Chữa ho, giảm đau cho trẻ sơ sinh với lá hẹ
Lá hẹ không chỉ được biết đến là thực phẩm hàng ngày mà còn có rất nhiều công dụng trong việc điều trị một số bệnh. Nếu bé nhà bạn mắc một số bệnh dưới đây khi trời trở lạnh, hãy dùng là lá hẹ như một vị thuốc để trị bệnh, rất hiệu quả đấy.
Ngoài là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn, lá hẹ còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Khi trời trở lạnh, trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh như ho, viêm họng. Nếu các mẹ không biết cách điều trị kịp thời, chúng sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, các mẹ nên sử dụng những cách chữa trị dân gian như sử dụng lá hẹ để điều trị ho dứt điểm.
Xoa dịu cơn đau họng với lá hẹ, chanh, nghệ
Cách làm: Chuẩn bị 10g lá hẹ, 20g nghệ tươi, 1 quả chanh tươi, vài viên đường phèn nhỏ. Rửa sạch lá hẹ để ráo nước cắt ngắn. Nghệ vàng gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ. Chanh rửa sạch và xắt thành từng lát mỏng. Cho các nguyên liệu vào chung chén nhỏ, trộn thêm đường phèn rồi cho vào nồi hấp cách thủy 30 phút. Mẹ chắt nước cho bé uống ngày 2 -3 lần. Mỗi lần 5ml.
Trị ho với lá hẹ và đường phèn
Lá hẹ và đường phèn bài thuốc được sử dụng rất phổ biến, vì với đường phèn có thể dùng được cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Cách dùng lá hẹ chữa ho cho trẻ sơ sinh cùng đường phèn rất đơn giản, chỉ cần chọn lấy một nắm lá hẹ tươi với độ già vừa phải, sau đó rửa sạch toàn bộ rồi để cho ráo nước, cắt nhỏ, bỏ toàn bộ lá hẹ vào trong bát, cùng với đó cho vào trong bát một lượng đường phèn vừa đủ và hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ trong bát mềm và đường phèn tan hoàn toàn.
Giảm đau khi bé moc răng ới nước ép lá hẹ
Video đang HOT
Cách làm: Mẹ mua lá hẹ tươi về rửa sạch, cắt ngắn, xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt vào một chiếc chén sạch. Sau đó, dùng gạc hoặc bông thấm nước lá hẹ, xoa nhẹ lên vùng nướu của bé vài lần.
Lưu ý: Mẹ nên rửa sạch tay trước khi thực hiện phương pháp này. Thời điểm thích hợp nhất là sau khi cho bé bú từ 30 phút trở lên.
Lá hẹ trị tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh thường dễ bị tưa lưỡi (nấm). Mẹ hãy dùng lá hẹ để rơ miệng cho bé phòng tưa lưỡi cũng là một trong những tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh.
Cách làm: Lấy 10 lá hẹ giã nát, chắt lấy nước cốt. Pha với một chút nước ấm. Sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút hoặc trước khi bé bú, mẹ rửa tay sạch, xỏ gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ chấm vào nước lá hẹ rơ rồi rơ lên vùng nướu và lưỡi của con. Chỉ làm vài lần, các nốt nấm sẽ biến mất.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ nên và không nên cho trẻ ăn gì khi bị ho?
Khi trẻ bị ho, các mẹ nên cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ. Nếu không, tình trạng ho của trẻ sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng và không nên dùng khi trẻ bị ho.
Khi trẻ bị ho, chế độ dinh dưỡng cần được các mẹ quan tâm hơn nhiều so với bình thường. Bên cạnh việc cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ, các mẹ nên chú ý lựa chọn những loại thực phẩm giúp hỗ trợ và điều trị ho một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Những loại thực phẩm trẻ không nên ăn
Thực phẩm ướp lạnh
Khi bị ho không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
Đồ ăn cay nóng
Không nên sử dụng các đồ ăn lạnh mà chưa được làm nóng lại, bởi khi ăn đồ lạnh sẽ khiến chứng ho ngày càng nặng thêm.
Các món cay nóng như ớt, gừng, xả, mù tạt... có thể gây rát họng, đau họng khiến bệnh viêm họng ngày càng nặng thêm.
Hải sản
Nếu ăncá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.
Vỏ quýt
Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn
Đồ chiên rán
Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi
Những thực phẩm giúp giảm ho hữu hiệu
- Cháo tía tô: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 - 5 ngày.
- Các loại nước ép trái cây, rau củ quả, canh, trái cây họ nhà cam, bưởi ... Thường chứa một hàm lượng vitamin A, C, B rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại với tác nhân gây bệnh, mà còn giúp làm dịu cơn đau do ho gây ra rất tốt.
Theo www.phunutoday.vn
Hỗn hợp chữa ho, trừ đờm hiệu quả gấp 5 lần siro mà không chứa hoá chất độc hại Vừa rẻ tiền, không chứa hóa chất độc hại, hỗn hợp nước ép dứa chữa ho hiệu quả gấp hơn 5 lần so với sirô ho. Một cốc nước ép dứa cung cấp đủ 50% hàm lượng vitaminc C mà cơ thể cần mỗi ngày. Loại vitamin này có tác dụng giúp các enzym quan trọng trong cơ thể hoạt động để điều...