Chưa kê khai tài sản tại nơi cư trú
Sáng qua (23-11), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN-sửa đổi), Nghị quyết về công tác tư pháp và Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Với 94,98% đại biểu tán thành, Luật PCTN (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-2-2013. Tiếp thu ý kiến thảo luận của các ĐBQH trước đó, UBTVQH đã giải trình lần cuối trước khi luật được biểu quyết thông qua, về một số nội dung như: Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về PCTN; đề xuất lập cơ quan chống tham nhũng độc lập; vấn đề công khai minh bạch tài sản, thu nhập… Theo đó, UBTVQH tán thành việc thành lập BCĐ Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Tổ chức bộ máy và hoạt động của BCĐ sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong Luật PCTN. Về đề xuất lập cơ quan chống tham nhũng độc lập, trực thuộc Quốc hội hoặc Chủ tịch nước là vấn đề được các ĐBQH và cử tri quan tâm, nhưng liên quan tới quy định của Hiến pháp và luật khác, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nên UBTVQH đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản toàn diện Luật PCTN.
Vấn đề công khai minh bạch tài sản thu nhập cũng là một nội dung được quan tâm trong Luật PCTN. Về phạm vi đối tượng kê khai tài sản, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị giữ như luật hiện hành và quy định rõ hơn về xác minh tài sản, thu nhập để khắc phục tính hình thức của biện pháp phòng ngừa này. Ngoài ra cũng có ý kiến đề xuất mở rộng đối tượng kê khai tài sản đến bố mẹ, con cái đã thành niên, anh, chị em ruột… của người có nghĩa vụ kê khai. UBTVQH cho rằng, phạm vi đối tượng kê khai tài sản phải phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, do đó đề nghị Quốc hội giữ nguyên phạm vi kê khai như luật hiện hành. Bởi trong trường hợp bố mẹ, con, anh chị em ruột đã thành niên là cán bộ, công chức, viên chức thì họ đã phải kê khai theo quy định. Còn trường hợp họ không phải là công chức, viên chức, theo quy định của pháp luật, họ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình, kể cả việc kê khai hay không. Do đó luật không bổ sung đối tượng này. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tham nhũng thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể điều tra những người liên quan, kể cả người thân của cán bộ, công chức, viên chức mà không nhất thiết phải kê khai.
Về vấn đề công khai bản kê tài sản, thu nhập, nhiều ý kiến ĐBQH tán thành chỉ công khai bản kê khai tài sản tại nơi làm việc, công tác và chưa công khai tại nơi cư trú. Nhưng cũng còn ý kiến đề nghị công khai tại cả nơi công tác và cư trú để tạo điều kiện cho việc giám sát, phát hiện tham nhũng. UBTVQH nhận thấy đây là vấn đề mới nên cần có bước đi thận trọng sao cho phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý. Dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm. Về vấn đề này sẽ giao cho Chính phủ quy định cụ thể về mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu, trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình. Dự thảo luật cũng giữ nguyên quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Trước đó, 90,16% ĐBQH đã tán thành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến cuối năm 2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, báo cáo Quốc hội. Trong quá trình tiếp tục thí điểm, đề nghị Chính phủ tập trung các biện pháp xây dựng thể chế và chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhằm bảo đảm đúng định hướng của việc thí điểm và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian thí điểm vừa qua. Ngoài ra, Nghị quyết về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân, công tác thi hành án do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày cũng được thông qua với 96,39% đại biểu tán thành.
Theo ANTD
Video đang HOT
Tổng Bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng
Ban chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước trong công tác đấu tranh PCTN...
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý lần cuối dự thảo luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi trước khi đưa ra Quốc hội để biểu quyết, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, kết quả thảo luận cho thấy, hầu hết các đại biểu tán thành không quy định về Ban chỉ đạo TƯ về PCTN trong luật. Ghi nhận ý kiến này, UB Thường vụ tán thành việc lập Ban chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước trong công tác đấu tranh PCTN và tổ chức. Hoạt động của Ban Chỉ đạo được quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong luật. Theo đó, Quốc hội, UB Thường vụ QH, Chủ tịch nước, TAND tối cao, VKSND tối cao... đều có quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc tổ chức PCTN.
Về kiến nghị thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập trực thuộc Quốc hội hoặc Chủ tịch nước, ông Hiện nhận định, đây là vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm, Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đổi mới quan trọng có liên quan tới quy định của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đòi hỏi phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, sâu sắc, nghiên cứu đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
Gần 95% đại biểu tán thành thông qua luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi
Vì vậy, UB Thường vụ QH thống nhất chưa đưa nội dung này vào luật, PCTN, chỉ đề xuất giao cho Chính phủ nghiên cứu phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản toàn diện Luật PCTN trong thời gian tới.
