Chùa Hương đông nghẹt, du khách đi đò không áo phao
Lễ hội chùa Hương năm nay lượng khách tăng đột biết, các con đò luôn trong tình trạng tấp nập. Tuy nhiên hầu hết không có áo phao trang bị cho du khách.
Hôm nay 13/2 (tức Mùng 6 tháng Giêng năm Bính Thân 2016) lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn – huyện Mỹ Đức – Hà Nội) đã chính thức khai hội.
Theo ghi nhận, lượng khách đổ về chảy hội chùa Hương năm nay khá đông. Từ hôm qua (ngày mùng 5 Tết) ước tính đã có hàng vạn du khách đổ về đây.
Lượng người hành hương về chùa hương đông nghịt.
Các khu vực Bến đò suối Yến đi vào bến Thiên Trù luôn đông nghịt người. Dòng người xếp hàng dài chờ cáp treo, chen chân trên các lối đi lên chùa tấp nập từ lúc 2h sáng.
Đáng chú ý, tại các đò chở du khách hầu hết không có áo phao cứu sinh. Tuy nhiên, những con đò này vẫn đầy ắp du khách. Theo nhiều du khách, tình trạng này diễn ra từ nhiều năm nay.
Đúng 9h, lễ hội chùa Hương chính thức khai mạc. Ông Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, Trưởng ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương đọc diễn văn khai hội chùa Hương xuân Bính Thân năm 2016. Sau diễn văn khai mạc, Đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương phát biểu, đánh trống khai hội…
Đại diện Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, lượng khách năm nay đổ về chùa Hương tăng cao đột biến so với các năm trước. Theo BQL di tích: Ngay từ ngày 29 Tết, lượng khách đến với lễ hội đã rất đông. Ngày mùng 3 Tết – ngày đầu mở bán vé tham quan thắng cảnh, lượng bán ra đã là hơn 40.000 vé.
Video đang HOT
Con đò chở đầy ắp du khách nhưng không trang bị 1 chiếc áo phao.
Hơn 300 gian hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát đã được sắp xếp thông thoáng, đúng sơ đồ, vị trí. Các chủ hàng ăn uống đều được tập huấn, cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện tượng các gian hàng treo móc thịt thú rừng phản cảm được phản ánh từ những năm trước đã được xử lý triệt để trong năm 2015, không để tái diễn trong mùa lễ hội Tết Bính Thân…
Ngoài ra để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm nay, ban tổ chức đã phối hợp cùng bà con nhân dân xã Hương Sơn, chuẩn bị 4.395 đò, tổ chức tập huấn bảo đảm an toàn, phục vụ du khách tốt nhất. Năm nay cũng là năm đầu tiên tổ chức xe buýt trợ giá từ Hà Nội về xã Hương Sơn, phủ sóng wifi suốt hành trình thăm động.
Công an huyện Mỹ Đức cho biết: Ngày mùng 4 tết BTC đã triển khai, quán triệt toàn bộ các lực lượng về nhiệm vụ bảo vệ an toàn trước, trong và sau lễ hội, đặc biệt là vấn đề giao thông phải thông suốt.
Theo đó, lực lượng cảnh sát huyện Mỹ Đức đã tổ chức phân luồng từ 2 giờ sáng để các phương tiện đi lại đúng tuyến, không để ùn ứ, ách tắc giao thông…
Đường dây nóng cũng được thiết lập, các đơn vị đã tổ chức 17 tổ tuần tra có sự phối hợp của công an huyện và công an TP Hà Nội, phản ứng nhanh, kịp thời khi phát hiện thông tin sai phạm, ép giá, ép khách, tranh giành, dẫn khách trốn lậu vé, đòi tiền bồi dưỡng của khách, tự tiện tăng giá vé trông giữ ô tô, xe máy…
Trong dịp lễ hội, đoàn viên thanh niên huyện Mỹ Đức cũng tích cực tham gia tình nguyện, hướng du khách. Anh Nguyễn Văn Chức, Bí thư đoàn TN xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức cho biết, đội TNTN của xã có 30 đoàn viên, chia làm 5 điểm từ cổng bán vé đò vào đến chùa Thiên Trù.
Một số hình ảnh ghi nhận:
Đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương phát biểu khai hội.
Các con đò ngược xuôi trong tình trạng đông nghẹt nhưng không có áo phao cứu sinh.
Khu vực bến đò chùa Hương.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Lễ hội chùa Hương 2016: Khách đi theo tour không bị "xin" tiền đò
Sáng 18-1, UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tổ chức họp báo về công tác quản lý Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2016 với nhiều vấn đề "nóng" được đưa ra thảo luận. Đến dự có ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hoạt, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức.
