Chữa khỏi bệnh nhi có nhịp tim cực nhanh 250 lần/phút
Em Nguyễn Phương Thạnh, (11 tuổi, ở xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc bệnh nhịp tim nhanh cực phát đang được điều trị tại Trung tâm tim mạch BV Trung Ương Huế.
Em Thạnh bị mắc bệnh nhịp tim nhanh cực phát trên thất với các biểu hiện như cơn nhịp nhanh vào lại tại nút nhĩ thất, cơn nhịp nhanh tại đường nhịp nhanh nhĩ…
Trước khi được đưa vào điều trị tại Bệnh viện TƯ Huế, em Thạnh đã được nằm điều trị tại Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ngãi, thế nhưng do điều kiện và phương pháp điều trị còn chưa hiện đại chỉ điều trị bằng thuốc nên em Thạnh không thể khỏi được, nhịp tim vẫn cao, vẫn có những biểu hiện đau, nôn mửa, không thể đi lại được.
Em Nguyễn Phương Thạnh bệnh nhân nhỏ tuổi có nhịp tim cao nhất 250 lần/phút từ trước đến nay được cứu sống và chữa khỏi bằng phương pháp đốt điện tâm đồ
BS Tô Hưng Thụy, khoa Cấp cứu – Can thiệp tim mạch, Trung tâm Tim mạch BV Trung ương Huế, người trực tiếp điều trị cho biết: “Khi em Thạnh mới đến nhập viện, nhịp tim chúng tôi đo được là rất cao, tim đập cực nhanh lên đến 230-250 lần/ phút, có nhiều biểu hiện suy giảm, cơ thể suy nhược… Sau khi được chuẩn đoán và đo “Điện tâm đồ” chúng tôi quyết định làm phương pháp đốt “Điện tâm đồ triệt để” cho em Thạnh. Sau thời gian đốt đến nay nhịp tim của em Thạnh đã trở lại như bình thường và có thể hoạt động trở lại”.
Một trường hợp khác là chị Trần Thị Vân, 36 tuổi quê xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế cũng bị bệnh tim nhịp nhanh từ 160-180 lần /phút hơn 10 năm nay. Sau khi điều trị bằng phương pháp uống thuốc bệnh vẫn không khỏi hẳn, chị được điều trị bằng Phương pháp đốt điện tâm đồ. Nay nhịp tim đã trở lại bình thường, sức khỏe tốt.
Phương pháp điều trị “Đốt điện tâm đồ” được đưa vào sử dụng từ năm 2004 tại Trung tâm tim mạch Bệnh Viện TƯ Huế. Đến năm 2009 thì phương pháp mới được sử dụng và điều trị thường xuyên cho các bệnh nhân. Đến nay Trung tâm tim mạch Huế đã điều trị được trên 300 ca. Tỉ lệ thành công từ phương pháp này lên đến gần 100%. Trong hơn 300 bệnh nhân đến khám và điều trị bằng phương pháp này tại bệnh viện chỉ có duy nhất một trường hợp bị tái phát trở lại, nhưng sau đó đã được điều trị lại và khỏi hoàn toàn.
Các bệnh có chỉ định thăm dò và “đốt” triệt để bao gồm: Hội chứng W-P-W, đây là hội chứng với đường phụ thể hiện trên điện tâm đồ. Nhịp nhanh kịch phát trên thất bao gồm cơn nhịp nhanh tại nút nhĩ thất, cơn nhịp nhanh do đường phụ nhịp nhanh nhĩ. Các trường hợp cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ với đáp ứng thất nhanh. Ngoại tâm thu thất và cuối cùng là nhịp nhanh thất. Tất cả điều đã được điều trị thành công tại Trung tâm tim mạch bệnh viện TƯ Huế
Video đang HOT
Bác sĩ Tô Hưng Thụy (phải) người tham gia điều trị trực tiếp cho rất nhiều bệnh nhân bằng phương pháp đốt điện tâm đồ này
Được biết, cho đến nay Trung tâm tim mạch BV TƯ Huế không chỉ đã đón tiếp và điều trị cho các bệnh nhân tại Miền trung mà đã có các bệnh nhân ở xa đến điều trị như Hà Nội, Bình Phước…
TS Nguyễn Cửu Lợi, Trưởng Khoa Cấp cứu – Can thiệp tim mạch, Trung tâm tim mạch BV TƯ Huế cho biết : “So với hai đầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chi phí vẫn thấp hơn. Nhưng do bệnh nhân đến điều trị đa số là từ các tỉnh Miền Trung có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt. Chúng tôi rất mong có nhiều sự giúp đỡ từ các nguồn tài trợ để có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp này cho những hoàn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em nghèo”.
Theo Dân Trí
Suy nhược cơ thể vì công việc
Quá để tâm đến công việc, thiếu ngủ và thiếu nghỉ ngơi dễ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy nhược cơ thể nơi công sở như: do làm việc cực nhọc, lo lắng thái quá trong công việc, thiếu ngủ và thiếu nghỉ ngơi hay do có một số bệnh lý mãn tính kèm theo như thiếu máu, cảm cúm, hay tiền mãn kinh...Ngoài ra cũng do dùng một vài lại thuốc như kháng histamine Chlorpheniramine, Actifec, Cetirizine...
