Chữa ho đơn giản như thế nào?
Hãy uống nhiều nước vì nước sẽ giúp bạn lọc các chất thải tích lũy từ bên trong
1. Dinh dưỡng hợp lý
Khi bị ho, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein, vitamin A cao. Không nên ăn các thực phẩm quá béo hoặc quá ngọt. Bạn có thể sử dụng những loại quả dưới đây để chữa ho cho mình.
Lê: Lê vị chua ngọt, có tác dụng làm thanh khiết phổi, dưỡng khí. Canh được nấu từ lê có tác dụng rất tốt cho bạn.
Quất: Quất tính ôn, vị ngọt, giúp tiêu đờm. Ngậm quất muối là lựa chọn tốt cho bạn để trị ho một cách nhanh chóng.
Quả óc chó: Óc chó có công dụng tốt với những người bị ho nặng hay hen suyễn
Ô liu: Ô liu có tác dụng tốt với phổi, thuận khí, tiêu đờm
Sử dụng mật ong cũng giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại được các vi sinh vật gây nên mầm mống của bệnh, người bị ho dễ phục hồi nhờ lượng gluco và fructose tự nhiên có trong mật ong. Các bài thuốc đơn giản cho bạn là ngậm gừng hấp cách thủy với mật ong, uống mật ong nước cốt chanh…
Ngoài ra, bữa ăn của bạn nên có nhiều rau xanh (như rau bi-na, rau ngót, rau muống…) và các món ăn nên được xào nấu với tỏi, hạt tiêu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: internet
2. Uống nhiều nước
Hãy uống nhiều nước vì nước sẽ giúp bạn lọc các chất thải tích lũy từ bên trong. Nước cam và trà gừng là hai loại đồ uống đặc biệt tốt cho bạn lúc này.
3. Thường xuyên luyện tập và nghỉ ngơi
Thường xuyên luyện tập thể thao và có chế độ ngủ nghỉ hợp lý là cách để khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường, đồng thời bạn đừng quên cho mình thời gian giải trí ngoài trời để bớt căng thẳng nhé, điều này sẽ làm sức khỏe của bạn tốt lên trông thấy đấy.
4. Sử dụng thuốc ho hợp lý
Bạn có thể sử dụng các loại viên ngậm hoặc thuốc ho thông thường. Tuy nhiên khi các triệu chứng ho ngày một nặng lên, bạn hãy tới các cơ sở y tế để được điều trị nhé.
Theo Thanhnien
Xuyên bối tỳ bà cao - 300 năm phương thuốc tốt trị ho
Hơn 300 năm trước, vào triều đại nhà Thanh Trung Hoa, dân gian còn truyền nhau câu chuyện cảm động về một vị quan đã hết lòng tìm cách chữa bệnh cho mẹ.
Một lần, phụ mẫu ông mắc chứng bệnh lạ. Bà ho dòng dã ngày này tháng khác mà không khỏi, mặc cho vị quan vời biết bao danh y, tìm kiếm biết bao phương thuốc quý. Bà lão mỗi ngày một gầy yếu, xanh xao, tính mệnh chỉ như ngọn đèn dầu trước gió. Thương mẹ, vị quan khóc lóc thảm thiết, tự trách mình đã bất lực trước cảnh nguy nan.
Tấm lòng hiếu thảo của vị quan huyện nức tiếng gần xa và đã truyền đến tai một vị thần y ở vùng núi cao nọ. Ông mai danh ẩn tích đã lâu, quanh năm làm thuốc cứu người. Nay nghe tin về một vị quan thanh liêm, chính trực lại hiếu thuận với cha mẹ, ông cảm kích vô cùng, tự tìm đến mong được cứu giúp. Vị thần y đã dùng 15 loại thảo mộc thu hái từ vùng núi cao ông sinh sống, sắc thành cao cho bà lão uống. Bà lão kiên trì uống thuốc. Quả nhiên khỏi bệnh, da dẻ hồng hào, tươi nhuận. Bà và con trai vô cùng mừng rỡ, cảm phục tài năng và ơn cứu mạng của thần y. Về phần mình, vị thần y xem việc cứu người như niềm vui của mình.
Bài thuốc mà vị thần y này sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác. Sau đó, đã được lưu truyền khắp dân gian để trị ho, cứu chữa cho không biết bao người. Bài thuốc được lưu truyền qua hàng trăm năm lịch sử. Khi KHKT phát triển, bài thuốc khẳng định thêm công dụng qua các nghiên cứu y học hiện đại. Do vậy, được đưa vào Dược điển, trở thành bài thuốc chính thống. Từ đó làm cơ sở cho nhiều công ty dược phát triển thành các sản phẩm thuốc trị ho phục vụ nhân dân.
Sự kết hợp các thảo mộc trong phương Xuyên bối tỳ bà cao
Xuyên bối tỳ bà cao kết hợp 15 vị thảo mộc, theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền, trên cơ sở những hiểu biết về học thuyết âm dương, ngũ hành và phép biện chứng luận trị vô cùng sâu sắc. Nói cách khác, 15 vị thảo mộc, mỗi vị đều có một tác dụng riêng, nhưng khi phối hợp với nhau thì cùng hiệp đồng tác dụng, hỗ trợ nhau, để làm mạnh công năng chính của bài thuốc. Đó là trừ ho, bổ phế, hóa đàm. Đồng thời, kiềm chế được những tác dụng bất lợi, mang lại sự an toàn cho người bệnh.
