Chưa hết virus corona, TQ đã phải đối mặt với ‘đại dịch’ châu chấu
Cơ quan lâm nghiệp Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về mối đe dọa từ các loài côn trùng gây hại xâm nhập từ nước ngoài. Chính phủ cũng đang chuẩn bị các biện pháp đối phó.
Một cơ quan chính phủ Trung Quốc đã cho biết vào hôm 2/3 rằng Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo đề phòng trường hợp đàn châu chấu đã phá hoại đất nông nghiệp ở Pakistan, Ấn Độ và Đông Phi lan rộng qua biên giới.
“Mặc dù các chuyên gia nhận định nguy cơ côn trùng xâm nhập và gây hại trong nước là tương đối thấp, (Trung Quốc) sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi đàn châu chấu do thiếu kỹ thuật giám sát và ít kiến thức về tập quán di cư của chúng”, Cục Quản lý Lâm nghiệp Quốc gia thông báo trên trang web của mình.
Bắc Kinh đã thành lập một đội đặc nhiệm để theo dõi, kiểm soát và, nếu có thể, ngăn chặn sự “xâm lược” của côn trùng gây hại. Chính phủ cũng đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp các chuyên gia trong tháng này để thảo luận và phối hợp các nỗ lực đối phó trên toàn quốc, trong đó bao gồm một hệ thống cảnh báo khẩn cấp.
Châu chấu đã tàn phá mùa màng ở Pakistan, Ấn Độ và châu Phi. Bắc Kinh đã nhận thấy mối đe doạ của chúng với Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Nền kinh tế đang “đóng băng” vì virus corona
Mặc dù chính phủ Trung Quốc tuyên bố mối đe dọa về đàn châu chấu là không đáng kể, các cảnh báo đã được tăng cường kể từ giữa tháng 2 khi Bộ Nông nghiệp quyết định theo dõi luồng di cư của đàn châu chấu và nghiên cứu các cách để ngăn chặn chúng.
Nông nghiệp Trung Quốc đã trải qua một năm u ám vào 2019 khi liên tục bị tấn công bởi sâu keo mùa thu lan rộng trên một triệu ha đất nông nghiệp, và dịch tả lợn châu Phi đã khiến đàn lợn giảm tới một nửa với 440 triệu con bị tiêu hủy.
Một “đại dịch” châu chấu có thể kéo nền kinh tế đang vật vã chống trả virus corona của Trung Quốc sa sút hơn nữa. Hơn 80.000 người đã bị nhiễm virus với 2.900 trường hợp tử vong đã khiến nhiều ngành công nghiệp chủ chốt của quốc gia này tê liệt.
Theo Statista, một công ty dữ liệu thị trường và tiêu dùng của Đức, năm 2018, nông nghiệp đóng góp khoảng 7,2% vào tổng giá trị GDP của Trung Quốc.
Châu chấu sa mạc là một trong những loài côn trùng gây hại lâu đời và có sức tàn phá mùa màng, đồng cỏ và cây cối khủng khiếp nhất thế giới. Theo Liên Hợp Quốc, một đàn có diện tích một km2 có thể tiêu thụ lượng thực phẩm trong một ngày tương đương với sức ăn của 35.000 người.
Từng tàn phá châu Phi
Vào cuối tháng 1, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đã kêu gọi nỗ lực quốc tế để đối phó với sự bùng phát đàn châu chấu sa mạc lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Các bầy ở Ethiopia, Kenya và Somali có kích thước lớn và tiềm năng hủy diệt chưa từng thấy. Những cơn mưa do hoạt động của gió mùa lớn nhất trong vòng 25 năm qua ở Ấn Độ và Pakistan vào mùa hè năm ngoái đã tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc có nhiều thức ăn cho côn trùng.
Liên Hợp Quốc cảnh báo chúng có thể gây ra khủng hoảng về an ninh lương thực thế giới.
Châu chấu sa mạc. Ảnh: Reuters.
Bắc Kinh cho biết trong điều kiện khí hậu thích hợp, các đàn châu chấu có thể di cư sang Trung Quốc theo con đường từ Pakistan và Ấn Độ, qua Tây Tạng, sau đó vào phía Tây Nam tỉnh Vân Nam. Một con đường khác là đi qua Kazakhstan vào khu vực tự trị Tân Cương phía Tây.
Vào tháng 2, Zhang Zehua, một nhà nghiên cứu tại Viện Bảo vệ Thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, phát biểu với Hãng Thông tấn Nhà nước Tân Hoa Xã rằng Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng ở miền Bắc Trung Quốc có thể đóng vai trò làm lá chắn chống lại đàn châu chấu.
“Rất khó có khả năng châu chấu sa mạc sẽ di cư trực tiếp vào lục địa Trung Quốc, nhưng nếu dịch châu chấu sa mạc ở nước ngoài vẫn kéo dài, xác suất đàn châu chấu xâm nhập vào Trung Quốc vào tháng 6 hoặc tháng 7 sẽ tăng mạnh”, ông Zhang nói.
Tháng trước, Bộ Nông nghiệp cho biết, châu chấu hoạt động mạnh nhất khi nhiệt độ đạt khoảng 40 độ C và độ ẩm khoảng 60-70%, điều đó có nghĩa là chúng sẽ khó tồn tại ở miền Nam Tây Tạng.
‘Đoàn quân’ 10 vạn con vịt chống châu chấu ở biên giới Trung Quốc
Khoảng 100.000 con vịt đang tập trung để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp nhất, trước tình hình 400 tỷ con châu chấu có nguy cơ đến Trung Quốc.