Năm nay, lễ hội chùa Hương sẽ chính thức khai hội ngày 13-2 tức ngày 6 tháng Giêng năm Bính Thân, với chủ đề "Lễ hội kỷ cương - Văn minh du lịch". Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng Ban quản lý Di tích, Phó Trưởng BTC lễ hội chùa Hương 2016 cho biết, công tác khảo sát, quy hoạch các mặt bằng kinh doanh dịch vụ đã được duyệt xong trước ngày 22-12-2015. Trong đó, tuyệt đối không bố trí các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp, vực sâu không an toàn, khu vực sân của nhà thường trực BTC tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích, khu vực sân cổng động Hương Tích. Việc quảng cáo, tổ chức dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội cũng bị cấm. Hiện tượng các gian hàng treo móc thịt phản cảm được phản ánh từ những năm trước cũng đã được xử lý triệt để trong năm 2015. Theo ông Nguyễn Văn Hoạt, sẽ có 318 gian hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát trong khu vực danh thắng chùa Hương.
Về vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, ông Nguyễn Chí Thanh cho biết, công an huyện Mỹ Đức phối hợp với các tổ công tác tổ chức phân luồng giao thông, có thể tạm dừng vận chuyển khách bằng cáp treo trong những ngày đông khách. Cụ thể tuyến đường từ nhà điều hành bến Yến đi đền Trình Ngũ Nhạc, cấm ô tô, xe máy lưu thông; cấm xe công nông, xe lam hoạt động trên các tuyến đường bộ, xuồng, đò có máy động cơ không có giấy phép không được hoạt động trên các tuyến suối. Về tình trạng "xe ôm" đeo bám khách trên các tuyến đường, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng BTC lễ hội chùa Hương năm 2016 thừa nhận là mặc dù đã có sự vào cuộc của lực lượng Công an, nhưng tình trạng trên vẫn chưa được xử lý triệt để. Công an huyện sẽ phối hợp với lực lượng BTC kiểm tra, quản lý chặt chẽ vé thắng cảnh, xử lý nghiêm những trường hợp tranh giành, dẫn khách trốn lậu vé.
Năm 2015 đã có khoảng 1,4 triệu lượt khách đến với lễ hội chùa Hương
Trả lời về việc có tình trạng khách đi đò bị xin thêm tiền hay không, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng BTC lễ hội chùa Hương năm 2016 khẳng định, khách đi chùa Hương thường là đi tour, có lịch trình sẵn nên sẽ không xảy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, ông Hậu cho biết, hiện các đò ở khu vực chùa Hương, đò nhỏ nhất chở 6 người, nhưng du khách có những người đi ít hơn 2 người, 3 người thì "nên" có phụ tải thêm. Trong dịp lễ hội, sẽ có khoảng gần 4.400 phương tiện đò được đưa vào phục vụ du khách. Cùng với đó là 11 ca nô của BTC được phép hoạt động trong khu vực suối Yến. Theo ông Nguyễn Văn Hậu, BTC đã cho dựng gần 30 biển báo thông báo rõ ràng giá vé thắng cảnh, giá vé đò... cho du khách. Trong đó, giá vé đò là 35.000 đồng/người, giá vé thắng cảnh là 50.000 đồng/người, giá vé cáp treo khứ hồi là 140.000 đồng/người.
Ông Nguyễn Văn Hoạt tiết lộ, điểm mới của lễ hội năm nay đó là sẽ có một tuyến xe buýt được trợ giá đi chùa Hương. Ngoài ra, BTC cũng bố trí phủ sóng wifi miễn phí cho du khách trong dịp lễ hội.
Công trình lạ chỉ là nhà trọ
Trả lời về công trình lạ có tên "Hương Nghiêm pháp đường" được xây dựng trong khuôn viên di tích chùa Hương, ông Nguyễn Văn Hậu khẳng định đây là nhà trọ của công ty du lịch Hà Tây và công ty thắng cảnh Hương Sơn trước năm 2000. Công trình sau đó xuống cấp và năm 2011 được kiến nghị tu sửa thành khu vực nhà khách - nơi nghỉ ngơi cho các vị sư, tăng ni... Tuy nhiên, lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức cũng không cho biết hướng xử lý đối với công trình trái phép này. Về những hiện vật lạ bị cho là xa rời kiến trúc truyền thống tại công trình này, ông Hậu cho biết sẽ có phương án chỉnh sửa một số linh vật trước Tết. Hình đầu rồng - được cho là ống thoát nước ở một số vị trí lan can, mái sẽ được sửa thành hình cá chép còn các tháp đá ở tiền sảnh sẽ được bỏ đi thay bằng các chậu cây...
Đầu rồng bị cho là đi ngược với kiến trúc truyền thống sẽ được chỉnh sửa
Theo_An ninh thủ đô
Một mùa lễ hội: Chùa Hương thu 700 tỷ Tại cuộc họp chuẩn bị cho lễ hội chùa Hương hôm qua (11/1), lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức đã tiết lộ số tiền giao dịch "khổng lồ" mỗi mùa lễ hội, nhưng cũng cho rằng "số tiền thu về cho ngân sách rất khiêm tốn". Lễ hội chùa Hương dù vài năm gần đây được tổ chức khá tốt nhưng còn không...