ví dụ để bạn thấy có rất nhiều người trong chúng ta cũng giống như anh ấy. Biết bệnh nhưng chủ quan, khi khám lại thì đã thành trọng bệnh.
Hàng năm, anh Hà đều tham gia chương trình khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan nơi anh làm việc. Năm ngoái, anh đã được các bác sĩ thông báo rằng họ phát hiện ra một polyp túi mật tại thời điểm kiểm tra thể chất tổng thể thông qua nhiều hình thức siêu âm và xét nghiệm.Lúc đó, phần polyp cũng đã lớn khoảng 0,8 cm.
Trong khi đó, một đồng nghiệp cùng đơn vị với anh cũng đã phát hiện túi mật có nhiều polyp từ 5 năm trước và không tìm cách điều trị. Trong 5 năm đó cho đến nay, polyp túi mật của người đồng nghiệp cũng không thay đổi.
Với suy nghĩ đơn giản, người ta bị 5 năm rồi cũng không thấy sao, trong khi bản thân tuổi đời còn trẻ hơn, chắc sẽ không có vấn đề gì lớn, nên anh Hà cũng không tiếp tục tìm kiếm giải pháp điều trị, anh lờ đi bệnh của mình, coi đó là "bệnh vặt".
Thật không ngờ, sau một năm tái khám theo chương trình khám sức khỏe định kỳ của cơ quan, Bác sĩ nói rằng polyp túi mật đã tăng gần gấp đôi và đường kính to lên tới 1,5 cm. Lúc này, anh Hà chắc chắn phải tiến hành xử lý kịp thời. Bởi vì, anh không biết rằng, khi thời gian trôi qua, khả năng polyp phát triển rồi trở thành khối u ác tính sẽ rất cao.
Một tuần trước, anh Hà đã trải qua phẫu thuật cắt túi mật nội soi bằng hình thức gây mê toàn thân. Sau khi khám lại, bác sĩ nói rằng khả năng polyp của anh sẽ tiến triển thành ung thư là rất cao nếu không chú ý điều trị sớm.
Bác sĩ nói thêm rằng, nhiều khi polyp tăng sinh, phát triển mạnh có thể sẽ tạo tiền đề trở thành ung thư giai đoạn sớm, thậm chí chỉ khoảng nửa năm sau có khả năng phát triển thành ung thư túi mật.
Do đó, một số bệnh mà chúng ta xem rằng chỉ là "bệnh vặt" xuất hiện trong cơ thể cũng rất cần được thực hiện khám chữa nghiêm túc và tốt nhất là điều trị kịp thời, xem xét chúng một cách thường xuyên. Đừng trì hoãn việc điều trị sẽ khiến bệnh vặt thành bệnh nghiêm trọng.
Cần phải biết rằng những bệnh nhỏ này thực sự là triệu chứng của những bệnh lớn trong tương lai. Khi có triệu chứng rõ ràng, chúng thường đã phát triển thành ung thư, đó là lý do tại sao đa số những ca ung thư được phát hiện đều đã ở giai đoạn giữa và cuối, khả năng điều trị khỏi không cao, thậm chí phải từ bỏ cuộc sống.
5 loại "bệnh vặt" bạn phải chú ý điều trị trước khi nó thành "bệnh chết người"
1. Polyp túi mật
Đây là một tổn thương tiền ung thư phổ biến, trong đó nguy cơ biến đổi ác tính của polyp túi mật là rất cao. Một khi bạn được cho rằng đang có polyp túi mật, bạn nên kiểm tra siêu âm B mỗi sáu tháng nếu polyp túi mật có đường kính hơn 1,5 cm.
Tốt nhất là loại bỏ nó kịp thời để tránh những thay đổi ác tính có thể xảy ra sau đó.
2. Viêm dạ dày teo
Đây cũng là một trong những loại bệnh gây tổn thương dạ dày nằm trong nhóm bệnh tiền ung thư phổ biến.
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng, khi bạn có bệnh, dù là ở giai đoạn sớm, cách tốt nhất là nên kiểm tra nội soi dạ dày thường xuyên, vì nguy cơ viêm dạ dày teo đặc biệt cao theo thời gian có thể sẽ tiến triển thành ung thư.
3. Các vấn đề về u tuyến giáp
Có nhiều bệnh liên quan đến tuyến giáp và tỉ lệ người mặc bệnh rất phổ biến, hầu hết bệnh nhân vô tình tìm thấy mình bị bệnh nổi u hoặc cục hạch ở tuyến giáp trong khi kiểm tra siêu âm tuyến giáp định kỳ.
Điều này thực sự cho thấy rằng cáckhối u tuyến giáp là căn bệnh nhỏ nhưng không nên bỏ qua, vì có một phần của các khối u tuyến giáp đó có nguy cơ biến đổi ác tính, trở thành ung thư tuyến giáp trong tương lai. Tốt nhất là bạn nên cảnh giác cẩn thận.
4. Bệnh polyp đại tràng, polyp túi mật, polyp tuyến thượng thận
Đây là những nhóm bệnh phổ biến có nguy cơ chuyển thành ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng và các bệnh ung thư liên quan, tốt nhất là cắt bỏ bằng hình thức mổ nội soi.
5. Viêm tụy mãn tính
Những người thường xuyên uống rượu, người bị sỏi mật thường sẽ có thể gây ra viêm tụy mãn tính theo thời gian, sau đó dẫn đến nguy cơ ung thư tuyến tụy cao hơn so với người bình thường. Đây là lúc bạn cần đi khám và được tư vấn để điều trị kịp thời, xem xét thường xuyên.
Ngoài ra, đồng thời với việc khám chữa bệnh, mỗi người cần phải nhanh chóng thay đổi thói quen không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày.
Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên bạn rằng, đừng bao giờ coi nhẹ các căn bệnh nhỏ, nó có thể âm thầm phát triển thành các căn bệnh nghiêm trọng trong tương lai.
Hãy ngăn chặn mầm bệnh ngay từ trong trứng nước, sau khi bạn được bác sĩ thông báo có bệnh. Đừng để mầm bệnh đó phát triển thành ung thư.
*Theo Health/Sohu
Phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú gấp 100 lần đàn ông Nguy cơ bị ung thư vú tăng lên khi con người già đi, những thay đổi bất thường trong các tế bào bắt đầu xảy ra. Nói một cách dễ hiểu thì ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển một cách không kiểm soát được và tạo thành khối u. Các khối u ác tính có thể...