Theo news.zing.vn
'Đoàn quân' 10 vạn con vịt của Trung Quốc, chưa chiến đấu đã gặp khó
Thời tiết khô, nắng nóng sẽ là yếu tố bất lợi khiến cho hàng nghìn con vịt không thể tiêu diệt được hết châu chấu.
Siêu anh hùng diệt cào cào
Theo BBC, Trung Quốc có thể cử 100.000 con vịt sang nước láng giềng Pakistan để giúp giải quyết đàn cào cào đang bùng phát.
Ngày 20/2, trang Twitter của đài truyền hình Trung Quốc CGTN đăng tải đoạn clip 100.000 con vịt được nhà chức trách Trung Quốc đưa đến khu vực Tân Cương để diệt châu chấu. Một người dùng Twitter mô tả đàn vịt trông giống như "một đội quân đồng minh". Một người khác bình luận: "Ý tưởng này thật tuyệt vời, hãy quay một đoạn video dài hơn. Tôi muốn nhìn đàn vịt này xử lý dịch châu chấu".
Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hồi đầu tháng này sau khi lượng châu chấu khủng khiếp nhất trong 2 thập kỷ. Theo một chuyên gia nông nghiệp, một con vịt có thể ăn 200 con cào cào mỗi ngày và hiệu quả hơn thuốc trừ sâu.
Vịt sẽ là giải pháp để diệt cào cào bùng phát
Lu Lizhi, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Khoa học Nông nghiệp Chiết Giang, nói với Bloomberg rằng những con vịt là "vũ khí sinh học". Ông nói rằng trong khi gà có thể ăn khoảng 70 con cào cào trong một ngày thì một con vịt có thể nuốt chửng hơn ba lần con số đó.
Bên cạnh đó, vịt sống theo bày đàn nên dễ quản lý hơn gà. Họ sẽ thử nghiệm vịt tiêu diệt cao cào tại khu vực phía tây tỉnh Tân Cương của Trung Quốc vào thời gian tới.
Năm 2000, Trung Quốc đã vận chuyển 30.000 con vịt từ tỉnh Chiết Giang đến Tân Cương để tiêu diệt sự xâm nhập của châu chấu.
Năm 2017, dịch châu chấu bùng phát ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp địa phương. Nhà chức trách Sơn Đông đã phải sử dụng trực thăng và máy bay không người lái để kiểm soát tình hình. Sản xuất nông nghiệp tại một số vùng giảm 20-30%.
Năm 2018, một tập đoàn ở Tân Cương cũng từng dùng gà và vịt để đối phó với nạn châu chấu. Một con vịt có thể "kiểm soát" 4 m2 đất và ăn châu chấu. Đây được xem là một giải pháp diệt châu chấu thân thiện với môi trường.
Vịt sang Pakistan có thể không hiệu quả
Tuy nhiên, một vài chuyên gia khác nghi ngờ về tính hiệu quả. Giáo sư từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã đặt câu hỏi liệu vịt có phù hợp với điều kiện chủ yếu là khô cằn tại đây hay không.
"Vịt sống khu vực có nước, nhưng ở các khu vực sa mạc của Pakistan, nhiệt độ rất cao", ông Zhang Long nói với các phóng viên ở Pakistan. Ông nói rằng mặc dù vịt đã được sử dụng để chống cào cào từ thời cổ đại, nhưng việc giải pháp này chỉ là một cách để thăm dò tính hiệu quả.
Thay vào đó, Zhang khuyên nên sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc sinh học, và đề nghị sử dụng máy bay để triển khai thuốc trừ sâu.
Sự xâm nhập của châu chấu Pakistan đã gây ra thiệt hại lớn ngành nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực. Điều kiện thời tiết thuận lợi và sự phản ứng chậm trễ của chính phủ đã khiến cho đàn châu chấu sinh sản nhanh chóng và tấn công mùa màng.
Vùng đất biên giới giữa khu tự trị Tây Tạng Trung Quốc với Pakistan, Ấn Độ và Nepal là khu vực có châu chấu sa mạc sinh trưởng và phát triển. Nhiều người băn khoăn rằng trong khi phải ứng phó với bệnh dịch virus Covid-19, liệu Trung Quốc có thể phải gánh thêm nạn dịch châu chấu sa mạc. Mặc dù vậy, châu chấu khó có thể di cư vào sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc do rào cản của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.
Ở châu Phi, châu chấu đã bay đến Djibouti và Eritrea vào tháng 1/2020 và đang lan sang Tanzania cùng Uganda, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người. Với sức phá hoại khủng khiếp nhất trong nhiều thập kỷ, những đàn châu chấu này nuốt chửng đồng cỏ và mùa màng chỉ trong vài giờ sau khi xuất hiện.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp 76 triệu USD để giúp chính phủ các nước nhanh chóng mở rộng quy mô phun thuốc diệt châu chấu cùng các biện pháp kiểm soát khác. Tình hình nếu không được kiểm soát, nó có thể đe dọa an ninh lương thực cho 13 triệu người.
Bà Maria Semedo (Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc) cũng đã phát đi cảnh báo: "Các quốc gia cần lập tức phối hợp cùng nhau hành động, châu chấu sẽ không chờ đợi, nó sẽ đến một cách rợp trời và tạo ra thảm họa hủy diệt".
Bảo Anh
Theo vietnamnet.vn
Trung Quốc sản xuất "vũ khí" đối phó 400 tỉ con châu chấu Một loại nấm chuyên dùng để diệt côn trùng như châu chấu đang được sản xuất hàng loạt ở Trung Quốc, dù hoạt động sản xuất bị gián đoạn ít nhiều do dịch bệnh virus Corona. Nấm sinh sôi từ cơ thể châu chấu biến vật chủ thành rêu xanh. Theo Daily Star, đàn châu chấu lên tới 400 tỉ con đang tàn...