Về đề nghị thành lập cơ quan điều tra độc lập có một số thẩm quyền điều tra đặc biệt, UB Quốc hội cũng cho rằng, pháp luật hiện hành cũng quy định việc Quốc hội có thể thành lập ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định khi thấy cần thiết. Do đó, trước mắt chưa bổ sung vào luật PCTN nội dung này.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nội dung này không được chọn để đưa ra Quốc hội biểu quyết trong phần thông qua luật.
Nội dung về việc mở rộng phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập với tất cả các Đảng viên (trừ người đã nghỉ hưu), đến cả người thân (như cha mẹ, con đã thành niên, anh chị em ruột...) của người có chức vụ, quyền hạn, người có nghĩa vụ phải kê khai, ông Hiện cho rằng, việc xác định phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai, minh bạch tài sản phải phù hợp với thực tiễn, năng lực quản lý và kiểm soát hiện nay của Nhà nước mới bảo đảm tính khả thi.
Trong điều kiện Nhà nước chưa kiểm soát được thu nhập, tài sản của mọi đối tượng trong xã hội, ông Hiện đề nghị giữ phạm vi cán bộ có nghĩa vụ kê khai tài sản như luật hiện hành để tập trung làm cho thật tốt. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tổng kết, nghiên cứu để mở rộng diện phải kê khai khi sửa đổi cơ bản, toàn diện luật này.
Việc mở rộng diện kê khai với người thân của cán bộ cũng được nhận định khó khả thi, sẽ dẫn tới việc mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật Lao động... vì trường hợp bố mẹ, con, anh chị em ruột đã thành niên là cán bộ, công chức, viên chức thì họ đã phải kê khai theo quy định. Còn trường hợp họ không phải là công chức, viên chức, theo quy định của pháp luật hiện hành họ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình, kể cả việc họ có kê khai hay không kê khai.
Với lý do đó, UB Thường vụ QH cũng không bổ sung nội dung này vào luật. Cơ quan tiếp thu lập luận, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tham nhũng thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể điều tra những người liên quan, kể cả người thân của cán bộ, công chức, viên chức mà không nhất thiết phải kê khai.
Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi làm việc và cư trú của cán bộ, UB Thường vụ cũng lý giải, đây là vấn đề mới nên cần có bước đi thận trọng, nghiên cứu kỹ, toàn diện về nhiều mặt, phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý, kiểm soát thu nhập hiện nay. Vì vậy, vấn đề công khai tại nơi cư trú được để lại đến khi sửa đổi toàn diện luật.
Các nội dung này cũng không được đưa ra lấy phiếu biểu quyết của đại biểu Quốc hội.
Về nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm UB Thường vụ QH tán thành quy định trong luật nhưng các quy định cụ thể về mức giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu, trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình... giao Chính phủ quy định trong một văn bản dưới luật.
Nội dung này nhận được sự ủng hộ của hơn 90% đại biểu, chỉ 6 người ấn nút không thông qua.
Nội dung kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Chủ nhiệm UB Tư pháp xác nhận, đây là vấn đề quan trọng của công tác PCTN. Nhiều quốc gia đã ban hành đạo luật riêng về kiểm soát thu nhập của mọi đối tượng trong xã hội, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến nhiều thể chế, chính sách và quy định trong hệ thống pháp luật, cần phải có thời gian nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng về mọi mặt. Vì vậy, cơ quan tiếp thu đề nghị giữ như quy định của luật PCTN hiện hành về vấn đề này.
Biểu quyết thông qua toàn bộ nội dung luật PCTN sửa đổi, xấp xỉ 95% đại biểu tán thành thông qua, chỉ 4 người bỏ "phiếu chống" (chiếm 8%).
Luật chính thức có hiệu lực từ 1/2/2013.
Theo Dantri
"Công chức mách nhau khai vống tài sản để lúc tăng thêm là... vừa!" "Chưa thấy ai bị xử lý khi kê khai sai nên công chức còn mách nhau khai vống lên đến lúc tài sản gia tăng thêm là vừa. Chỉ tài sản tăng thêm mới có vấn đề, chưa ai đề cập gì khi tài sản bị giảm đi", đại biểu Bùi Sỹ Cương nói. Tiếp tục phiên thảo luận về dự thảo luật...