Chùa Khmer lớn nhất miền Tây
Chùa Xiêm Cán ( Bạc Liêu) là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp và lớn nhất Miền Tây.
Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 7 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán mang đậm một dấu ấn kiến trúc Khmer.
Chùa được khởi công xây dựng năm 1887 với diện tích hơn 4.500 m2. Đây là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường, cột trụ biểu, khu mộ tháp. Tất cả đều quay về hướng Đông. Đây là quan niệm của người Khmer khi cho rằng đường tu hành để đạt thành chánh quả của đức Phật đi từ Tây sang Đông.
Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên và lối vào có khá nhiều cây xanh cao to được trồng ngay hàng thẳng lối. Bên trong sân chùa luôn có sư sãi quét dọn.
Quang cảnh thoáng đãng bên trong sân chùa.
Chùa có khắc tượng hình mô phỏng cảnh thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Theo người dân ban đầu chùa có tên gọi là Komphirsakor Prét Chru nghĩa là sông sâu, về sau đổi thành Xiêm Cán mang nghĩa là “giáp nước”, ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển.
Khuôn viên chùa có hàng chục tượng phật lớn nhỏ, nhiều kích cỡ, diễn tả các thời kỳ hóa thân của Phật.
Chánh điện chùa hình chữ nhật, được xây dựng ngay giữa khuôn viên theo ba cấp nền cao 4 m và 18 bậc thang để đi lên. Lối vào chánh điện có tượng hình đôi kỳ lân lớn, bên cạnh là những hoa văn được trạm trổ tinh xảo.
Không gian bên trong chánh điện được trang trí nhiều bích họa, phù điêu kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả.
Video đang HOT
Giữa chánh điện là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 m và được chia thành nhiều bậc thờ tượng Phật Thích Ca.
Nhiều chi tiết trong chánh điện được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc mang đậm dấu ấn nhà Phật.
Chùa Xiêm Cán có kiến trúc độc đáo, và là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Ở Nam Bộ, chùa ngôi chùa được xem là một trong những biểu tượng cho lối kiến trúc – văn hóa đặc sắc của người Khmer.
Chùa hiện duy trì việc tổ chức lớp học văn hóa Khmer, triết lý nhà phật đến các vị sư sãi trẻ tuổi. Đại bộ phận người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, nên chùa chiền là sợi dây vô hình nối kết với đồng bào và bổ sung cho nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Theo phong tục, thiếu niên Khmer từ 12 tuổi trở lên mới được phép tu học tại các chùa.
Một góc không gian sinh hoạt của các vị sư sãi trẻ tuổi trong chùa. Chùa Xiêm Cán được coi là nơi giữ gìn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.
Người Khmer quan niệm thanh niên tu học đến bậc Sa di là để đền ơn cha, đến bậc Tỳ khưu là để đền ơn mẹ. Có người học nhiều hơn để nâng cao thêm trình độ cốt yếu là tu để tu tâm, dưỡng tánh, tích thiện.
Cổng chùa về đêm. Hiện tại, chùa Xiêm Cán là một trong những điểm đến thu hút du khách. Trên đường đến chùa, du khách có thể ghé thăm một số điểm tham quan nổi tiếng của Bạc Liêu gần đó như cánh đồng điện gió, vườn nhãn cổ, vườn xoài cổ…
Du lịch miền Tây xứ Thanh: Dòng suối ngầm và đàn "cá thần" linh thiêng
Bên chân núi Trường Sinh có một dòng suối ngầm chảy mãi không bao giờ cạn.
Dòng nước mát trong chảy ngầm từ lòng núi suốt nhiều năm với đàn 'cá thần' linh thiêng đã tạo nên một danh thắng độc nhất vô nhị ở xứ Thanh. Đó là suối cá thần Cẩm Lương.
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm TP Thanh Hóa 80 km về phía Tây Bắc. Năm 2019, nơi đây được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh.
Nơi đây có những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ.
Đàn cá ở suối có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg
Theo người dân địa phương, loài cá sinh sống tại đây có tên gọi là cá Dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam).
Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Điều đặc biệt, hàng ngàn con cá sinh sống dày đặc như vậy, nhưng nước suối ở đây không có mùi tanh.