Nếu xét theo thứ tự chính yếu trong bài thuốc, có thể xem bố cục bài thuốc như thứ bậc quan trọng trong triều đình, gọi là Quân - Thần - Tá - Sứ, giúp việc trị bệnh cũng như trị nước có tôn ti, trật tự, có sự gánh vác, bổ trợ lẫn nhau, mang lại hiệu quả như mong đợi.
Xuyên bối mẫu là vị thuốc được nhắc đến đầu tiên trong tên của bài thuốc, có dược tính mạnh, đóng vai trò chính yếu nhất, gọi là vị Quân, tương tự như Vua của triều đình. Vị này đắng, tính bình, dưỡng âm, thanh phế, làm tan được đờm tụ, trừ được nhiệt độc, hóa đàm, chỉ khái, trị được các chứng phế ung, phế suy, ho lâu ngày, đờm đặc tanh hôi...
Bổ trợ cho Vua (Quân) là các vị Thần, có dược tính tương đối mạnh. Như Tỳ bà diệp, Sa sâm vị hơi đắng, tính bình, giúp thanh phế, hóa đàm, chỉ khái. Cát cánh, bán hạ vị cay, tính ấm, giúp hóa đàm, trục đàm công hiệu.
Các vị Tá, mỗi vị một vai trò riêng, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc trị bệnh của Quân và Thần cũng như của toàn bài thuốc như: Phục linh và Ngũ vị tử bồi bổ tỳ vị, là các tạng sinh đờm. Điều hóa hoạt động của tỳ vị sẽ hạn chế được đờm tích tụ tại phế, giúp nhuận phế, hóa đàm. Phục linh còn là vị thuốc lợi thủy, thẩm thấp, nhờ bổ thận âm mà chữa được chứng phế âm hư, tránh được nguy cơ trào nhiệt gây ho khan, phù hợp quan điểm thận thông thì phế thông.
Một số vị thuốc có hoạt tính kháng khuẩn, bảo vệ đường hô hấp khỏi viêm nhiễm như trần bì, gừng tươi, bạc hà. Trong đó, trần bì có thêm tác dụng hóa đàm, gừng tươi tính ấm giúp điều hòa tính vị, và bạc hà có vị cay mát, dễ chịu. Qua lâu nhân chứa nhiều chất dầu, giúp nhuận tràng, thông táo, giúp khí ở đại tràng lưu thông, tránh được khí nghịch lên mà gây thành ho. Viễn chí kích thích nhẹ niêm mạc hầu họng, bài tiết niêm dịch, giúp long đờm rất tốt. Khổ hạnh nhân lại trấn tĩnh nhẹ trung khu hô hấp giúp kiềm chế ho hiệu quả. Nói chung, sự có mặt các vị thần vừa làm mạnh thêm công năng chính vừa tạo ra nhiều tác dụng phong phú cho bài thuốc.
Cam thảo là vị Sứ do có tác dụng dẫn thuốc, làm cho các vị thuốc khác dễ hấp thu vào cơ thể, lại điều vị, giúp người bệnh dễ uống. Đây còn là vị thuốc long đờm, giảm ho hiệu quả.
Sự kết hợp Xuyên bối tỳ bà cao với kinh nghiệm dân gian Việt Nam
Khi du nhập vào Việt Nam, Xuyên bối tỳ bà cao đã được các thầy thuốc đông y Việt Nam gia giảm thêm các vị thuốc sao cho phù hợp với đặc điểm khí hậu, sinh học con người và kinh nghiệm trị bệnh ở Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là việc gia thêm hai vị thuốc dân gian ô mai và mật ong đã làm mạnh thêm công hiệu bổ phế, trừ ho, hóa đàm. Theo đông y, ô mai kích thích sinh tân dịch, liễm phế. Hải Thượng Lãn Ông quy ô mai vào bổ kim. Trong ngũ hành, phế thuộc kim. Vì vậy, ô mai sử dụng trong các chứng bệnh ở phế là đúng theo phương pháp biện chứng luận trị của đông y. Còn mật ong là phương thuốc được sử dụng từ hàng ngàn năm trước với nhiều công dụng như bồi dưỡng cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ tốt, trừ ho, kháng khuẩn, mau lành vết thương...Hải Thượng Lãn Ông sử dụng mật ong trong nhiều phương thuốc chữa ho, có cả chữa ho lao, gọi là Cam lộ thần cao.
Sự kết hợp ô mai, mật ong và bài thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, cùng với qui trình bào chế hiện đại đã tạo ra thuốc ho Bảo Thanh, có đồng thời cả ba công năng Bổ phế, trừ ho, hóa đàm. Điều trị hiệu quả các chứng ho: ho khan, ho có đờm, ho do lạnh, ho do nhiệt, các trường hợp phế âm hư, gây ho dai dẳng lâu ngày, miệng họng khô, cổ họng ngứa, nóng rát... Sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tin dùng trong dòng sản phẩm thuốc ho đông được và đã được trao tặng giải thưởng Tự hào thương hiệu Việt.
Thu Ngân
Theo 24h
Nghiên cứu quy mô phủ nhận vai trò của kháng sinh trong trị ho Một nghiên cứu mới đây xác nhận rằng các loại kháng sinh thường được kê đơn không giúp chữa trị hầu hết các dạng ho ở người lớn. Bệnh nhân bị ho hoặc viêm phế quản thường được kê đơn kháng sinh. Các nghiên cứu trước đây đã cho kết quả khác nhau về hiệu quả của kháng sinh trong điều trị họ....