Cảm giác uể oải không muốn vận động và giảm ham muốn tình dục cũng có thể là các triệu chứng của suy nhược. Với một vài giải pháp dưới đây có thể sẽ giúp chúng ta khắc phục được tình trạng mệt mỏi nơi công sở một cách hiệu quả:
1. Ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng
Ăn: Bữa sáng hết sức quan trọng, đây là thời điểm để cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Tránh ăn dồn quá no vào một vài bữa chính. Ăn nhiều rau giúp não của bạn tiết nhiều Serotonin, là một acid amin giúp bạn phấn chấn. Nên ăn đủ lượng đạm cho cơ thể, nếu thiếu đạm, đặc biệt ở tế bào não sẽ làm cho ta buồn ngủ. Giảm tối đa chất đường và chất béo.
Uống: Làm việc ở phòng có máy lạnh thường giảm nhạy xảm với cảm giác khát nước, nên cần đề phòng thiếu nước. Thiếu nước sẽ làm cho ta mệt mỏi. Hãy uống ít nhất từ 1,5 lít đến 2,5 lít. Sáng dậy uống nước vừa là bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể và vừa là một cách làm sạch dịch thể trong cơ thể. Hạn chế dùng các thuốc kích thích như cà phê, rượu bia hay thuốc lá.
2. Ngủ
Nếu mất ngủ ban đêm hoặc ngủ không đủ thời gian sẽ làm mệt mỏi cho ngày làm việc hôm sau, vì vậy cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm. Hãy tập đi ngủ và thức dậy đúng giờ, nếu sau 45 phút mà vẫn không ngủ được, hãy ngồi dậy đọc sách hoặc làm một việc gì đó, chờ cơn buồn ngủ. Hãy kiên nhẫn sau 2-3 tuần, dần dần nhịp sinh học của bạn sẽ khớp với giờ ngủ.
Tôn trọng giấc ngủ trưa dù 15 hay 20 phút, vì nó hết sức có ý nghĩa, sau 4-5 giờ làm việc, cơ thể giải phóng và có sự ứ đọng đặc biệt là acid lactic trong quá trình chuyển hóa, là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi. Tuy nhiên, tránh ngủ ngày quá nhiều sẽ làm khó ngủ vào ban đêm.
Tôn trọng giấc ngủ trưa dù 15 hay 20 phút, vì nó hết sức có ý nghĩa
3. Duy trì vận động thường xuyên
Từ xưa Aristote đã nhận xét: Không có gì làm cho con người mệt mỏi, suy yếu và phá hủy cơ thể bằng việc không vận động kéo dài. Vì vậy, cần dành thì giờ tập luyện đều đặn hàng ngày theo một chế độ và phương pháp tự chọn phù hợp với sức khỏe và tuổi tác từng người. Nên tập thể dục sau hết giờ giải lao là việc làm hết sức cần thiết. Chơi thể thao sẽ giúp ta thoải mái, tinh thần minh mẫn.
Tiêu chuẩn để vận động là ra mồ hôi hay thời gian 20-30 phút mỗi ngày. Đối với những người có bệnh mỡ cao trong máu hay tiểu đường, nên tập vào chiều hay buổi tối, nghĩa là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày nhằm giảm bớt đi năng lượng dư trong ngày.
4. Phòng làm việc phải thoáng và có đủ ánh sáng
Phòng phải đủ rộng và thông thoáng, đủ ánh sáng. Chú ý việc bố trí máy hút ở vị trí thấp, vì nếu bố trí trên cao sẽ hút nhiều lượng O2 trong phòng, trong khi lượng CO2 do cơ thể thải ra do tỷ trọng nặng hơn O2 nên ở dưới thấp, nếu thiếu O2 sẽ dẫn đến mệt mỏi.
5. Sử dụng máy vi tính
Không nên ngồi máy vi tính một thời gian dài
Ngồi trước máy vi tính kéo dài sẽ làm cho đầu óc căng thẳng và dẫn đến mệt mỏi. Nên bố trí máy vi tính sao cho màn hình tầm nhìn không quá gần hay quá xa, phải đủ sáng, thao tác và vị trí ngồi phải thoải mái tránh gò bó. Sau 30 đến 60 phút làm việc, nên tranh thủ vươn vai hoặc đi lại trong phòng hay ngắm nhìn qua khung cửa sổ, làm như vậy rất tốt cho cơ thể lẫn tinh thần.
6. Làm việc có kế hoạch và phương pháp khoa học
Đây là việc làm hết sức quan trọng vì có kế hoạch trong công tác mới giúp chúng ta làm chủ được mọi thời gian trong công việc, cân bằng giữa công việc và thư giãn, giải trí. Đồng thời cũng là biện pháp giúp ta thoát khỏi mệt mỏi. Tránh để trong một thời gian ngắn mà giải quyết quá nhiều công việc quan trọng, trong cùng một lúc.
7. Một số thuốc hỗ trợ điều trị mệt mỏi
Thường dùng Arcalion 200mg uống 2 viên vào buổi điểm tâm sáng trong vòng 7-10 ngày. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc có tính chất bồi dưỡng cơ thể, có dạng đa sinh tố hay chế phẩm của canxi như: Beroca, Supradin, Multivitamin, Beroca, Supradin, Trivita F, Calcisandoz 500mg, Calcium corbier, Pecaldex, Upsa C 1g, Upsa Ca 1g, Laroscorbin 1g
Những suy nghĩ gây hại sức khỏe Những suy nghĩ tiêu cực rất có hại cho hệ thần kinh và gây ra những ảnh hưởng xấu về mặt thể chất. Hoạt động não bộ diễn ra liên tục trong ngày, kể cả khi con người đi vào giấc ngủ. Mỗi suy nghĩ diễn ra trong đầu đều cần tới rất nhiều hoạt động của các tế bào não và các...