Cá thần Cẩm Lương có hình thù và màu sắc lạ. Trên thân cá có màu đỏ, xanh, hồng, đặc biệt là vảy rồng, đầu giống đầu rắn. Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp.
Đến với suối cá Cẩm Lương, du khách không chỉ ngắm đàn cá thần mà còn được hòa mình vào cảnh quan, khí hậu mát mẻ của vùng nhiệt đới thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các đặc sản của vùng đồng bào thiểu số và các mặt hàng từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Đặc sản cơm lam ngon nức tiếng của người Thái là một trong những sản phẩm được nhiều du khách thích thú mua về làm quà mỗi khi về tham quan suối cá Thần.
Hay những nhánh lan rừng đẹp hút hồn du khách.
Về suối cá thần Cẩm Lương, du khách còn có dịp thưởng thức những sản vật từ núi rừng, những sản phẩm mà bà con dân tộc Thái, Mường nơi đây cần cù làm ra như hành tăm, nếp cẩm, nấm linh chi, mộc nhĩ rừng...
Khu du lịch suối cá thần Cẩm Lương mở cửa tất cả các ngày trong năm.
Để đến với suối cá Cẩm Lương, du khách sẽ phải đi qua cầu treo làng Ngọc. Dự kiến, trong thời gian tới, cây cầu cứng nối từ trục đường 217 vào khu du lịch sẽ tạo một bước đột phá mới, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về đây tham quan, thưởng ngoạn.
Tuấn Kiệt - Hoàng Đông
Tin liên quan:
Đền Ngốc - ngôi đền thiêng bên dòng Mã Giang hùng vĩ
Trong diễn trình lịch sử giữa Đại Việt và Chăm pa từng diễn ra và để lại những dấu ấn sâu đậm. Theo sách Thanh Hóa chư thần lục do Quốc sở quán triều Nguyễn soạn thì tỉnh Thanh Hóa có không ít các bà hoàng, thái hậu, công chúa người Chăm được phụng thờ. Qua khảo sát, ở miền xuôi có đền thờ Liệt nữ Mỹ Nương ở xã Diên Hy nay là xã Định Hưng, huyện Yên Định.
Dọc miền lễ hội xứ Thanh
Xứ Thanh là vùng đất phong phú lễ hội, với hàng trăm lễ hội lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, dân gian truyền thống diễn ra suốt "xuân thu nhị kỳ". Lễ hội đã nuôi dưỡng trong lòng nó nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp và góp phần "dệt" nên bức tranh văn hóa xứ Thanh đa dạng, muôn màu và giàu bản sắc. Để rồi, không gian văn hóa xứ Thanh đã có sự hòa quyện nhuần nhụy vào "phông" văn hóa dân tộc, để làm phong phú, đủ đầy thêm cho kho tàng di sản ấy...
Đa dạng sắc màu văn hóa - du lịch miền di sản
Được vun đắp trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài, các vỉa tầng văn hóa lấp lánh đã biến đất Vĩnh Lộc thành một miền di sản giàu giá trị.
Hang cá thần Văn Nho - Thắng cảnh ẩn mình giữa non cao
Cách trung tâm xã Văn Nho chưa đầy 10km, hang cá thần Văn Nho được xem là một trong những thắng cảnh nổi bật nhất của huyện Bá Thước. Vẻ đẹp thiên nhiên, dấu ấn lịch sử cùng những giai thoại truyền đời xung quanh hang cá này hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Huyện Quan Sơn phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống
Huyện Quan Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh, nơi có cảnh quan hùng vĩ, núi non trùng điệp, nhiều danh thắng lung linh sắc màu huyền thoại. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây, chính là điều kiện thuận lợi để huyện khai thác, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Về miền Tây giữa mùa dâu chín Hàng năm, khi trong vùng vừa xuất hiện vài trận mưa chuyển mùa cũng là thời điểm dâu bòn bon, dâu xanh vào mùa trái chín. Những vườn dâu chín vàng rực tại nhiều khu vườn ở tỉnh Hậu Giang. Đây là giống dâu bòn bon, trái tròn và có màu vàng sậm rất đẹp mắt. Vườn dâu cao sản Thiên Ân ở...